Virus gây bệnh Covid-19 hiện tại lây nhanh gấp 3-6 lần
Chủng virus nCoV ở đa số các trường hợp hiện nay lây nhiễm hơn so với trước đây nhưng bệnh nhân không có triệu chứng nặng hơn.
Ngày 2/7, tạp chí khoa học Cell công bố kết quả nghiên cứu về chủng virus hiện gây bệnh Covid-19 ở đa số các trường hợp hiện nay. Theo đó, biến thể này dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác gấp 3-6 lần so với nguyên bản.
Ngay sau khi xuất hiện, D614G nhanh chóng trở thành chủng virus thống lĩnh, phổ biến trên khắp thế giới.
Virus nCoV có những đột biến khó lường
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ), Đại học Duke (Mỹ) cùng với Đại học Sheffield (Anh) hợp tác để đưa ra báo cáo trên. Biến thể virus D614G có tác động nhỏ nhưng rõ rệt ở cấu trúc protein nhô lên khỏi bề mặt của virus.
“Dữ liệu đã chỉ ra rằng có một đột biến đơn có thể khiến virus nhân bản nhanh hơn và làm lượng virus tăng cao”, chuyên gia dịch tễ học Anthony Fauci cho hay. Bác sĩ này là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ; cố vấn y tế của nhiều đời tổng thống nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, triệu chứng của các bệnh nhân không nặng hơn trước đây. “Chúng ta chưa thấy mối liên hệ liệu bệnh nhân có bị tác động mạnh hơn hay không. Dường như virus nhân bản nhanh và dễ lây nhưng đây vẫn là giai đoạn cần khẳng định thêm”, bác sĩ Fauci thận trọng.
Kết quả ban đầu được chia sẻ vào tháng 4 nhưng chưa có bằng chứng cụ thể. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tiến khảo sát, phân tích trên 999 bệnh nhân Anh. Theo đó, những người này nhiễm số lượng virus nhiều hơn nhưng mức độ nguy hiểm không cao hơn.
Nhà virus học Nathan Grubaugh tại Trường Y tế Công cộng Yale cho rằng kết quả này không tác động nhiều tới cộng đồng.
“Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xem xét liệu kết luận trên có ảnh hưởng tới việc phát triển vắc xin và thuốc hay không. Tuy nhiên, tôi không nghĩ chủng virus D614G sẽ thay đổi các cách kiểm soát dịch bệnh”, ông Grubaugh cho hay.
Người khỏi bệnh Covid-19 vẫn có thể chịu tác hại trong nhiều năm
Hơn 1,5 triệu người trên thế giới đã bình phục sau khi nhiễm virus nCoV. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cuộc chiến đầu tiên mà họ phải đối mặt.
Những nghiên cứu tiến hành ở Hong Kong, Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy một số người khỏi bệnh Covid-19 vẫn cảm thấy đau mỏi, khó thở cả tháng sau đó. Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Không chỉ tấn công hệ hô hấp, virus corona còn gây tác hại lên nhiều cơ quan khác trên cơ thể từ mắt cho tới ngón chân, thận, tim. Hệ miễn dịch của các bệnh nhân có thể đã quá sức khi chống lại sự viêm nhiễm.
Một nhân viên y tế đang điều trị cho ca bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Scripps Mercy ở California, Mỹ
Các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu theo dấu sức khỏe dài hạn của những người khỏi bệnh Covid-19. Tuy nhiên, các dịch bệnh trong quá khứ gây ra bởi những virus tương tự cho thấy chúng gây tác hại cho người bệnh suốt thời gian dài.
Người từng nhiễm SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) trải qua viêm phổi, cholesterol cao và dễ ốm hơn người khác dù dịch bệnh này đã trôi qua hơn chục năm.
Hơn 8.000 người nhiễm SARS. Trong khi đó, virus corona tác động tới 4 triệu người và con số tăng lên từng ngày. Tác hại lâu dài tới sức khỏe có thể ảnh hưởng tới hệ thống an toàn xã hội, hạ tầng y tế cũng như kinh tế trong nhiều năm.
Nghiên cứu ban đầu
Hong Kong đã giám sát một nhóm 20 bệnh nhân Covid-19 trong 2 tháng sau khi họ ra viện. Theo bác sĩ Owen Tsang, Giám đốc Y tế tại Trung tâm Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Princess Margaret, một nửa số đó có phổi hoạt động yếu đi.
Bác sĩ Tsang cho hay, lượng oxy và CO2 luân chuyển giữa phổi và máu ở dưới ngưỡng bình thường.
Một nghiên cứu mẫu máu của 25 người khỏi bệnh ở Vũ Hán cũng cho thấy cơ thể của họ cũng chưa bình phục hoàn toàn. Theo kết quả chụp CT cho 70 người xuất viện ở thành phố này, phổi của 66 người vẫn có triệu chứng bất thường ở nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau.
Các bác sĩ ở Trung tâm Y tế Cedars-Sinai (Mỹ) cho hay, biến chứng tim mạn tính có thể xuất hiện ở bệnh nhân đã khỏi do tác hại của viêm nhiễm kéo dài.
Kinh nghiệm từ SARS
Để tìm bằng chứng cho tác hại của Covid-19, các bác sĩ và nhà nghiên cứu cũng xem xét lại căn bệnh SARS - hội chứng có nhiều điểm giống Covid-19. Một số người khỏi bệnh vẫn chịu tác động của căn bệnh trên.
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phân tích 25 bệnh nhân SARS 12 năm sau khi họ bị nhiễm bệnh. Theo đó, một nửa số này trải qua một lần viêm phổi nữa và có tỷ lệ cholesterol cao hơn.
Ngoài ra, một nửa số bệnh nhân từng nhiễm 5 lần cảm cúm trong một năm.
"Các dữ liệu này cho thấy những người khỏi bệnh SARS có sức khỏe yếu trong 12 năm sau đó. Họ dễ bị viêm nhiễm, có u, rối loạn trao đổi lipid máu", nghiên cứu xác nhận.
Tuy nhiên, những người nhiễm Covid-19 vẫn có hy vọng. Theo giáo sư Ivan Hung, Đại học Hong Kong, phát hiện sớm và chữa trị sớm sẽ khiến virus có ít thời gian phá hoại cơ thể.
Chuyên gia cảnh báo: Những "mặt trận" Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân". Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope,...