Võ sĩ giác đấu trên đấu trường La Mã cổ đại
Võ sĩ giác đấu là những chiến binh được huấn luyện để mua vui cho tầng lớp quý tộc thời La Mã cổ đại. Họ được trang bị đầy đủ vũ khí và tham gia vào các trận chiến sinh tử với những đấu sĩ khác, hoặc thậm chí cả thú dữ.
Các đấu sĩ La Mã cổ đại đang chiến đấu. Ảnh: Adobe Stock.
Các đấu sĩ, hay võ sĩ giác đấu, là những nhân vật mang tính biểu tượng đã góp phần định hình cách chúng ta nghĩ về giải trí ở La Mã cổ đại. Thông qua phim ảnh và những câu chuyện, chúng ta thường liên tưởng họ với sự đổ máu và tàn bạo. Nhưng đó có phải là sự thật lịch sử đằng sau những nhân vật này, và họ có phải thường xuyên đối mặt với cái ch ết?
Thuật ngữ đấu sĩ “gladiator” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “happyius”, nghĩa là thanh kiếm ngắn. Đây chính là thứ vũ khí mà các đấu sĩ thường sử dụng. Nhiều nhà sử học tin rằng, cuộc chiến của các đấu sĩ có nguồn gốc từ nền văn minh của người Etruscans. Họ đã tổ chức các trận thi đấu như một phần của nghi thức tôn giáo về cái ch ết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các trận chiến ban đầu được tổ chức để tưởng nhớ đến cái chết của một số người thuộc tầng lớp quý tộc giàu có. Lòng dũng cảm của các đấu sĩ được cho là đại diện cho đức tính của những quý tộc này.
Video đang HOT
Từ năm 105 trước Công nguyên đến năm 404 sau Công nguyên, các cuộc huyết chiến trên đấu trường trở thành trò giải trí phổ biến cho tầng lớp quý tộc trên khắp Đế chế La Mã. Trong quãng thời gian hơn 500 năm hình thành và phát triển, luật thi đấu gần như không thay đổi.
Ban đầu, hầu hết đấu sĩ đều là những kẻ phạm tội bị kết án hoặc nô lệ. Nhưng kể từ khi Đấu trường La Mã (Colosseum) với sức chứa 50.000 khán giả được xây dựng ở thành phố Rome vào năm 80 sau Công nguyên, võ sĩ giác đấu đã trở thành một nghề nghiệp có thể mang lại danh tiếng và của cải. Nhiều trường đào tạo đấu sĩ ra đời nhằm giúp các “chiến binh tình nguyện” chiến thắng và giành được tiền thưởng. Họ bao gồm những người lính đã nghỉ hưu hoặc những người đàn ông không có việc làm, đang khao khát kiếm sống. Một số đấu sĩ thậm chí còn xuất thân từ tầng lớp hiệp sĩ và giới quý tộc, những người muốn chứng minh sự quả cảm và thể hiện kỹ năng chiến đấu của họ.
Đấu trường La Mã ở Rome. Ảnh: BigStockPhotos.
Các đấu sĩ chiến thắng sẽ được trả tự do nếu trước đó họ là nô lệ, tù binh. Đấu sĩ trình độ cao được phép có gia đình và sống cuộc đời giàu có nhờ số tiền kiếm được từ việc bán mạng trong các trận đấu. Danh dự là điều rất quan trọng đối với các đấu sĩ. Khán giả mong đợi người thua cuộc sẽ dũng cảm cho đến phút cuối cùng.
Những người chiến thắng trong nhiều trận đấu sẽ được tặng một thanh kiếm gỗ. Với biểu tượng này, họ có thể giải nghệ và trở thành người đào tạo những kẻ muốn trở thành đấu sĩ.
Thành phố Rome có nhiều trường đào tạo đấu sĩ, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Ludus Magnus. Các học viên sẽ ăn ba bữa thịnh soạn mỗi ngày và được hưởng chế độ chăm sóc y tế tốt nhất. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt, chẳng hạn như không nói trong giờ ăn. Chế độ ăn của họ bao gồm cháo lúa mạch, ngũ cốc, hoặc những thức ăn giàu protein và carbohydrate khác. Họ không uống rượ u vang mà chỉ uống nước. Họ được phép giữ tiền và các phần thưởng mà họ giành được sau khi đánh thắng mỗi trận chiến.
Các đấu sĩ là một khoản đầu tư đắt đỏ đối với những người điều hành các trường đào tạo, vì vậy họ luôn muốn các đấu sĩ đủ dũng mãnh và khỏe mạnh để tham gia nhiều hơn một trận đấu. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, không có nhiều đấu sĩ chiến đấu đến chết. Nhiều nhà sử học nói rằng có khoảng 1/5 số lượng các đấu sĩ chết trong trận chiến. Một số khác cho rằng tỷ lệ này là 1/10. Tuy nhiên, hầu hết các đấu sĩ chỉ sống đến khoảng 25 tuổi. Đây thực sự là một con số gây sốc.
Trong các trận chiến được tổ chức tại Đấu trường La Mã, hoàng đế sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về việc các đấu sĩ sống hay chết sau khi ông tham khảo ý kiến của số đông khán giả trên khán đài. Nếu đa số khán giả quay ngón tay xuống đất, đồng nghĩa với việc các đấu sĩ sẽ phải chết. Vì vậy, dù các đấu sĩ có chiến đấu tốt hay không, số phận của họ vẫn nằm trong tay người cai trị.
Khi đề cập đến các đấu sĩ La Mã cổ đại, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng họ đều là nam giới. Nhưng điều thú vị là các nữ nô lệ cũng bị ép buộc vào đấu trường. Hoàng đế La Mã Domitian thậm chí còn cho các nữ đấu sĩ chiến đấu với những người lùn để làm trò tiêu khiển. Phụ nữ đã có mặt trong các trận chiến trong khoảng 200 năm, cho đến khi Hoàng đế Septimius Severus cấm họ tham gia vào trò chơi khát máu này.
Các đấu sĩ La Mã không chỉ mang sức mạnh và lòng dũng cảm vào sân đấu mà còn cả thanh kiếm của họ. Loại áo giáp và vũ khí mà họ mang theo phụ thuộc vào cấp bậc đấu sĩ, bao gồm bốn loại chính: Samnite, Thracian, Myrmillo và Retiarius.
Các đấu sĩ Samnites được trang bị một thanh kiếm ngắn, khiên hình chữ nhật, phần giáp che ống chân và một chiếc mũ bảo hiểm bằng sắt. Đấu sĩ Thracia chiến đấu bằng một thanh kiếm cong và một chiếc khiên nhỏ hình vuông hoặc tròn. Các đấu sĩ Myrmillo có biệt danh là “người cá” vì họ đội chiếc mũ có hình một con cá phía trên. Họ cũng mang theo thanh kiếm ngắn và khiên giống như đấu sĩ Samnites nhưng áo giáp của họ chỉ bao gồm miếng lót đệm ở cánh tay và chân. Cuối cùng, Retiarius là những đấu sĩ ít được che chắn nhất. Họ không có mũ bảo hiểm hoặc áo giáp. Vũ khí của họ là cây đinh ba kết hợp với lưới. Khi lâm trận, họ cố gắng làm đối thủ bị vướng trong lưới rồi mới tấn công. Chiến thuật này khá mạo hiểm và cần luyện tập rất nhiều.
Các trận huyết chiến trên đấu trường La Mã cổ đại đã kết thúc vào năm 404 sau Công nguyên, sau khi Hoàng đế Honorius đóng cửa các trường đào tạo đấu sĩ. Trong bối cảnh của thế kỷ 21, đây là một trong những hình thức giải trí tàn bạo mà chúng ta hy vọng nó không xuất hiện trở lại.
Ra đường mặc áo giáp cho chắc ăn với lũ 'thú cưng'
Chó thả rông không chịu rọ mõm thì ta đành phải mặc áo giáp để "cách ly" cái miệng của chúng.
Loạt ảnh chỉ có ở đất nước Australia khiến ai cũng sửng sốt Những bức ảnh chỉ có ở đất nước Australia dưới đây ghi lại nhiều khoảnh khắc kỳ quặc nhưng không kém phần hài hước ở xứ sở chuột túi. Một trong những bức ảnh kỳ quặc chỉ có ở Australia được đăng tải kèm với dòng chú thích: "Trong ô tô của tôi hôm nay nóng đến nỗi khiến đôi giày của tôi...