Vợ chồng trẻ khoe không gian căn hộ 67m tại Hà Nội đẹp từng góc nhỏ, chi phí cải tạo mới gây “choáng”
Dù căn hộ có diện tích khá nhỏ nhưng chị Tố Uyên đã khéo léo thiết kế mở các không gian để ăn gian thị giác. Đồ nội thất chủ yếu được đặt mua giá rẻ để tiết kiệm thêm một khoản chi phí cải tạo.
Căn hộ mà hai vợ chồng vlogger Tố Uyên thuê nằm tại Thanh Xuân, Hà Nội được mua từ khoảng giữa năm 2018. Diện tích sử dụng của căn hộ là 67m gồm hai phòng ngủ, phòng khách, bếp và ban công khá nhỏ. Khi mới nhận nhà, không gian hầu như trong tình trạng mới, nội thất cơ bản do chủ đầu tư bàn giao gồm có sàn gỗ, bếp, nội thất nhà tắm.
Cả hai vợ chồng chị Uyên đều có chung ý tưởng ngay từ những ngày đầu giao nhận căn hộ, nên khá dễ dàng trong việc lên kế hoạch thực hiện, tích góp tài chính để hoàn thiện.
“ Đầu tiên mình xác định style nhà muốn hướng đến. Sau đó lên danh sách các đồ dùng cần thiết trước mắt, ước chừng tổng chi phí cho căn nhà. Sau đó lập list đồ gì cần thiết hơn mua trước, đồ chưa cần thiết có thể mua sau để phù hợp với thu nhập hàng tháng“, chị Tố Uyên chia sẻ.
Chị Tố Uyên.
Căn hộ của hai vợ chồng và một bé gái 8 tháng tuổi có diện tích là 67m.
Nội thất được hai vợ chồng chủ yếu mua đồ order, vì muốn tìm kiếm đồ ưng ý rất khó. Ví dụ như nội thất ống nước tìm đơn vị thi công ở Việt Nam rất ít và chất lượng không tốt bằng. Chị Uyên không hề kì thị mà còn là fan của hàng order Trung Quốc vì đồ siêu xinh, nhiều mẫu mã mà giá cả phù hợp với những người có điều kiện kinh tế hạn hẹp.
“ Nhà mình khá nhiều đồ, nhưng mình lại thích vậy. Nhiều đồ nhưng không phải là thừa thãi và quá bày biện đâu vì mình thích cảm giác ấm áp của đồ đạc mang lại. Một căn nhà ít đồ và ngăn nắp quá mức có thể trông đẹp mắt nhưng lại làm mình có cảm giác lạnh lẽo. Nói chung cái này theo sở thích của mình thôi nhưng nhiều đồ kèm theo dọn cũng khá là mệt đó“.
Góc làm việc nhỏ xinh.
Ban công của gia đình là nơi hai vợ chồng tận dụng để máy giặt và phơi quần áo. Không gian khá bé, nhưng vì tình yêu với cây xanh nên chị Tố Uyên vẫn quyết chí biến nó thành chỗ trồng cây bằng được. Từ thanh phơi dưới đất rồi lắp giàn phơi thông minh lên cao, bên dưới mua 2 kệ gỗ để cây cảnh. Ban công đón khá ít nắng nên chủ yếu được chị trồng những cây dễ sống và ưa khô hạn, lắp thêm giá sắt treo đèn nháy.
Không gian ban công khá bé nhưng chị Uyên vẫn tận dụng để lưu trữ và trồng cả cây xanh.
Khu vực bếp của gia đình cũng có diện tích khá bé. Từ bồn rửa xong đến bếp nấu. Không có điều kiện sửa bếp ngay nên chị Uyên tận dụng phía sau tường lắp thêm bàn gấp để sơ chế đồ ăn, đóng thêm giá gỗ vừa chiều cao để đựng thêm đồ chai lọ, gia vị đồ nấu. Đam mê thớt nên chị làm thêm kệ treo thớt luôn. Sàn bếp được dán miếng dán sàn chống trượt.
Video đang HOT
Trong quá trình cải tạo nhà có quá nhiều điều phải lo lắng. Nhưng chị Uyên vẫn cho rằng, việc lên kế hoạch tìm kiếm, order hoặc đặt hàng thi công là công đoạn tốn thời gian nhất vì mất công tìm, lựa chọn sao cho vừa phù hợp về phong cách, chất lượng vừa phù hợp với túi tiền. Khó khăn nhất là style hai vợ chồng chọn là Industrial ở Việt Nam có khá ít đơn vị thi công, nên đa số đồ phải đặt từ nước ngoài về để đảm bảo kiểu dáng, chất lượng đúng như mong muốn.
Không gian căn hộ lung linh khi màn đêm buông xuống.
“ Đặt hàng về cũng khá nhiều rủi ro về thời gian lâu, chất lượng chưa chắc đã đảm bảo so với hình ảnh trên web, mất chi phí vận chuyển,… Tuy nhiên mình cũng khắc phục được đó là lên list danh sách cần mua một lượt để giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Với những sản phẩm không xem trực tiếp mình có thể tham khảo một số nguồn hàng khác, đọc feedback của khách hàng xem chất lượng có đảm bảo như quảng cáo không,… Thật may đa số hàng mình đặt đóng gói rất cẩn thận và chất lượng khá tốt, kiểu dáng cũng đúng như ý muốn của mình“.
Tất cả các không gian trong nhà đều thiết kế mở toàn bộ để ăn gian thị giác, giúp tạo cảm giác rộng rãi hơn diện tích thật sự.
Theo chị Tố Uyên, muốn có một không gian nhà phù hợp với nhu cầu, bạn cần xác định được rõ ràng phong cách mình hướng đến. Đồ nội thất nên thống nhất kiểu dáng – chất liệu – màu sắc cho từng khu vực kếp hợp màu sắc của tường và các đồ vật thật hợp lý, sao cho nổi bật nhưng không quá tương phản loè loẹt.
Với những đồ tự thi công nên xác định không gian lắp đặt, đo đạc thật chính xác, chuẩn bị đầy đủ đồ nghề để thi công: khoan, búa, ốc,… Nếu cần nên tham khảo trước cách lắp đặt để tránh những lỗi xảy ra khi thi công. Thi công nên đảm bảo an toàn kỹ thuật, nếu cảm thấy khó quá thì nên thuê thợ. Đối với các căn hộ nhỏ thì nên tối giản không gian, hạn chế bớt đồ đạc không cần thiết để nhà không bị cảm giác chật.
Kệ lưu trữ và trang trí của gia đình.
Phòng ngủ.
“ Nếu bạn cảm thấy thực sự yêu thích việc này thì mới đủ kiên trì trong thời gian bắt đầu ý tưởng cho tới lúc hoàn thiện. Thực sự việc tự tay lựa chọn đồ đạc, thiết kế và thi công sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên thành quả của nó mang lại chắc chắn không làm bạn thất vọng chút nào đâu. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá, bạn sẽ được điều chỉnh không gian tuỳ ý sao cho bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ nhất.
Chắc chắc trong quá trình hoàn thiện sẽ còn thiếu sót nhưng từ đó bạn sẽ học hỏi được rất nhiều và bạn sẽ khám phá ra những tài năng trong bạn mà bạn không hề biết. Đừng ngại vất vả mà hãy bắt đầu lên ý tưởng để hiện thực hóa nó“.
Clip ghi lại quá trình cải tạo nhà của chị Tố Uyên.
Tổng toàn bộ nội thất trang trí cho căn nhà là 61,3 triệu đồng. Bao gồm:
Bàn làm việc: 6,8 triệu đồng
Bàn làm việc góc: 3 triệu đồng
Giá, kệ sách chính: 6 triệu đồng
Giá kệ bếp: 2 triệu đồng
Giá gỗ ban công: 1 triệu đồng
Pallet kệ tivi: 2 triệu đồng
Sập gỗ cạnh cửa sổ: 4 triệu đồng
Bàn ăn thông minh: 4 triệu đồng
Giá kệ kim loại: 2 triệu đồng
Giường pallet: 3 triệu đồng
Tủ pallet: 3 triệu đồng
Đồ điện tử tiện ích: 10 triệu đồng
Máy lọc không khí: 5 triệu đồng
Robot hút bụi: 3 triệu đồng
Máy pha cà phê: 2,5 triệu đồng
Máy sưởi mini: 1 triệu đồng
Ổ cắm thông minh: 1 triệu đồng
Đèn hắt: 1 triệu đồng
Cây cảnh: 1 triệu đồng
Chỉ với vật dụng nhỏ giá 700K, một không gian tưởng "vô dụng" trong nhà bếp biến thành kho lưu trữ nhiều công năng
Xử lý không gian nhà bếp có diện tích nhỏ đã trở thành nỗi băn khoăn với nhiều bà nội trợ.
Làm sao lưu trữ được nhiều đồ bếp mà không tốn diện tích? Để giải đáp điều này, hãy tham khảo một vật dụng nhỏ xinh nhưng chức năng tiện dụng có thể giúp bạn tiết kiệm được cả không gian tưởng như "vô dụng" nhất.
Cách đây không lâu, tôi đã sống trong một căn hộ rộng 18,5 mét vuông với một bồn rửa bát và tủ lạnh trong một không gian nhà bếp chật chội.
Điều này nói lên một điều rằng, việc lưu trữ trong thực tế là không được tồn tại. Tôi chỉ dám sử dụng một chiếc tủ gỗ đơn độc để cất đồ ăn và các loại thực phẩm khô kích thước nhỏ.
Những đó là những gì tôi phải chịu đựng trước khi phát hiện một món đồ nội thất trên trang bán hàng điện tử Amazon, một thứ đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống trong nhà bếp của mình.
Nếu như bạn cũng đang có một khoảng trống giữa tủ lạnh và kệ bếp thì rất có thể bạn có chỗ cho một vật lưu trữ thức ăn có bánh ở bốn chân để di chuyển.
Sản phẩm có chiều rộng dưới 17,7cm với ba tầng siêu mỏng này có thể siết chặt vào không gian chật hẹp nhất và giúp gia chủ lưu trữ được nhiều thứ trong phòng bếp.
Kệ lưu trữ có giá bán là 700.000 đồng.
Trước hết, loại kệ này có thể lắp ráp nhanh chóng và dễ dàng. Tôi chỉ cần lấy các kệ nhựa, thanh thép và bánh xe. Có ba tầng lưu trữ và việc lắp ráp chúng cực nhanh chỉ trong mười lăm phút.
Đầu tiên, tôi không chắc chắn nơi mình muốn sử dụng nó, vì vậy, tôi bắt đầu bằng cách mang nó vào phòng tắm để xem liệu nó có vừa với nhà vệ sinh và bồn tắm của tôi không. Nhưng rất tiếc, nó không phù hợp.
Tiếp theo, tôi di chuyển nó đến bên cạnh bàn làm việc của mình và phát hiện ra rằng với chiều cao 68,58cm của nó, đây là một kích thước hoàn hảo cho việc lưu trữ đồ dùng văn phòng.
Đột nhiên, mỗi một cm không gian không sử dụng tới trong căn hộ lại có tiềm năng lưu trữ cao, bao gồm cả không gian hẹp giữa tủ lạnh và bồn rửa trong nhà bếp.
Tôi đưa kệ lưu trữ này để xem nó có phù hợp hay không và bạn thấy đấy nó hợp đến không tưởng.
Kích thước đầy đủ của sản phẩm này.
Nhờ có phần tay cầm được tích hợp trên kệ cùng bánh xe lăn di chuyển linh động, tôi mang nó đến tủ bếp duy nhất của mình và đặt bên trong các loại gia vị như súp, đồ khô, đồ đóng hộp. Cứ như thế, tôi có một "phòng" đựng thức ăn di động với giá rẻ "không ngờ".
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm này là các ngăn lưu trữ bên trên khá yếu nếu đặt có vật dụng có trọng lượng nặng nề. Chính vì thế, tôi đã để chai xịt rửa, chai dầu ô liu vào kệ dưới cùng.
Tôi cũng đề nghị bạn không nên đặt nó cạnh bếp nấu hoặc lò vi sóng vì nhiệt độ có thể khiến nó cong vênh, tan chảy hoặc tạo ra các nguy cơ hỏa hoạn nếu nhiệt độ trong phòng bếp quá cao.
Tổng kết: Kệ lưu trữ rẻ tiền này biến một lát không gian tưởng chừng như "vô dụng" thành hệ thống lưu trữ ba tầng chỉ trong vài giây.
Bạn có thể thoải mái lưu trữ các đồ dùng trong nhà bếp của mình mà không sợ tốn diện tích, bừa bộn hay chật chội. Đây cũng là một giải pháp lưu trữ tối ưu cho những không gian nhà có diện tích nhỏ.
Giá bán: 700.000 đồng/sản phẩm.
Kệ có 4 chân dễ di chuyển, thích hợp với các không gian nhỏ, khe hẹp giữa các vật dụng nhà bếp.
Góc bóc mẽ: 4 món đồ dùng với danh xưng là tiết kiệm không gian nhưng chị em đừng mua kẻo hối hận Một không gian sống rộng rãi, thoáng đãng luôn là mơ ước của nhiều gia đình. Nắm bắt được nhu cầu đó, hàng loạt sản phẩm hỗ trợ tiết kiệm không gian đã ra đời. Tuy nhiên, liệu hiệu quả của chúng có thực sự tương xứng với tên gọi? 1: Móc treo quần áo 9 lỗ có thể gập gọn Giá tham...