Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN về độ cởi mở trong giáo dục đại học
Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực chỉ sau Malaysia và Thái Lan về chỉ số đánh giá độ cởi mở của hệ thống giáo dục và tự hào là một trong hai quốc gia duy nhất trong khu vực đạt mức &’”rất cao” ở phần chỉ số đánh giá khung đảm bảo chất lượng quốc gia và công nhận bằng cấp quốc tế.
Các hệ thống giáo dục đại học khu vực ASEAN đang ngày càng kết nối nhiều hơn với cộng đồng giáo dục quốc tế, theo Báo cáo “Định hình giáo dục đại học toàn cầu” – Khung chính sách quốc gia được công bố trong Hội nghị Giáo dục Toàn cầu – Going Global 2018 tại Malaysia.
Theo báo cáo này, tuy không phải là quốc gia có hệ thống giáo dục đại học lớn nhất, nhưng Việt Nam lại là một trong ít quốc gia trong khu vực có hệ thống giáo dục phát triển bậc nhất theo các tiêu chí đánh giá chính thuộc lĩnh vực nghiên cứu của bản báo cáo và kết quả này có được là do sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với lĩnh vực giáo dục đại học.
Báo cáo được công bố lần này là ấn bản thứ ba của chuỗi báo cáo “Định hình giáo dục đại học toàn cầu”, nhằm xây dựng tri thức và sự hiểu biết chung về chính sách và khung pháp lý giáo dục đại học của các quốc gia.
Báo cáo mới nhất tập trung vào 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm: Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Indonesia, Campuchia, Philippines, Singapore, Myanmar và Lào.
Đáng chú ý là không chỉ Việt Nam, mà Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Singapore và Thái Lan đều được so sánh một cách tích cực với các quốc gia khác trên khắp thế giới, về mặt chính sách và cơ sở hạ tầng hỗ trợ giáo dục đại học quốc tế.
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị
Chuỗi báo cáo nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường chính sách trong năm 2016 và 2018 của năm nước được nghiên cứu (Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia).
Hội đồng Anh với báo cáo nghiên cứu này nhằm mục đích giúp cộng đồng giáo dục đại học quốc tế đánh giá theo chuẩn các mức độ hỗ trợ đối với hệ thống quốc gia cho việc kết nối và tham gia vào các hoạt động quốc tế – bao gồm sự dịch chuyển của giảng viên và sinh viên; sự dịch chuyển của các chương trình, các tổ chức và các hợp tác nghiên cứu quốc tế.
Video đang HOT
Năm quốc gia được nghiên cứu đã tăng cường việc hỗ trợ ở cấp quốc gia một cách có hệ thống đối với việc kết nối giáo dục đại học toàn cầu và đã được ghi nhận đánh giá ở mức “cao” ở cả ba lĩnh vực đánh giá chung của khung chính sách quốc gia.
Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực chỉ sau Malaysia và Thái Lan về chỉ số đánh giá độ cởi mở của hệ thống giáo dục và tự hào là một trong hai quốc gia duy nhất trong khu vực đạt mức “rất cao” ở phần chỉ số đánh giá khung đảm bảo chất lượng quốc gia và công nhận bằng cấp quốc tế.
Tất cả các quốc gia khu vực ASEAN đều đã hoặc đang cố gắng để phát triển qua các giai đoạn quan trọng của chương trình giáo dục xuyên quốc gia ở trong nước và cùng hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục đại học qua việc xây dựng các hợp tác giáo dục xuyên quốc gia ở bình diện quốc tế.
Michael Peak, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Hệ thống Giáo dục Đại học, Hội đồng Anh chia sẻ: &’Giáo dục đại học quốc tế có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn đối với cả khu vực ASEAN. Mặc dù là khu vực đa dạng về quy mô nền kinh tế và với sự “trưởng thành” của các hệ thống giáo dục đại học, ASEAN lại thống nhất với cùng một mong muốn được kết nối sâu hơn với giáo dục đại học quốc tế’.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Trải nghiệm thực tế lớp học mô phỏng New Zealand tại Việt Nam
"Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử", Triển lãm Giáo dục New Zealand 2018 đã mang đến Việt Nam một tiết học mô phỏng từ tận xứ Kiwi để phụ huynh, học sinh tham dự được trải nghiệm toàn diện về hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới này.
Lớp học được tổ chức tại cả 2 đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ở cả bậc Trung học và Đại học thu hút hàng trăm người tham dự.
Giáo viên không đơn thuần chỉ là người dạy học
Ngay từ đầu buổi học, thầy cô bản xứ đã "ghi điểm" nhanh chóng với học sinh bằng nụ cười luôn thường trực trên môi. Đánh tan nỗi lo lắng khác biệt ngôn ngữ của các bạn, giáo viên thường dùng những câu đơn giản, dễ hiểu và thậm chí là ngôn ngữ cơ thể để học sinh hiểu rõ ràng bài vở. Chính nhờ cách gợi mở vấn đề vừa thú vị lại rất gần gũi của thầy cô đã tạo được hứng thú cho học sinh ngay từ đầu.
Bên cạnh hoạt động tư vấn của các trường hàng đầu New Zealand và từ các cựu du học sinh, Triển lãm Giáo dục New Zealand 2018 diễn ra vào ngày 7-8/4 vừa qua đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với lớp học mô phỏng chuẩn New Zealand.
Thầy Mark Holt, một giáo viên phụ trách lớp học mô phỏng bậc Đại học tại triển lãm chia sẻ: "Công việc của giáo viên - học sinh không chỉ là giảng bài và ghi chép. Chúng tôi là người hỗ trợ và hướng dẫn, các em sẽ có một không gian thoải mái "tung hoành" để thảo luận, khám phá và tìm giải pháp cho mỗi vấn đề trong buổi học ngày hôm ấy".
Giáo viên luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ các bạn trong quá trình học.
Còn thầy Mark Vella - một giáo viên có 30 năm kinh nghiệm giảng dạy tại New Zealand, cho biết, tất cả giáo viên New Zealand đều có kỹ năng học tập suốt đời. Bởi cứ ba năm là thầy cô lại bắt buộc phải làm mới chứng chỉ giảng dạy một lần. Chứng chỉ này nhằm chứng minh sự phát triển liên tục về kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm của thầy cô trong công việc giảng dạy. Đây cũng là lý do tại sao giáo viên New Zealand còn được công nhận đứng top 4 thế giới về độ chuyên nghiệp.
Giáo viên luôn nỗ lực mang đến sự tươi mới và truyền cảm hứng cho học sinh sinh viên quan tâm đến môn học, nên các em không phải quá áp lực với lịch học "điên đảo", mà trái lại mỗi ngày đi học thực sự là một niềm vui. Nhờ đó, các bạn vượt qua những phút bỡ ngỡ lúc đầu để nhanh chóng hòa nhập và hào hứng suốt 30 phút học đầy thú vị tại triển lãm.
"Lớp học mô phỏng thật sự rất giống trải nghiệm em từng có ở New Zealand". Đó là chia sẻ của em Na Na, học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM). Chính vì đã từng học tiểu học ở New Zealand, hơn ai hết em hiểu rõ một lớp học ở New Zealand là như thế nào. Lớp học mô phỏng được thiết kế hoàn toàn tương đương với lớp học thực tế ở New Zealand.
Không ai bị "bỏ quên" trong lớp học
Không gian lớp học mô phỏng rộng rãi với thiết kế bàn học chia thành 4 -5 cụm cho tổng số 20-25 học sinh. Mục đích là để tăng tính tương tác và làm việc nhóm cho từng bạn.
Cô Miranda Howell - giáo viên phụ trách lớp Trung học tại triển lãm cho biết: "Chúng tôi muốn tạo nền tảng về tính hợp tác cho các em học sinh thông qua cách làm việc nhóm. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ thế giới công việc luôn đòi hỏi chúng ta phải làm việc cùng người khác. Và việc làm theo nhóm bao giờ cũng mang lại một ý tưởng tốt hơn".
Không gian lớp học mô phỏng rộng rãi với thiết kế bàn học chia thành 4 -5 cụm cho tổng số 20-25 học sinh nhằm tăng tính tương tác.
Đối với lớp học New Zealand, quy trình "đọc - chép - làm bài tập" truyền thống được thay thế cho việc thảo luận. Đặc biệt trong suốt tiết học, giáo viên không chỉ đứng trên bục giảng mà thường xuyên đến từng bàn học để trao đổi cùng học sinh sinh viên.
Đây là cách để giáo viên có thể quan sát tổng quát lớp học và tình hình cụ thể của từng cá nhân. Bên cạnh đó, học sinh sinh viên cùng thảo luận làm bài trên hệ thống điện tử kết nối giữa giáo viên và học sinh, vì vậy thầy Mark và cô Miranda dễ dàng theo dõi được hiệu quả làm việc của các bạn.
Học sinh cùng thảo luận làm bài trên hệ thống điện tử kết nối giữa giáo viên và học sinh.
Anh Nguyễn Hưng , một phụ huynh tham gia lớp học mô phỏng cấp Đại học ở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Tôi thích cách thiết kế phòng học của New Zealand tạo thành vòng tròn với từng nhóm nhỏ, giúp các cháu dễ trao đổi và tương tác với nhau khi học bài. Mọi thành viên đều có thể nhìn thấy nhau dễ dàng và giáo viên cũng dễ đến bàn học của học sinh".
Hệ thống giáo dục của New Zealandđược xếp số 1 thế giới về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (theo nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit). Theo đó, lớp học mô phỏng được tổ chức tại Triển lãm Giáo dục New Zealand lần này đã phần nào lột tả được lý do tại sao giáo dục New Zealand đã giành được vị trí danh dự trên. Đó cũng là lý do hiện nay có tới hơn 131.000 sinh viên quốc tế chọn theo học tại đây, trong đó có hơn 2.200 học sinh sinh viên Việt Nam.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Going Global 2018: Cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam kết nối khu vực và quốc tế Going Global, hội nghị GD thường niên lớn nhất thế giới, lần đầu tiên sẽ diễn ra tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến khai mạc vào ngày 2/5 tại Kuala Lumpur (Malaysia), Going Global 2018 được đồng tổ chức bởi Hội đồng Anh và Bộ GD ĐH Malaysia. Các đại biểu họp xúc tiến cho hội nghị Going Global 2018 Going...