Vĩnh Phúc: Thưởng nóng 5 thầy, cô tích cực triển khai chương trình Tiếng Anh PSE
Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến vừa tặng thưởng 5 thầy cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên, mỗi người 2 triệu đồng tại hội nghị các trường THCS triển khai chương trình Tiếng Anh tăng cường.
Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thưởng nóng cho 5 thầy cô giáo – Ảnh: Tống Thanh Kiều
Chương trình Tiếng Anh tăng cường (Pubic School English), gọi tắt là Chương trình PSE, được triển khai lần đầu tiên tại Vĩnh Phúc với học sinh lớp 6 năm học 2021-2022 từ ngày 18/10/2021. Sau gần 3 tháng triển khai, hiện tại chương trình ổn định ở 6.500 học sinh thuộc 99/148 trường THCS trên toàn tỉnh.
Là chương trình có quản lý, giám sát theo chuẩn ISO, cam kết chất lượng đầu ra môn tiếng Anh cho học sinh theo học đủ 4 năm THCS, đáp ứng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết theo chuẩn quốc tế, PSE là một điểm sáng của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, với phương pháp học mới (trực tiếp kết hợp trực tuyến), lại triển khai theo hình thức tự nguyện, xã hội hóa tới học sinh và phụ huynh, chương trình lúc đầu đã gặp không ít khó khăn và trở ngại, trong đó có yếu tố tâm lý, sức ì từ một phần đội ngũ do chưa hiểu rõ giá trị cốt lõi của chương trình, ngại làm mới mình.
Bằng sự vào cuộc quyết liệt của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, sự hỗ trợ chuyên môn tận tình, chu đáo của các đơn vị đối tác; sự tiên phong, tâm huyết, trách nhiệm, tinh thần dám đổi mới và sự nghiêm túc của đại bộ phận cán bộ, giáo viên các nhà trường, bước đầu, chương trình đã thu được những kết quả khả quan, tích cực.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo Chương trình PSE cho biết, qua những tuần đầu bỡ ngỡ, làm quen với cách tổ chức, quản lý, giám sát mới, đến nay chương trình đang được triển khai đúng hướng tại các trường THCS. Cán bộ quản lý, giáo viên được trang bị thêm một cách tiếp cận mới về tổ chức các hoạt động giáo dục. Có sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Nhiều ý kiến trao đổi, phát biểu trực tiếp tại hội nghị – Ảnh: Tống Thanh Kiều
Chương trình đã có tác động tích cực trong việc đổi mới phương thức phối hợp và đồng hành giữa Nhà trường – Giáo viên – Phụ huynh học sinh. Giáo viên và nhà trường đã sâu sát, hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh và hỗ trợ một cách cụ thể. Phụ huynh cũng dần thấy được trách nhiệm của mình trong việc phối hợp giáo dục cho con em. Học sinh PSE đã biết tự học, kiên trì trong học tập. Các em được học tiếng Anh đều đặn và đầy đủ các kỹ năng, tự tin hơn trong giao tiếp và tìm thấy niềm vui trong học tập.
Bên cạnh những thuận lợi, hội nghị cũng thẳng thắn phân tích, chỉ ra những tồn tại, khó khăn cần kịp thời chấn chỉnh, sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ để triển khai Chương trình PSE ngày càng phù hợp, hiệu quả, lan tỏa trong các nhà trường THCS như vấn đề thiếu giáo viên. Thực hiện đúng các bước trong quy trình giảng dạy PSE đối với giáo viên và sự kịp thời, sát sao, phối hợp chặt chẽ của giáo viên trong đánh giá, hỗ trợ học sinh.
Nghiên cứu đề xuất tham mưu với UBND về miễn, cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đối với những học sinh lớp 9 đạt chứng chỉ tiếng Anh từ Bậc 2, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương A2 trở lên; quan tâm đến việc tuyên dương các tập thể, cá nhân nỗ lực triển khai có hiệu quả, khích lệ, hỗ trợ học sinh học tập chương trình đạt kết quả tốt…
Bà Đỗ Thị Vân Anh – đại diện đơn vị tư vấn, đồng hành, giám sát thực hiện chương trình PSE phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tống Thanh Kiều
Tại hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã tặng thưởng cho 5 thầy cô giáo tích cực triển khai chương trình Tiếng Anh PSE, đó là: Cô Chu Thu Hiền – Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Thanh B; cô Hoàng Thị Hương Loan – Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Sơn; thầy Nguyễn Quang Đạo – Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Tường; thầy Lê Quang Vinh – giáo viên Trường THCS Yên Lạc và cô Vũ Thị Duyên – giáo viên Trường THCS Hợp Châu.
Đây là 5 thầy cô tiên phong và nhiệt huyết, tích cực triển khai áp dụng Chương trình PSE vào nhà trường, đóng góp cho sự đổi mới của giáo dục Vĩnh Phúc, đem lại lợi ích cho số đông học sinh và phụ huynh học sinh, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh theo hướng thực tiễn, hiệu quả.
108.136 học sinh Bắc Ninh được học tiếng Anh theo hình thức xã hội hóa
Đó là thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho biết ngày 10-12 về tình hình học ngoại ngữ của địa phương thời gian qua.
Đó là thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho biết ngày 10-12 về tình hình học ngoại ngữ của địa phương thời gian qua. Theo đó, Bắc Ninh đã tổ chức đánh giá kết quả dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2011-2020; xây dựng kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh đã duy trì dạy tiếng Anh với thời lượng 4 tiết/tuần cho 100% học sinh các khối lớp 3, lớp 4, lớp 5; dạy học tiếng Anh tăng cường (trên 4 tiết/tuần) cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 ở 143 trường với 67.120 học sinh, đạt 89,1%; dạy tiếng Anh tự chọn lớp 1 ở 143 trường, với 25.393 học sinh, đạt 92,8%, lớp 2 ở 136 trường, với 23.479 học sinh, đạt 87,6 %; 141 trường tiểu học đã phối hợp triển khai dạy tiếng Anh do giáo viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy theo hình thức xã hội hóa với 108.136 học sinh, đạt 83,5%.
Học sinh Bắc Ninh tham gia học tiếng Anh theo hình thức xã hội hóa.
Thời gian gần đây, Bắc Ninh đã không ngừng tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cấp học; tích cực đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm tiếng Anh; tổ chức các chuyên đề theo cụm trường, thống nhất phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiểm tra kỹ năng nghe, nói của học sinh trong các bài kiểm tra; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ nói giỏi tiếng Anh, các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh; khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học ngoại ngữ.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo Đề án dạy và học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch dạy học tiếng Anh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2025; tích cực tổ chức các sân chơi, chương trình ngoại khóa như: "Nói giỏi tiếng Anh", "Rung chuông vàng", thi "Trạng nhí tiếng Anh" và Ngày hội tiếng Anh, các chương trình giao lưu giữa học sinh với giáo viên nước ngoài, duy trì hoạt động các câu lạc bộ nói tiếng Anh, tạo môi trường giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, sở đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh đối với những địa phương, đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động và thành lập mới các trung tâm ngoại ngữ, ngoại ngữ-tin học và các hoạt động tư vấn du học nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành. Đến tháng 8-2021 trên địa bàn tỉnh có 75 trung tâm ngoại ngữ; 05 trung tâm ngoại ngữ-tin học; 6 trung tâm giáo dục hòa nhập; 20 trung tâm giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Vĩnh Phúc: Công bố danh mục SGK lớp 1, 2 và 6 năm học 2021-2022 Danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1, 2 và 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2021-2022 vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 1012. Ảnh minh họa Danh mục SGK lớp 1 gồm các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm...