‘VinCommerce cam kết bình đẳng, minh bạch với tất cả nhà cung cấp’
Đại diện VinCommerce cho biết, các nhà cung cấp có mặt trong hệ thống VinMart, VinMart đều bình đẳng, kết quả sẽ dựa vào quyết định lựa chọn của người dùng.
Tháng 12/2019, Masan sáp nhập với nền tảng bán lẻ VinCommerce (VCM), sở hữu chuỗi hệ thống siêu thị VinMart và VinMart . Thương vụ sáp nhập góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thế vững chắc cho việc sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng trong nước.
VCM hiện có trên 2.600 siêu thị và cửa hàng, chiếm 30% thị phần kênh bán lẻ hiện đại trên toàn quốc, mạng lưới 8 triệu khách hàng và phủ rộng tại 58 tỉnh, thành phố. Mỗi tháng, hơn 30 triệu lượt khách hàng tiếp cận mặt hàng của đối tác sản xuất trong nước và quốc tế. VinMart, VinMart được đánh giá là sân chơi tiềm năng cho sản phẩm Việt Nam.
Tại hội nghị Nhà cung cấp của VinCommerce vào 11/11, ban lãnh đạo VCM chia sẻ, VCM chỉ phát triển khi nhà cung cấp thành công. Với quan điểm tất cả nhà cung cấp đều bình đẳng và kết quả dựa vào lựa chọn của người tiêu dùng, toàn bộ hàng hóa phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Trong đó, sản phẩm Masan chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 1%. Chuỗi bán lẻ cho biết ký kết minh bạch với nhà cung cấp, áp dụng chính sách giám sát các nhân viên nhằm đảm bảo hợp tác trên nền tảng tin cậy, công bằng và cùng có lợi.
Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc VinCommerce, chia sẻ tại hội nghị.
Đặc biệt, nhà cung cấp có cơ hội tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhờ quy mô lớn của hệ thống bán lẻ hiện đại, được hỗ trợ đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng nhờ tối ưu logistics, chú trọng chất lượng hàng hóa và tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2021-2025, VCM đặt chiến lược mở rộng hệ thống lên hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart , phủ sóng 63 tỉnh, trở thành lựa chọn hàng đầu để đối tác đồng hành phục vụ khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Chuỗi bán lẻ cũng quy hoạch 100 đối tác chiến lược đồng hành dẫn dắt thị trường và dành nhiều đặc quyền cho nhóm. Bên cạnh đó, VCM tăng mức đầu tư, đổi mới sản phẩm và phát triển thương hiệu, xây dựng mô hình hợp tác cùng có lợi, tạo bình đẳng giữa các nhà phân phối.
Chuỗi bán lẻ định hướng trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam về nhu yếu phẩm, tạo sân chơi công bằng cho đối tác, vươn tầm khu vực. Trong thời gian tới, chuỗi tiếp tục đẩy mạnh marketing, quảng cáo sản phẩm. Đây là một trong những giá trị nhà cung cấp nhận được khi hợp tác.
Đại diện VCM cho biết tất cả nhà cung cấp đều bình đẳng.
Sau gần một năm sáp nhập, Masan tiến hành nhiều chiến lược nhằm tối ưu hoạt động của chuỗi bán lẻ. Cụ thể, tập đoàn tái cấu trúc hệ thống, đóng cửa các siêu thị, cửa hàng không đạt hiệu quả kinh doanh, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng tươi sống, triển khai liên tục chương trình khuyến mại, áp dụng số hoá trong quản lý vận hành và kết hợp mô hình O2O retail (online to offline). Kết quả, VCM đạt 23.678 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng đầu năm, chiếm 42,5% tổng doanh thu. Trong đó, biên EBITDA trong quý III cải thiện 3,7% so với cùng kỳ, dự kiến hòa vốn trong quý IV.
VinMart kinh doanh như thế nào sau khi về tay Masan
Trong quý đầu tiên được Masan tiếp quản, doanh thu bán lẻ của VinCommerce (sở hữu VinMart, VinMart ) tăng 40% so với cùng kỳ.
Tập đoàn Masan vừa công bố sơ bộ tình hình kinh doanh của tập đoàn và các công ty thành viên trong quý I/2020. Trong đó, lần đầu tiên những chỉ số tài chính của 2 chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart được hé lộ sau thương vụ sáp nhập.
Cụ thể, trong quý đầu tiên hoạt động dưới mô hình của Masan, VinCommerce (công ty mẹ của VinMart, VinMart ) ghi nhận 8.709 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, đà tăng chủ yếu đến từ việc tăng trưởng doanh số bán hàng trên cùng cửa hàng tại Hà Nội, và các thành phố cấp 1, 2. Bên cạnh đó, doanh thu tăng thêm được đóng góp từ việc khai trương 27 siêu thị VinMart và 1.192 cửa hàng VinMart trong năm 2019.
Không chia sẻ con số lợi nhuận cụ thể, Masan cho biết biên Ebitda (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) của công ty này tăng thêm 5% so với quý liền trước (IV/2019) nhờ tăng hiệu suất nhân viên tại cửa hàng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp, và tăng doanh thu trung bình trên mỗi m2.
Với tình hình kinh doanh cụ thể chuỗi siêu thị VinMart, Masan đã đóng cửa 2 siêu thị và mở thêm 1 siêu thị mới trong quý I.
Tình hình kinh doanh của VinMart và VinMart lần đầu được công bố sau sáp nhập.
Trong đó, công ty này tập trung vào việc định vị lại giá trị và thương hiệu, làm mới danh mục sản phẩm và thiết kế phương thức đo lường hiệu quả các mặt bằng mới.
Kết quả, doanh thu bán lẻ của chuỗi siêu thị này đã tăng trưởng 27% trong quý vừa qua. Trong đó, doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng 13%. Tuy vậy, các cửa hàng VinMart tại hệ thống Vincom Retail bị giảm giờ hoạt động do các trung tâm thương mại phải đóng cửa trong dịch COVID-19.
Biên lợi nhuận gộp của chuỗi này được cải thiện do biên doanh thu trên giá vốn tốt hơn khi giảm tỷ trọng doanh thu bán sỉ và đạt được chính sách mua hàng thuận lợi hơn với nhà cung cấp. Với lợi nhuận, biên Ebitda tại cửa hàng tăng nhờ biên lợi nhuận gộp và doanh thu tăng. Tuy vậy, Masan không chia sẻ con số cụ thể.
Với chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart , Masan đã giảm tốc độ mở rộng khi khai trương 26 cửa hàng và đóng cửa 48 cửa hàng trong 3 tháng đầu năm. Tuy vậy, doanh thu bán lẻ của chuỗi này vẫn tăng 90% so với cùng kỳ.
Trong đó, số tăng chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh khả quan tại khu vực Hà Nội. Các cửa hàng tại thành phố cấp 1 cũng đạt kết quả tích cực với tăng trưởng doanh số tăng thêm 12% mỗi cửa hàng.
Ba tháng đầu năm nay là quý đầu tiên VinMart và VinMart hoạt động dưới mô hình quản trị của Masan sau khi tập đoàn này nhận sáp nhập từ Vingroup. Theo kế hoạch trình nhà đầu tư hồi đầu năm, Masan dự kiến VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng năm nay, tăng 64% so với năm 2019.
Trong đó, tăng trưởng doanh thu đến từ 24-25% các cửa hàng VinMart và VinMart hiện hữu, còn lại là đóng góp từ các cửa hàng được mở trong năm 2020.
Ngoài ra, thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.
Công ty này dự kiến sẽ mở mới 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart trong năm. Ở chiều ngược lại, Masan sẽ đóng cửa tối đa 10 siêu thị và 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.
Về mức sinh lời, Masan đặt mục tiêu đưa Ebitda năm 2020 của chuỗi này về điểm hòa vốn (đầu năm là -3%).
Qua thời mọc như nấm, chiếm địa bàn, hàng trăm cửa hàng VinMart+ không hiệu quả sẽ bị đóng cửa Vinmart và Vinmartplus sẽ đổi mới danh mục sản phẩm, bổ sung thêm sản phẩm phù hợp theo vùng miền và mùa vụ. Đặc biệt, không thể thiếu các sản phẩm do thành viên của Masan sản xuất. Theo tài liệu Đại hội cổ đông vừa được công bố của Tập đoàn Masan - ông chủ mới của chuỗi siêu thị VinMart và...