Vụ 244 người ngộ độc tại Quảng Bình: Xử phạt cơ sở sản xuất bánh mỳ
Liên quan đến vụ ngộ độc 244 người do ăn bánh mỳ, ngày 26/10, tin tức từ Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Bình cho biết đã ra quyết định xử phạt cơ sở sản xuất bánh mỳ Vương Tiến Thành.
Theo đó, sẽ xử lý hành chính 4 triệu đồng đối với Công ty TNHH Vương Tiến Thành. Đồng thời, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm. Tiêu hủy các sản phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm.
Được biết, cơ sở đã trực tiếp thăm hỏi, hỗ trợ tiền và quà cho gần 100 bệnh nhân với sô tiền khoảng 73 triệu đồng (bình quân 730.000 đồng/bệnh nhân). Trong những ngày tới, cơ sở tiếp tục thăm hỏi, hỗ trợ những bệnh nhân còn lại.
Ngoài ra, nhằm khắc phục hậu quả sau khi để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, Chi cục ATVSTP yêu cầu Công ty TNHH Vương Tiến Thành phải thực hiện xét nghiệm người lành mang trùng đối với nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm; Xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh đối với sản phẩm bánh mỳ và nhân bánh mỳ.
Video đang HOT
Một cơ sở sản xuất bánh mỳ Vương Tiến Thành ở phường Nam Lý, TP.Đồng Hới
Công ty phải hoàn tất việc chi trả chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm và khắc phục điều kiện vệ sinh cơ sở của các chi nhánh sản xuất, kinh doanh bánh mỳ thuộc công ty.
Sau khi khắc phục các yêu cầu trên, Công ty Báo cáo Chi cục ATVSTP để Chi cục tiến hành kiểm tra lại, nếu đạt yêu cầu mới được phép hoạt động trở lại.
Như tin tức đã đưa, vụ ngộ độc xảy ra vào ngày 14/10, khi người dân mua bánh mỳ tại cơ sở bánh mỳ Vương Tiến Thành. Đến 16h cùng ngày, xuất hiện ca ngộ độc đầu tiên.
Vụ ngộ độc đã khiến 244 người phải nhập viện cấp cứu. Đến 15 giờ 00 phút ngày 23/10, toàn bộ bệnh nhân đã ra viện. Ghi nhận từ cơ quan chức năng, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Theo kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, nguyên nhân gây ngộ độc do bánh mỳ nhiễm trực khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột.
Ngô Huyền
Theo_Người Đưa Tin
Thu giữ 100.000 sản phẩm giấy vệ sinh giả tại Gia Lâm, Hà Nội
100.000 sản phẩm giấy vệ sinh cao cấp giả đã bị Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và Công an TP Hà Nội thu giữ tại 2 xưởng sản xuất ở Gia Lâm.
Ảnh minh họa
Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Phòng An ninh kinh tế tổng hợp (PA 81) - Công an thành phố đã thu giữ 100.000 sản phẩm giấy vệ sinh cao cấp giả tại 2 xưởng sản xuất ở xã Yên Thường, huyện Gia Lâm. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng còn thu giữ được hơn 1 triệu bao bì giả đang chuẩn bị được đóng gói.
Cả 2 xưởng sản xuất này đều không đăng ký giấy phép kinh doanh, không đăng ký giấy phép sản xuất, không có Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Tại thời điểm kiểm tra, ở 2 cơ sở này đều có các máy ép túi nilon xuất xứ từ Trung Quốc, máy sản xuất giấy vệ sinh, máy cắt cuộn giấy để làm giả giấy vệ sinhcao cấp của các hãng như Emos, An An, Watersilk từ bao bì, nhãn hiệu cho đến địa chỉ sản xuất.
Tất cả các loại giấy trên đều sản xuất từ giấy tái sinh đã qua tẩy trắng công nghiệp, vì vậy có dư lượng hóa chất và thuốc tẩy công nghiệp rất lớn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ Viện da liễu, khi sử dụng những loại giấy này sẽ gây ra dị ứng, viêm da và đây cũng là các tác nhân gây bệnh ung thư. Hiện cơ quan chức năng đã thu giữ và lập biên bản, củng cố hồ sơ để tiếp tục điều tra.
Theo_VTV
Hai cơ sở sản xuất mỡ heo không vệ sinh, bị phạt gần 9 triệu đồng Chiều 21-9, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết vừa ra quyết định phạt ông Quách Ngọc Kim Trọng (Hóc Môn, TP.HCM) 3,5 triệu đồng do sản xuất và kinh doanh tóp mỡ trái phép. Trước đó, từ nguồn tin báo của dân, Trạm Thú y huyện Hóc Môn kết hợp UBND xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn) kiểm tra địa chỉ 130/25/15,...