Vỡ buồng trứng vì tập thể dục sai tư thế
Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung…
Trong thời gian tập thể dục, các bộ phận tổng thể của cơ thể thường cảm thấy đau, chẳng hạn như vùng bụng dưới, khớp, lưng, bắp cơ… Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, nhưng vì đặc điểm và chu kỳ sinh lý của phụ nữ nên nếu tập thể dục không đúng cách hay quá độ sẽ phản tác dụng, thậm chí dẫn đến một số bệnh.
Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là những động tác tác động tới phần thân dưới của cơ thể có thể dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến hàm lượng hoóc môn giới tính bình thường, do đó ảnh hưởng đến sự hình thành và chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
2. Vỡ buồng trứng
Hoạt động quá mức, cường độ cao, nắm tạ quá tải, nén bụng hay va chạm… khi tập thể dục có thể gây vỡ buồng trứng, đau bụng dưới và thậm chí lan ra cả vùng bụng. Vỡ buồng trứng có thể xảy ra trong 10-18 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
3. Sa tử cung
Video đang HOT
Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung, nhưng chưa xuất hiện sa tử cung. Nhưng nếu tập thể dục quá sức trong thời gian dài thì sa tử cung sẽ xảy ra. Nguyên nhân là do vận động quá mức khiến cơ vùng chậu suy yếu. Đây là một trong những lý do khiến sa tử cung xảy ra.
Vận động quá sức có thể khiến máu kinh chảy ngược vào trong khoang vùng chậu, gây ra lạc nội mạc tử cung. Các mảnh vỡ nội mạc tử cung có thể lưu lại trong buồng trứng, lâu dài hình thành u nang, gây viêm màng dạ con, triệu chứng đau bụng kinh tăng dần, nhưng nguy hiểm nhất khi đám nội mạc một tỷ lệ không nhỏ khác vì lạc nội mạc tử cung mà dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
5. Chấn thương bộ phận sinh dục
Hoạt động thể thao đôi khi cũng gây ra những chấn thương cho bộ phận sinh dục (chẳng hạn như yên xe đạp). Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức.
Đặc biệt, những va chạm xảy ra cho “vùng kín” dễ bị tụ máu bộ phận sinh dục, thương tổn nghiêm trọng ở niệu đạo và âm vật, thậm chí là cả vùng chậu. Phần môi lớn nằm ở phía ngoài của vùng chậu là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch, nếu xảy ra va chạm rất dễ dẫn đến vỡ mạch máu và tụ máu diện rộng.
Nên ngừng tập thể dục khi bạn thấy mình có những dấu hiệu sau
- Cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn… Vì đó là dấu hiệu cường độ tập của bạn quá cao khiến nhịp tim tăng quá mức thông thường.
- Thấy ớn lạnh, nhức đầu, các cơ ê ẩm và nóng hừng hực… Khi các triệu chứng này xảy ra cùng lúc thì đó là cảnh báo cơ thể bạn đang suy yếu, cần phải điều hòa và nghỉ ngơi.
- Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức. Với nguyên nhân nào đi nữa thì khi bị chấn thương bạn cũng nên ngừng việc tập luyện ngay. Tiếp đó là nên đến bác sỹ để kiểm tra và điều trị cho đến khi hoàn toàn bình phục.
- Có khoảng hơn 60% chị em phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, đau lưng, choáng hay mệt mỏi…. Với biến động sức khỏe đó thì gần như tất cả chị em đều không thấy thoải mái, dễ chịu khi tập luyện trong những ngày như thế này. Tốt nhất là nên để cho cơ thể bạn nghỉ ngơi trong kỳ nguyệt san và trở lại với tập luyện khi nguyệt san kết thúc.
Theo Baodatviet
4 nhóm phụ nữ có nguy cơ vô sinh cao
Ngay cả khi có lối sống không lành mạnh, bất kì ai cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề vô sinh đang dần trở thành mối quan tâm đặc biệt của rất nhiều người, kể cả nam giới và nữ giới. Nếu như trước kia chúng ta vẫn cho rằng những người vô sinh thường là người gặp khuyết tật ở cơ quan sinh dục hoặc là do bẩm sinh thì ngày nay nguyên nhân gây vô sinh đã mở rộng hơn rất nhiều. Thậm chí, ngay cả khi có lối sống không lành mạnh, bất kì ai cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Các yếu tố có thể gây vô sinh cho nữ giới ngày nay bao gồm: bẩm sinh, tâm trạng không tốt (căng thẳng, lo lắng...), bị bệnh hoặc do các tác dụng phụ của thuốc...
Nói như vậy cũng đồng nghĩa với việc có những nhóm chị em có nguy cơ vô sinh cao hơn những chị em khác. Vậy những chị em nào có nguy cơ vô sinh cao?
Ngày nay, vấn đề vô sinh đang dần trở thành mối quan tâm đặc biệt của rất nhiều người, đặc biệt là chị em. Ảnh minh họa
- Chị em bị các bệnh phụ khoa mãn tính: Những chị em mắc các bệnh phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, dị tật ở tử cung hoặc cổ tử cung, viêm tắc buồng trứng... đều có thể gặp khó khăn trong việc thụ tinh nên không dễ thụ thai. Khi bị các bệnh này, sự cân bằng hormone giới tính trong cơ thể bị phá vỡ, dẫn đến kết quả là các bộ phận trong cơ quan sinh sản không làm tốt chức năng của chúng, ví dụ như trứng rụng không đều, nội mạc tử cung hay tắc ống dẫn trứng có thể cản đường của tinh trùng khi đến thụ tinh với trứng... Buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm chí rụng trứng không đều cũng khiến cho phụ nữ không thể có thai...
- Chị em có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là một chế độ dinh dưỡng thiếu các vitamin cần thiết, muối khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa... Chế độ ăn này sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, lượng hormone giới tính bị giảm sút hẳn và đe dọa khả năng rụng trứng , sinh sản của người phụ nữ.
- Phụ nữ thừa cân, béo phì: Phụ nữ béo phì dễ gặp phải hiện tượng rối loạn chu kỳ "đèn đỏ", từ đó có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết khác. Điều này ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến quá trình phát triển trứng và rụng trứng bình thường. Ngay cả khi trứng đã rụng thì việc "thừa cân" cũng làm cho trứng khó làm tổ. Hơn nữa, quá béo cũng làm thay đổi thành phần mỡ trong máu, tăng khả năng viêm nhiễm, giảm khả năng sống của trứng và phôi thai.
- Chị em có lối sống không lành mạnh: Những chị em có thói quen hút thuốc, uống rượu, thức khuya, sử dụng các chất kích thích... cũng có thể khó có con, thậm chí còn có nguy cơ vô sinh cao. Những thói quen trên không những có thể gây rối loạn nội tiết mà còn giảm chất lượng của trứng. Điều này cũng góp phần gây khó khăn trong việc có con của chị em.
Tuy nhiên, không phải ai có những dấu hiệu trên đều bị vô sinh. Nếu bạn thấy mình rơi vào nhóm có nguy cơ cao thì bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe, loại trừ bệnh tật và có phương pháp tăng cường sức khỏe thích hợp nhất.
Theo Trí Thức Trẻ
35 tuổi đã suy buồng trứng Tôi 35 tuổi, chưa có con, trước đây tôi bị u nang buồng trứng và tắc hai vòi trứng. Tôi đã phẫu thuật bóc u nang và thông vòi trứng. Hai năm trước, tôi đi kiểm tra lại thì phát hiện mình bị suy giảm buồng trứng sớm nên không thể thụ tinh được. Gần một năm nay, tôi cứ thấy mình đau...