Vụ giáo viên tiêm liền 2 mũi vắc xin trong 10 phút: Cô giáo và nhân viên y tế đều có lỗi
Liên quan vụ giáo viên tiêm 2 mũi vắc xin cách nhau chưa đến 10 phút tại Quảng Bình, sau khi xác minh từ các bên, Sở Y tế Quảng Bình xác định cả cô giáo và nhân viên y tế đều có lỗi.
Sở Y tế xác định nguyên nhân xảy ra vụ cô giáo tiêm 2 mũi vắc xin cách nhau 10 phút là từ cả hai phía
Ngày 21-9, ông Nguyễn Đức Cường, giám đốc Sở Y tế Quảng Bình, cho biết đã xác minh vụ cô giáo tại huyện Lệ Thủy tiêm hai mũi vắc xin chỉ cách nhau chưa đến 10 phút. Sở này cho rằng cả cô giáo L.T.L. và nhân viên y tế đều có lỗi trong vụ việc.
Sở xác định cô giáo L. đã không tìm hiểu kỹ về các loại vắc xin COVID-19, nhất là loại vắc xin AstraZeneca mình đang được tiêm.
Cô L. cũng được xác định không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng đã được hướng dẫn là đợi theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Tuy nhiên, cô tiêm mũi thứ nhất xong lại đến bàn tiêm số 2 để tiêm tiếp mũi thứ 2 chỉ sau chưa đến 10 phút.
Về phía nhân viên y tế thực hiện tiêm, Sở Y tế xác định nhân viên ở đây đã không kiểm tra kỹ lưỡng thông tin tiêm chủng của cô L., các bước trong quá trình thực hiện tiêm chủng chưa được kiểm soát chặt chẽ nên mới để xảy ra trường hợp nói trên.
Sở y tế cũng yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ liên quan phải theo dõi tình trạng sức khỏe của cô L. trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong 7 ngày đầu để nắm diễn biến.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 18-9, cô L. đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy. Sau khi thực hiện các bước khám sàng lọc, cô L. vào tiêm tại bàn tiêm số 1.
Sau đó chưa đến 10 phút, cô L. tiếp tục đến bàn tiêm chủng số 2 để tiêm tiếp mũi 2. Khi tiêm xong cán bộ y tế tại điểm tiêm mới phát hiện và đưa cô L. qua phòng theo dõi 40 phút. Rất may cô L. không có biểu hiện bất thường về sức khỏe nên được cho về nhà.
Video đang HOT
Đến thời điểm này sức khỏe cô L. vẫn bình thường. Theo thông tin khi trình bày với đơn vị quản lý địa phương, cô L. nói rằng do thời điểm tiêm mình bị hồi hộp nên không kiểm soát được việc tiêm 2 mũi.
Tuy nhiên, giải thích này của cô L. sau đó đã bị dư luận phản ứng. Nhiều người cho rằng cô L. đủ nhận thức để biết mình đang tiêm vắc xin và tiêm bao nhiêu mũi.
Năm 2021 tiền lương, phụ cấp thâm niên giáo viên chưa có gì thay đổi
Chúng tôi cho rằng, mọi chuyện sẽ chưa có gì mới, ít nhất là trong năm 2021 này nên các thầy cô cũng đừng quá suy nghĩ về chuyện mình sẽ giảm lương hay xuống hạng.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường từ mầm non đến trung học phổ thông công lập thì ngay lập tức các văn bản này đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn...
Trên các trang báo hàng ngày đều có những bài viết phản ánh, đưa tin, trả lời thắc mắc của bạn đọc về chuyện giữ hạng, tăng lương, học chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp và Cục Nhà giáo cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của giáo viên về sự việc này.
Trên các trang mạng xã hội của giáo viên thì có quá nhiều câu hỏi nhờ đồng nghiệp giải đáp, tư vấn về trường hợp của mình có được giữ được hạng và có bị xuống lương hay không?
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mọi chuyện sẽ chưa có gì mới, ít nhất là trong năm 2021 này nên các thầy cô giáo cũng đừng quá suy nghĩ về chuyện mình sẽ giảm lương hay xuống hạng.
Nhiều giáo viên đang băn khoăn về chuyện giữ hạng, xếp lương (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giáo viên cần chuẩn bị những gì?
Mấy tuần vừa qua, chúng ta đã thấy nhiều thầy cô giáo băn khoăn về chuyện xếp lương, chuyện giữ hạng mà mình đã được bổ nhiệm theo hướng dẫn của các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trước đây.
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục năm 2019; Luật Viên chức 2010; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và nhất là các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều phần việc của mình để muốn giữ hạng và xếp lương hạng II, hạng I ở các cấp học.
Thứ nhất: theo Luật Giáo dục năm 2019 thì giáo viên mầm non phải đạt trình độ chuyên môn là cao đẳng trở lên, đối với các cấp học phổ thông phải đạt trình độ đại học trở lên.
Những thầy cô chưa đạt chuẩn trình độ này thì sẽ phải đi học theo lộ trình Chính phủ đã đề ra (từ năm 2021-2030), các địa phương cũng đã có hướng dẫn để thầy cô giáo chưa đủ chuẩn học nâng chuẩn bằng nguồn kinh phí của địa phương.
Thứ hai: theo Luật Viên chức (26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019) quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).
Vấn đề này cũng đã được Cục Nhà giáo trả lời trong những ngày qua, đó là: " Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ".
Nhưng, việc sửa Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là điều không hề dễ dàng và có thể thực hiện ngay trong một vài năm tới vì nó liên quan đến nhiều ngành và nhiều cơ quan chức năng.
Vì thế, việc học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được xem như là tiêu chí bắt buộc đối với giáo viên. Tuy nhiên, không phải là ngày 20/3 tới đây là bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ này để chuyển hạng, xếp lương.
Thứ ba: đối với những thầy cô giáo dạy phổ thông đã được bổ nhiệm ở hạng I thì bắt buộc phải có bằng thạc sĩ chuyên môn hoặc thạc sĩ quản lí giáo dục. Điều này đã được Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định.
Như vậy, những thầy cô đã được xếp ở hạng II, hạng I nhưng do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng (đang giữ) sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp ở hạng thấp hơn.
Khi có đủ các tiêu chí sẽ được bổ nhiệm lại hạng cũ: " mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng " - điều này đã được hướng dẫn cụ thể trong các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT mà Bộ mới ban hành.
Sẽ khó có những thay đổi, xáo trộn lớn đối với giáo viên trong năm 2021
Cho dù các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT được ban hành ngày 02/2 và có hiệu lực vào ngày 20/3/2021 tới đây nhưng chúng tôi cho rằng mọi chuyện chỉ là bắt đầu cho sự thay đổi.
Chuyện thực hiện chế độ tiền lương mới của giáo viên còn phụ thuộc vào lộ trình cải cách tiền lương nói chung theo Nghị quyết số 27/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sự cân đối tài chính của Chính phủ, sự phối hợp của Bộ Nội vụ...chứ chỉ có các các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa giải quyết được việc gì trong lúc này.
Còn về phụ cấp thâm niên, tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11/2020, được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. [1]
Đó là chưa kể khi Chính phủ, các Bộ có chủ trương xếp hạng, xếp hệ số lương thì các Sở Nội vụ, Sở Giáo dục còn có thêm hướng dẫn cụ thể cho địa phương, ngành của mình tổ chức thực hiện.
Những thầy cô dạy ở các cấp học: trung học cơ sở, tiểu học, mầm non lại còn phải chờ Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục hướng dẫn chi tiết cách thực hiện. Nhà trường còn phải rà soát, lập danh sách đề nghị, cấp trên ra quyết định...
Những nấc thang như vậy không phải thực hiện trong ngày một ngày hai mà còn phải qua nhiều quy trình cụ thể thì các trường học mới có thể thực hiện được.
Vì thế, năm 2021 này sẽ vẫn chưa có những thay đổi lớn về chế độ chính sách của giáo viên- đó là điều mà đội ngũ nhà giáo có thể nhìn thấy để có thể có những quyết định, sự chuẩn bị cần thiết, phù hợp cho bản thân.
Bởi, tại Hội nghị Trung ương 13 vào ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW.
Từ nay đến thời điểm đó còn hơn 1 năm nữa, thầy cô sẽ chiếu theo các hướng dẫn cụ thể trong các văn bản để mình hoàn thiện dần các tiêu chí mà mình còn thiếu.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1496
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên tiểu học biệt phái sang trung học cơ sở cần học chứng chỉ nào? Bạn được cử biệt phái sang trường trung học cơ sở sẽ chịu sự phân công công tác và quản lý của trường trung học cơ sở. Hết thời hạn, bạn sẽ trở về đơn vị cũ. Một bạn đọc là giáo viên có tên T. H có địa chỉ mail do...@gmail.com gửi thư về Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục...