Vợ đảm Hà Nội chia sẻ 7 cách cắm hoa hồng ngoại Jubilee vạn người mê, tiết lộ “giọt nước thần kỳ” có sức mạnh giữ hoa tươi lâu
Nhờ đôi bài tay khéo léo của cô vợ đảm Hà Lê, hoa hồng ngoại Jubilee Celebration đã có thể khoe sắc rực rỡ nhất, tô điểm cho căn nhà của chị thêm lung linh.
Chị Hà Lê (43 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) là người đặc biệt yêu hoa và thích cắm hoa. Với cô vợ đảm này, loài hoa nào cũng có nét đẹp và để lại ấn tượng riêng trong chị. Tuy nhiên, trong số đó, hoa hồng ngoại Jubilee Cerebration là loài hoa mê hoặc chị nhất.
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, chị Hà Lê đã chia sẻ 7 cách cắm loài hoa hồng được ví như búp sen trên cạn này. Có thể nói, hoa hồng Jubilee Celebration đã đẹp, nhưng dưới bàn tay khéo léo của chị Hà, chúng càng có thể khoe sắc 1 cách rực rỡ.
Phòng khách nhà chị Hà trở nên thơ mộng hơn hẳn nhờ bình hoa hồng đặc biệt này.
Chị Hà Lê chia sẻ: “Đây là loại hoa được lai tạo bởi David CH Austin (Vương quốc Anh, vào năm 1998). Sở dĩ loài hoa này được gọi là búp sen trên cạn bởi mỗi bông hoa đều có hương thơm ngọt ngào quyến rũ. Cách xếp cánh khéo léo, tầng tầng, lớp lớp đều đẹp như đài sen.
Hoa hồng Jubilee Celebration thường có 2 màu sắc chính, đó là hồng cam, màu cá hồi. Hễ ai ngắm “em hoa này dù chỉ 1 lần, đều bị hương thơm và vẻ đẹp mặn mà, đẹp không tỳ vết của em ấy làm say đắm.
Hoa hồng Jubilee Celebration dáng rủ, rất khó cắm, nhưng với chị Hà thì lại rất dễ.
Giống hồng Jubilee Celebration rủ xuống mềm mại, thân mảnh, bông lại to và nặng như chén uống nước nên loài hoa này hay làm khó người chơi hoa. Ấy vậy, với chị Hà Lê thì lại không nhé! Chị có những 7 cách cắm hoa hồng Jubilee. Cách nào cũng rất đẹp, cũng phô được sự quyến rũ của hoa và làm bừng sáng căn nhà của chị.
7 cách cắm hoa hồng Jubilee Celebration của vợ đảm
Đầu tiên, trước khi cắm hoa, cô nàng Hà Lê khuyên các chị em nên chọn loại bình cổ thật nhỏ để dễ giữ được hoa đứng thẳng. Nên chọn các bình hoa có miệng nhỏ, bởi bình miệng rộng rất khó cắm, hoa sẽ bị ngả nghiêng, xiêu vẹo, khó giữ được dáng.
Chị Hà Lê hay chọn loại bình dáng cao, cổ nhỏ để cắm hoa.
Trước khi cắm, chị em nên dưỡng hoa kĩ càng. Thông thường chị Hà hay tuốt gai và lá phần thân định cắm vào bình, cắt chéo vát gốc và ngâm nước sạch đến gần cổ bông hoa để hoa hồi nước sau quá trình vận chuyển dài. Chị Hà ngâm hoa khoảng 2-3 giờ đồng hồ mới bắt đầu đem đi cắm. Sau khi cắm xong, cũng cần phun nước dạng sương vào lá 2-3 lần để hoa không bị héo úa.
Điều quan trọng thứ 2 trước khi cắm hoa đó là phải đổ nước đầy bình. Nhất là vào mùa hè nắng nóng thế này, hoa sẽ hút nước rất nhanh. Việc làm này cũng giúp cho chị em đỡ phải cắm lại hoa mỗi lần thay nước. Bởi hoa dáng rủ, cắm đi cắm lại sẽ rất vất vả và mất dáng đẹp ban đầu.
Ngoài ra, chị Hà Lê còn bật mí vài giọt nước thần khiến cho bình hoa trở nên tươi lâu hơn. Chị cho biết: ” Hòa vào nước trong bình vài giọt nước súc miệng hay nước rửa bát, nước cốt chanh… như vậy sẽ giữ hoa “trẻ mãi mà không cần vất vả thay nước hàng ngày”.
Muốn hoa tươi lâu, phải dưỡng kĩ, đổ đầy nước vào bình trước khi cắm và thêm vào đó 1 vài giọt nước thần.
Về cách cắm hoa này, chị Hà Lê gợi ý chị em nên cắm hoa cao thấp đan xen để tạo độ tự nhiên, rủ xuống mềm mại. Nếu ai chưa quen tay thì có thể cắm các cành hoa thấp trước rồi mới cắm các cành cao dần. Cắm nhiều hoa ở dưới, hoa thưa dần khi lên trên theo kiểu kim tự tháp.
Hoa có độ rủ cao nên thích hợp cắm một mặt của chiếc bình thay vì cắm ở cả 360 độ. Và đặc biệt cắm xong phải để bình hoa lên vị trí cao một chút mới ngắm được mặt bông hoa.
Video đang HOT
Chị hay thêm phụ kiện để trưng bày cùng bình hoa, cách này giúp căn phòng của chị lãng mạn hơn.
Với những bình nhỏ, cô vợ đảm chỉ cắm 2-3 bông cho vừa miệng bình. Cắm hoa theo kiểu bất đối xứng. Thậm chí có những bình hoa chị Hà Lê cắm 1 bông hồng duy nhất. Tuy nhiên chị khéo léo kết hợp với phụ kiện trưng bày. Cách làm đó khiến bình hoa của chị trở nên thơ mộng, điệu đà hơn.
Những phụ kiện đi kèm khi trưng bày hoa mình thường mua trên mạng. Bộ ấm chén và bình hoa cùng tone mình mua ở Bát Tràng. Giá những đồ đó tầm từ 250.000-500.000/món nhưng được ngắm mãi và có thể kết hợp với nhiều bình hoa khác.
Mình hay trưng bày đứa con tinh thần ở phòng khách, bàn ăn là nhiều. Đối với bình nhỏ 1 vài bông thì để phòng ngủ, bàn làm việc hay bếp, nhà tắm… để tạo không gian lãng mạn cho căn nhà - Chị cho biết.
Cắm xong cần phải để bình hoa lên cao một chút mới ngắm được mặt bông hoa
Ngày cuối, cành hoa không còn được tươi, cô vợ đảm Hà thành đem ngắt bông thả bát để chơi thêm 1-2 ngày. Chị khéo léo đặt hoa vào khay đựng hoa quả hình chim công. Cách này giúp chị chơi hoa 1 cách triệt để và tiết kiệm chi phí.
Thả hoa tự do trong khay đựng hoa quả hình chim công, chị Hà Lê lại có thể chơi thêm 1-2 ngày nữa mới đem đi vứt bỏ.
Vườn hồng rực rỡ tỏa sắc hương trước sân nhà đón hè sang của cặp vợ chồng trẻ Sài Gòn
Lối nhỏ vào nhà của gia đình vợ chồng anh Minh Đức quanh năm rực rỡ với đủ loài hoa hồng đua nhau khoe sắc. Khoảng không gian ấy luôn là nơi để vợ chồng anh yêu thích được trở về nhà sau một ngày bận rộn.
Căn nhà của vợ chồng anh Minh Đức có khoảng sân nhỏ, lối vào nhà được tận dụng để trồng những gốc hồng thật đẹp. Hai vợ chồng anh hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì công việc kinh doanh có thể sắp xếp được thời gian nên anh chọn cách trồng hồng ở khoảng diện tích này.
Từ cổng bước vào nhà là nơi đặt những gốc hồng đan xen lẫn nhau. Anh còn thiết kế giàn, vòm giúp hồng có thể leo lên để phát triển. Mỗi ngày, anh coi việc chăm sóc vườn hồng của gia đình là niềm vui cho bản thân.
Sau khi hoàn thành công việc trở về nhà, anh thường đi thật chậm để có thể ngắm nhìn những bông hoa đang hé nở tỏa hương lan tỏa khắp không gian theo gió chiều.
Căn nhà của gia đình anh Minh Đức thêm đẹp hơn khi có những gốc hồng tươi tốt.
Vì yêu hồng nên khoảng sân trước rộng 45m2 được phủ kín hoa hồng.
Anh Đức trồng cả hồng leo và hồng bụi.
Không gian vào nhà ngát hương thơm dịu dàng với các loại hồng.
Khoảng diện tích sân trước nhà của vợ chồng anh rộng khoảng 45m2. Ban đầu, sau khi căn nhà được xây xong, anh Minh Đức dành một phần để đặt vài chậu hoa. Khi trồng thử một vài loại, anh thích thú và bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những bông hồng nở rộ. Vì thế, anh dành thời gian tìm hiểu và ngày càng trồng nhiều hơn.
Anh Minh Đức bộc bạch: "Ban đầu mình chỉ có dự định trồng vài cây hồng để làm đẹp cho lối vào và khoảng sân. Tuy nhiên khi hoa nở, mình như bị mê mẩn bởi hương thơm và form hồng rất đẹp, "càng trồng càng nghiện" nên khoảng sân nhỏ đã dần được "lấp đầy" với hàng chục gốc hồng khác nhau".
Anh Minh Đức cùng vợ dành thời gian chăm chút cho những gốc hồng trong vườn nhà.
Vẻ đẹp của các loại hồng đua nhau khoe sắc.
Anh Minh Đức chủ yếu trồng hồng ngoại.
Mỗi ngày, dù bận bịu với công việc đến đâu thì anh vẫn dành thời gian buổi sáng và sau khi đi làm về để chăm từng gốc hồng, tỉa cảnh, nhặt lá rụng, tưới nước. Vì thế, những gốc hồng trong khoảng sân nhỏ luôn tốt tươi, đẹp mắt, hạn chế được nấm bệnh và xới đất giúp cây tươi xốp, cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
Vợ chồng anh thường định kỳ 2 - 3 tuần bón phân một lần. Cũng vì yêu thích nên khi rảnh rỗi, anh Minh Đức thường tìm hiểu cách chăm sóc, phát hiện bệnh trên cây và lựa chọn các giải pháp đối phó kịp thời.
Cổng vòm được thiết kế đơn giản để tận hưởng cảm giác ấm cúng, dịu dàng.
Anh Minh Đức thường chọn các loại hồng phù hợp với thời tiết Sài Gòn.
Gốc hồng đẹp tươi tắn và rực rỡ với hoa.
Cổng mái vòm hay hai bên tường đều được anh Minh Đức khéo léo trồng các loại hồng leo, hồng bụi đan xen tạo vẻ đẹp rực rỡ và thơ mộng cho không gian sống của mình.
Anh chọn phân hữu cơ để bón cho hoa hồng. Anh phòng bệnh bằng các loại thuốc sinh học và phun vào buổi tối khi cả nhà đã đóng cửa đi ngủ. Khi các con ngủ dậy, anh đã rửa lá rửa sân thật sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người trong gia đình mình.
Theo kinh nghiệm của anh Đức, anh thường chọn lọc thật kỹ các giống hoa phù hợp, cây khỏe và lưu ý cách chăm sóc đúng. Nhờ vậy, khu vườn trước nhà luôn tươi tốt, hoa nở dịu dàng, đẹp mắt.
Hoa hồng trong vườn thường bị bọ trĩ vào mùa nóng, nấm lá vào mùa mưa. Vì biết trước những bệnh thường gặp nên anh thường phòng bệnh nên các gốc hồng luôn tươi tốt, khỏe mạnh. Anh cũng hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học hay phân bón hóa học. Anh chọn phân hữu cơ để bón cho hoa hồng. Anh phòng bệnh bằng các loại thuốc sinh học và phun vào buổi tối khi cả nhà đã đóng cửa đi ngủ.
Anh thường dành thời gian trước khi đi làm vào buổi sáng và sau khi đi làm về vào buổi tối để chăm chút cho những gốc hồng trong khoảng sân nhà. Anh yêu thích ngắm nhìn thành quả của mình để yêu hơn hoa hồng, yêu hơn tổ ấm của mình.
Khu vườn trước nhà ngày càng rực rỡ. Anh Đức cùng vợ vô cùng yêu thích tổ ấm nhỏ của mình, nơi luôn dịu dàng thoảng nhẹ hương hoa, mang đến cảm giác yên bình, ấm áp mỗi khi anh trở về nhà.
Nguồn ảnh: NVCC
Những điều cần làm ngay để không gian thoáng mát hơn khi hè đến Bạn không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ nội thất hay thiết kế ngôi nhà mà chỉ cần thực hiện một số bước tân trang nhà cửa cũng đủ giúp không gian sống trở nên nhẹ nhàng, thoáng đãng hơn khi hè đến. Thay rèm cửa Những mẫu rèm cửa mỏng nhẹ là lựa chọn thích hợp cho mùa hè. Đồ họa:...