Vịt quay mắc mật – Món ăn gây “thương nhớ” nơi biên ải
Với vị thơm ngon đặc trưng, cộng thêm cảm giác giòn rụm, béo ngậy khó cưỡng, vịt quay mắc mật là món ăn gây “thương nhớ” bất cứ thực khách nào.
Đặc sản trứ danh
Ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng, mang nhiều nét đặc trưng vùng miền. Ở bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S này đều có những món ăn ngon và nổi tiếng. Trong đó, Lạng Sơn được biết đến là nơi có nhiều món xứng tầm đặc sản, từ lợn quay với lớp da vàng óng và giòn rụm, bát khâu nhục đậm đà, những chiếc bánh ngải màu xanh lạ mắt, đặc biệt là vịt quay mắc mật nức tiếng gần xa.
Vịt quay ở đây được tẩm ướp, chế biến rất công phu kết hợp với lá mắc mật (một loại lá tạo nên sự đặc biệt trong nhiều món ngon). Mắc mật có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng có lẽ nhờ thổ nhưỡng và thiên nhiên ưu đãi nên lá mắc mật ở đây có mùi thơm đặc biệt. Món vịt quay mắc mật thì từ những nơi sang trọng đến bình dân, từ chợ dân sinh tới cả nhà hàng đều có thể mua về hay ăn tại chỗ. Vịt quay mắc mật dễ ăn nên trong mâm cơm gia đình, trong những bữa tiệc liên hoan, tiệc cưới, tiệc đãi khách… nó là món được ưu tiên lựa chọn.
Lạng Sơn là vùng đất mà tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn nên cũng mang nhiều nét văn hóa truyền thống riêng, đặc biệt là ẩm thực. Bởi thế, vịt quay mắc mật cũng là món quan trọng trong mâm cỗ cúng của nhiều dịp lễ, Tết truyền thống. Thông thường trên mâm cỗ cúng nhiều nơi thì chủ yếu là gà luộc mà không sử dụng vịt vì cho rằng vịt đem đến sự xui xẻo. Tuy nhiên ở Lạng Sơn lại khác, vịt luộc hay vịt quay mắc mật có thể được đồng bào dân tộc dùng để cúng Tất niên, Tết Thanh minh hay những dịp quan trọng như cưới hỏi, tân gia… Đặc biệt trong ngày Rằm tháng Bảy (Âm lịch), đa phần các gia đình đều sử dụng vịt trên mâm cỗ cúng gia tiên. Đây là quan niệm và tục lệ riêng của đồng bào “Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng bảy ăn thịt vịt”, hay còn gọi “pây tai” về ngoại ăn Tết.
Video đang HOT
Có thể thấy người Lạng Sơn rất trân trọng món ăn này bởi nó không chỉ là đặc sản và niềm tự hào của họ mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng.
Cách làm nên đặc sản
Vịt quay mắc mật có thể dễ dàng mua ở nhiều nơi, tuy nhiên để làm ngon thì cần rất tỉ mỉ từ chọn nguyên liệu đến chế biến. Phải là những con vịt bầu nuôi ở xã Thất Khê thuộc huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Vịt ở đây được chăn thả tự nhiên, ăn bằng thóc và cám ngô sẽ khiến chúng dày thịt, có được lớp da đẹp mà không quá béo. Nếu để quay thì phải chọn con vịt nặng từ 2,5-3kg, đây là những con vịt đã trưởng thành, không quá non, không quá già.
Sau khi sơ chế sạch lông và khử hôi thì khâu quan trọng nhất là tẩm ướp nhiều gia vị đặc trưng. Lá mắc mật phải là lá bánh tẻ được vặt từ những cây có độ thơm nhất, bởi mắc mật không phải cây nào lá cũng thơm mà thậm chí còn có những cây lá cho vị đắng. Gia vị tẩm ướp sẽ bao gồm hành, tỏi khô, quả mắc mật, đạm tương, vừng, dầu hào, xì dầu… Tất cả được xay nhỏ, nấu lên thành một thứ nước sốt rồi nhồi lá và thứ nước sốt đó vào trong bụng vịt, sau đó khâu kín lại. Giai đoạn sau làm đẹp ở phần da. Muốn da vịt quay được giòn và vàng đều người ta sẽ tiến hành luồn kim vào giữa phần da và thịt rồi bơm căng, sao cho phần da và thịt tách nhau ra. Khâu chế biến lạ lùng này từng có thời gian gây hiểu nhầm cho thực khách, họ cho rằng người ta bơm chất gì đó “nguy hiểm” vào trong con vịt. Vịt sẽ được “tắm” qua một nồi nước nóng già có pha mật ong và giấm theo tỉ lệ nhất định. Khi mặt da con vịt se lại, căng tròn thì đem đi phơi khô trong vài giờ đồng hồ, đây là bước quan trọng để tạo màu.
Vịt có thể được quay trong lu, lò quay, trên than hoặc trong những chiếc chảo ngập dầu theo kĩ thuật riêng của từng người. Nhưng với cách nào thì cũng đều mang đến những con vịt thơm ngon đặc trưng. Khi phần da ánh lên màu nâu cánh rán và bóng đều mọi chỗ cũng là lúc vịt chín. Chặt thịt vịt ra đĩa, lúc này mùi thơm của lá mắc mật và gia vị tẩm ướp đã đắt đầu kích thích sự thèm thuồng của những ai đứng gần, chỉ muốn thưởng thức ngay.
Vịt quay mắc mật sẽ không sử dụng nước chấm pha riêng mà nó được chấm với chính thứ nước sốt tẩm ướp bên trong con vịt. Loại nước chấm được pha chế từ trước này rất vừa miệng. Miếng thịt vịt khi ăn sẽ mềm bên trong, giòn phần da bên ngoài, ngọt, ngậy nhưng không béo, dậy lên mùi thơm quyến rũ đặc trưng của lá mắc mật và vị đậm đà của nước sốt chấm. Đó cũng là sự đặc biệt của ẩm thực nơi địa đầu Tổ quốc.
Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Thật là thiếu sót khi nhắc đến món ngon ở Hậu Giang mà lại bỏ qua món cháo lòng Cái Tắc. Cũng nấu từ gạo, cũng có tim, gan, phèo, phổi ấy, nhưng với sự nêm nếm khác biệt, cháo lòng Cái Tắc đã tạo ra nét rất riêng trong văn hóa ẩm thực Hậu Giang.
Sở dĩ món ăn này được gọi cháo lòng Cái Tắc vì được bán nhiều ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Tại Hậu Giang có hẳn một "phố" cháo lòng, khoảng bốn, năm quán nằm liền kề nhau. Ảnh minh họa: IT
Không biết cháo lòng Cái Tắc xuất hiện từ khi nào, chỉ biết nó là món ăn ngon không chỉ nổi tiếng trong tỉnh Hậu Giang mà còn vươn ra xa khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Rất đông du khách đến từ các tỉnh, thành ĐBSCL,TP.HCM, thậm chí là Việt kiều khi có dịp đi ngang qua thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A), đã dành chút thời gian ghé lại để thưởng thức món cháo lòng thơm ngon này.
Mặc dù mỗi người có một cách nêm nếm khác nhau, mỗi quán có một hương vị riêng, nhưng khách không cần bận tâm, ghé vào quán nào cũng được vì tô cháo của quan nào cũng rất ngon. Về cách nêm nếm gia vị cho nồi cháo thì trừ người trong nhà. Người chủ quán luôn tránh né những câu hỏi tò mò của thực khách và giữ kín như một bí quyết gia truyền.
Khi thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc bạn sẽ cảm nhận được cháo nấu rất nhừ và lỏng. Đầu bếp thường châm thêm nước vào nồi, giữ cho cháo lỏng. Ảnh minh họa: IT
Lúc nồi cháo sôi, họ cho huyết, thịt, phèo, phổi... vào, cho đến khi nồi cháo nhừ thì họ vớt những thứ đó ra để trên mâm, chỉ chừa lại những miếng huyết. Do người bán thường dùng vá quậy nồi cháo cho đều nên huyết cũng tan ra thành từng miếng nhỏ. Màu huyết hòa vào cháo, tạo nên màu trắng ngà ngà trông thật bắt mắt.
Bên cạnh vị thơm ngon, món ăn này còn được thực khách ưa thích bởi nước chấm. Các quán cháo lòng ở đây đều sử dụng nước mắm nhĩ thêm chút ớt tươi rồi vắt vào ít nước cốt chanh chấm cùng.
Một nét đặc trưng nữa của người miền Tây là khi ăn cháo thường gọi thêm bún hoặc bánh củ cải. Bánh này thực khách có thể xé miếng nhỏ rồi cho thêm vào tô cháo nhằm tăng thêm hương vị đậm đà. Ảnh minh họa: IT
Gắp một miếng lòng chấm vào chung nước mắm nhỉ có chút ớt bằm ngâm dấm, sẽ thấy hương vị bùi, thơm, ngon, ngọt thấm đẫm vị giác...
Cháo lòng ở Cái Tắc có nhiều giá bán cho thực khách tha hồ chọn lựa: tô bình dân 15.000 đồng, tô bình thường 20.000 đồng, tô đặc biệt 30.000 đồng và tô đặc biệt có thêm dĩa thịt lòng riêng là 40.000 đồng. Ảnh minh họa: IT
Cách làm món thịt kho củ cải ăn hấp dẫn chuẩn vị Thịt kho củ cải có mùi vị rất riêng, rất hấp dẫn người ăn. Vị béo ngậy của thịt hoà quyện với vị ngọt ngào của củ cải và thêm đầy đủ gia vị giúp món ăn thêm tròn chịa nhiều người ưa thích. Đặc biệt khi thưởng thức món thịt kho củ cải nóng hổi, đậm đà thơm khó cưỡng. Món ăn...