Vỏ chuối ăn xong chớ vội vứt đi, làm theo cách này quý như ‘nhân sâm người nghèo’
Vỏ chuối chiếm khoảng 35% trọng lượng của quả và thường không được sử dụng mà vứt bỏ.
Tuy nhiên, khi biết được công dụng ‘vàng 10′ ắt hẳn nhiều người ‘bỏ túi’ cách sử dụng để mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Vỏ chuối thường bỏ đi nhưng ít ai ngờ rằng nó cũng giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, vỏ chuối chiếm khoảng 35% trọng lượng của quả và thường không được sử dụng mà vứt bỏ. Tuy nhiên, tiêu thụ vỏ chuối là cách tuyệt vời để giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời bổ sung một số vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống.
Vỏ chuối tưởng bỏ đi nhưng có thể ăn được. Ảnh minh họa.
Theo VTC News, trên thực tế, vỏ chuối không chỉ ăn được mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, gồm: kali, chất xơ, chất béo không bão hòa và axit amin thiết yếu. Đặc biệt, chất xơ được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, đồng thời tăng cường sức khỏe của tim. Trong khi đó, kali có thể giúp điều hòa mức huyết áp trong cơ thể, chống mất xương và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, vỏ chuối rất giàu các chất chống oxy hóa. Vỏ của quả chuối chưa chín có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, chống lại nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như: bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Giảm nguy cơ ung thư: Vỏ chuối chứa nhiều polyphenol, carotenoid và các chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể. Ăn vỏ chuối, đặc biệt là vỏ xanh, chưa chín, có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa và giúp giảm nguy cơ ung thư.
Có thể giảm trầm cảm: Theo Sức khỏe & Đời sống, hàm lượng tryptophan cao trong chuối kết hợp với B6 trong vỏ chuối có thể giúp giảm một số triệu chứng trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác. Tryptophan được chuyển đổi thành serotonin, chất giúp ta thấy hưng phấn và hạnh phúc, có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Vitamin B6 có thể giúp cải thiện giấc ngủ, có tác động tích cực đến tâm trạng theo thời gian.
Video đang HOT
Tốt cho tiêu hóa: Vỏ chuối tưởng bỏ đi nhưn lại rất giàu chất xơ, hỗ trợ nhu động ruột làm giảm táo bón và tiêu chảy. Đây có thể là lợi ích đặc biệt quan trọng của vỏ chuối đối với những người mắc bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
Giảm cholesterol: Trong vỏ chuối có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp giảm cholesterol và giữ cho cholesterol không bám vào thành động mạch. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Rất tốt cho mắt: Không chỉ quả chuối mà vỏ chuối cũng chứa nhiều Vitamin A có thể giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Vitamin này có nhiều trong cả chuối và vỏ chuối. Ngoài ra, vỏ chuối còn giúp làm giảm bọng mắt, quầng thâm và nếp nhăn.
Giảm đau hiệu quả: Vỏ chuối rất giàu hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như: carotenoid và polyphenol… có đặc tính chống viêm, rất hữu ích trong việc giảm đau cơ thể.
Làm sáng răng: Muốn răng trắng bạn chà xát vỏ chuối vào răng trong vòng một phút (hằng ngày) có thể giúp răng sáng bóng. Điều này là do vỏ chuối rất giàu kali và magiê, khi cọ xát, các khoáng chất sẽ được hấp thụ vào men răng và làm trắng răng.
Chữa mụn nhọt: Nhiều người không biết rằng vỏ chuối giàu phenolics, có chứa chất kháng khuẩn giúp giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá. Chỉ cần chà vỏ chuối lên mặt và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong vòng một tuần.
Giảm nếp nhăn: Vỏ chuối giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, vỏ chuối giúp duy trì độ đàn hồi và do đó làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Thuốc chống muỗi tuyệt vời: Bên trong vỏ chuối có chứa các đặc tính làm dịu có thể giúp giảm ngứa và kích ứng do muỗi đốt. Chà mặt trong của vỏ lên vùng bị ảnh hưởng để giảm đau.
Loại củ 'đội lốt' nhân sâm, ăn vào là hôn mê, 90% người không biết
Loại củ này có vẻ ngoài rất giống nhân sâm nhưng lại có độc, nhiều người không biết đem đi ngâm rượu uống, phải nhập viện cấp cứu.
Cây thương lục có tên là trưởng bất lão, kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây.
Cây sống nhiều năm, thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh, lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 - 25cm, rộng 5 - 10cm, cuống lá 3cm, đầu lá nhọn tù, gốc lá nhọn.
Quả cây thương lục chín có màu đỏ tím. Ảnh: Sở Y tế Lào Cai
Thương lục trưởng thành có cây cao hơn 1m, có củ mập, to khá giống với củ sâm, sau khoảng 8 tháng củ có thể to cỡ cổ tay người lớn.
Cây dễ trồng, mau lớn, có hình dạng bên ngoài và mùi vị sau khi ngâm rượu rất giống mùi nhân sâm nên nhiều người đã đào rễ, củ để dùng ngâm rượu uống mà hoàn toàn không hay biết là mình đang đưa các chất độc vào cơ thể.
Được biết, Phytolaccatoxin là chất độc có trong tất cả bộ phận của cây thương lục. Khi ăn phải lượng nhiều, người bệnh sẽ có cảm giác tê môi, đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người dân dễ bị ngộ độc do nhầm cây thương lục là nhân sâm.
Thực tế, rất nhiều trường hợp đã phải cấp cứu, thậm chí tử vong sau khi nhầm thương lục với nhân sâm và tự ý sử dụng.
Điển hình như ở Trung Quốc, từng có một nhóm học sinh đào được củ thương lục khi đi cắm trại và cho rằng đó là nhân sâm. 6 người trong nhóm đã cắn thử một miếng và chỉ ít phút sau đã cảm thấy buồn nôn dữ dội, sau đó họ đã bị hôn mê suốt 17 tiếng. May mắn thay, các bác sĩ đã đưa họ đi cấp cứu nhanh chóng để nôn thương lục ra. Nếu để chậm trễ, họ có thể sẽ tử vong vì ngộ độc khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố.
Ở Việt Nam, vào tháng 5/2023 cũng xảy ra vụ việc uống rượu ngâm củ cây thương lục, 3 người nhập viện cấp cứu.
Theo đó, gia đình ông Triệu Kim P. ( xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng) tổ chức ăn bữa trưa có 11 người với các món thịt ngan, thịt gà, thịt heo, giò heo, rau ngót, tiết canh ngan, rượu ngâm củ cây thương lục và rượu trắng.
Trong bữa ăn có 3 người uống rượu ngâm củ thương lục do gia đình tự trồng và ngâm rượu.
Sau khi uống vài chén nhỏ, cả 3 người đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài, mắt mờ nên được đưa vào viện cấp cứu.
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy mẫu rượu ngâm củ thương lục và mẫu củ thương lục do Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng lấy từ bữa ăn của gia đình ông P. đều phát hiện độc tố phytolaccatoxin.
Dù có độc nhưng trong y học cổ truyền, thương lục vẫn được coi là một loại dược liệu, có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc thuốc đắp ngoài. Phần rễ của cây là bộ phận được sử dụng, thường được thu hoạch sau 6 - 7 tháng kể từ khi trồng.
Công dụng của thương lục khá đa dạng, từ lợi tiểu, hỗ trợ điều trị chứng phù nề, khó thở, đầy bụng, đại tiểu tiện không thông hoặc dùng để giảm sưng đau do mụn nhọt (đắp ngoài).
Ở Trung Quốc, người ta thậm chí còn sử dụng thương lục làm thực phẩm. Tuy nhiên chỉ có thể ăn khi lá và thân còn non. Trong trường hợp cây đã trưởng thành, chỉ cần bỏ những vùng màu tím đỏ trên thân và lá, giữ lại phần màu xanh thì cũng có thể ăn được. Vì vậy, một số người ở nông thôn Trung Quốc vẫn trồng loài cây này.
Nhìn chung, người Trung Quốc cho rằng thương lục không phải hoàn toàn không ăn được, nhưng phải hiểu rõ dược tính, liều lượng sử dụng để tránh bị ngộ độc. Có người còn mở nhà hàng và để thương lục làm gia vị chủ đạo trong món ăn.
Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo', ở quê mọc cao vút Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng. Lá xoài non, trái xoài xanh hay được người dân miền Nam, nhất là dân miền Tây chế biến thành các món ăn ngon, lạ miệng...