Việt Nam có 2 trường vào Top 100 đại học phát triển bền vững nhất thế giới
Tổ chức xếp hạng UI GreenMetric World University Ranking (UI GreenMetric) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2020.
Trường ĐH Trà Vinh – Ảnh minh họa
UI GreenMetric là tổ chức đầu tiên và duy nhất trên thế giới xếp hạng các đại học theo các tiêu chí về xây dựng, quản trị và phát triển đại học bền vững; thân thiện môi trường và thiên nhiên.
Hệ thống này xếp hạng các đại học dựa trên 6 chuẩn: sự thân thiện môi trường của cảnh quan và cơ sở hạ tầng; chính sách năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu; việc quản lý chất thải của đại học; chính sách sử dụng và tái sử dụng nguồn nước; hệ thống giao thông thông minh; năng lực giáo dục và nghiên cứu liên quan tới bảo vệ môi trường.
Việt Nam có 2 trường vào Top 100 đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2020 là trường ĐH Tôn Đức Thắng và trường ĐH Trà Vinh.
Trong Bảng xếp hạng năm nay, Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tăng 82 bậc so với thứ hạng năm 2019; đứng thứ 83 (với tổng điểm 7675 ) trong tổng số 992 đại học trên toàn thế giới tham gia bảng xếp hạng các đại học phát triển bền vững năm 2020 của UI GreenMetric.
Dẫn đầu bảng xếp hạng tiếp tục vẫn là các đại học lâu đời và uy tín thế giới như Wageningen University & Research (Hà Lan), Oxford University (Anh), Nottingham University (Anh), ….
Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp trong Top 100 các đại học phát triển bền vững nhất thế giới.
Video đang HOT
Trong hai năm trước, TDTU đều lọt vào Top 200 các đại học phát triển bền vững nhất thế giới. Năm 2018 xếp thứ 182 và năm 2019 xếp thứ 165. Như vậy với việc tăng 99 hạng trong hai năm liên tiếp để đứng vị trí 83 thế giới, TDTU đã là cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đầu tiên lọt Top 100 trong một bảng xếp hạng đại học thế giới có sự chú trọng vào tiêu chí phát triển bền vững.
Ngoài TDTU, ở Việt Nam cũng có một đại diện nữa có mặt trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2020, đó là Trường Đại học Trà Vinh được xếp ở vị trí 129 . Đây cũng là một thành tích rất tốt cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Bảng xếp hạng các đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2020.
Việc tăng hạng liên tục của TDTU trong bảng xếp hạng đã chứng minh rằng Nhà trường luôn chú trọng phát triển bền vững và làm đúng cam kết xây dựng đại học theo hướng hiện đại, hòa hợp thiên nhiên; và luôn nỗ lực tiết kiệm, gìn giữ nguồn lực; tăng trưởng theo hướng xanh để bảo vệ môi trường và trái đất.
Tính đến tháng 12/2020, TDTU đã đứng trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín quốc tế như: Top 700 trong Bảng xếp hạng các đại học tốt nhất toàn cầu của Tạp chí Hoa Kỳ (U.S News 2021), Top 800 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới của Thượng Hải (ARWU 2020), Top 301-400 trong bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu (THE Impact Rankings 2020), xếp thứ 639 trong bảng xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (URAP 2020), và xếp thứ 163 trong bảng xếp hạng QS Châu Á 2021.
Việc được xếp hạng bởi tất cả các bảng xếp hạng đại học uy tín của thế giới hiện nay cho thấy chính sách phát triển và quản trị đại học đã được xác định đúng đắn; từ đó có sự tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc. Điều này cho thấy cơ chế tự chủ đại học với Quyết định thí điểm đổi mới hoạt động số 158/QĐ-TTg trên nền tảng Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ đóng vai trò then chốt. Cụ thể, các bảng xếp hạng thế giới với các trường đại học Việt Nam như sau:
Sự thành công của TDTU ở tất cả các Bảng xếp hạng đại học thế giới cũng là điển hình của việc thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới toàn diện và căn bản hoạt động giáo dục đại học của Đảng và nhà nước.
Mô hình này hiện đang rất cần sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và nhà nước để có thể tiếp tục phát triển ổn định. Có như thế mới có thể hy vọng TDTU tiếp tục trụ hạng và giữ được sự tăng trưởng vượt bậc như trong 3 năm vừa qua.
Tự chủ đại học là tất yếu - vướng đâu gỡ đó?
Cho đến thời điểm này, việc khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu đã thể hiện, chứng minh bằng thực tiễn, nhiều trường đã có những bước tiến vượt bậc.
LTS: Tự chủ đại học được nhiều trường thực hiện từ nhiều năm nay. Trong đó, có trường thực hiện ở từng khâu, từng khoa, từng bộ phận, có trường thực hiện toàn bộ. Nhưng thực hiện như thế nào thì tự chủ đại học cũng chứng minh được hiệu quả của nó về chất lượng đào tạo, về sự hội nhập với đào tạo đại học của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tự chủ đại học ở một góc độ khác còn là sự xã hội hóa công tác đào tạo một cách thiết thực, hiệu quả để người học tham gia đóng góp vào quá trình phát triển của các nhà trường. Gần đây, nhất là sau sự việc lùm xùm ở Đại học Tôn Đức Thắng, vấn đề về tự chủ đại học lại được đặt ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, khác những lần bàn thảo trước, lần này, bàn thảo là để chỉ ra những vướng mắc và hướng tháo gỡ, để tự chủ đại học tiếp tục phát triển.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cấp đến vấn đề hiệu quả từ tự chủ đại học.
Giảng viên và sinh viên Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia TP HCM trong phòng thí nghiệm.
Cho đến thời điểm này, việc khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu đã thể hiện, chứng minh bằng thực tiễn. Từ những trường đại học công lập thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo như Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đến các trường trực thuộc các bộ ngành như Đại học Công nghiệp, Đại học Tài chính- Marketing... đều có bước phát triển đáng kể.
Dễ nhận thấy nhất là từ cơ sở vật chất ban đầu được trang bị, các trường có sự đầu tư theo từng năm học, từng ngành học để đến nay có điều kiện dạy và học hiện đại. Tiếp đó là việc mở ra hàng loạt ngành đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và của người học. Các ngành này được đầu tư ngay từ khi mở ra với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng cao... Vì các trường được quyền tự chủ trong mời và trả lương giảng viên, tự chủ trong đào tạo và tạo điều kiện cho đào tạo, tự chủ quyết định những ngành mũi nhọn, hướng đào tạo mũi nhọn của mình.
Tiến bộ cả trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trong các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM, có Đại học Quốc tế thành lập vào tháng 12/2003, được tự chủ tài chính từ năm 2008 và hiện nay đang hướng đến tự chủ toàn diện. Đây trường đại học công lập đầu tiên sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Đến nay, trường có hơn 8.800 sinh viên, gần 600 học viên, nghiên cứu sinh bậc sau đại học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, học phí của Đại học Quốc tế có cao hơn mặt bằng chung của các trường chưa tự chủ, nhưng đổi lại, điều kiện học tập và nghiên cứu của cả sinh viên lẫn giảng viên đều trội hơn hẳn.
Chung Minh Nhật sinh viên năm thứ 4 khoa Công nghệ thông tin của trường này cho rằng, mức học phí mà Nhật đóng cho nhà trường là chấp nhận được và hoàn toàn xứng đáng với những gì mà em nhận được: "Học phí hơi cao, nhưng em thấy văn hóa học tập năng động và em có rất nhiều cơ hội nghiên cứu và học tập khi vào trường. Với em, với các cơ hội nghiên cứu, học tập, làm việc theo nhóm nghiên cứu, có các bạn ở các khoa, các bộ môn khác nhau, em cảm thấy em nhận được nhiều hơn".
Giáo sư- Tiến sĩ Võ Văn Tới cùng sinh viên giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế.
Đại học này hiện có 63% giảng viên trình độ tiến sĩ, thư viện với 33.000 đầu sách, 45 phòng thí nghiệm hiện đại, mỗi năm có 500 bài công bố nghiên cứu khoa học và bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế. Thu nhập của giảng viên, nhân viên cao hơn các đại học công lập khác và thấp hơn mức một số trường đại học dân lập nhưng có thể sống được bằng nghề của mình, có thể dành toàn thời gian hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu khoa học. Thực tế, để thu hút được người giỏi về làm việc, các trường tự chủ cần tạo ra được môi trường làm việc tốt nhất, điều kiện thúc đẩy nghiên cứu khoa học tốt nhất và trả lương ở mức chấp nhận được.
GS.TS Võ Văn Tới, người thúc đẩy thành lập Bộ môn Kỹ thuật Y sinh của trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết: "Trường Đại học Quốc tế tự chủ tài chính có lợi thế là mức lương đủ đề thu hút nhiều nhân tài. Trong trường, đặc biệt là Khoa Kỹ thuật Y sinh đầu tư về điều kiện làm việc cho giảng viên rất tốt, các phòng thí nghiệm của Khoa cũng rất tốt. Đó là một yếu tố để thu hút giảng viên về và gắn bó".
Tăng dần quyền tự chủ đại học
Cả nước hiện có 240 trường đại học, học viện. Năm 2014, theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, có 23 cơ sở giáo dục đại học bắt đầu được thí điểm tự chủ tương đối toàn diện. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, thực ra, cụm từ tự chủ đại học xuất hiện từ năm 1996, từ khi 2 đại học quốc gia ra đời, nghĩa là đến nay đã 25 năm. Mô hình quản trị đại học có nhiều chuyển biến, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học: "Trong bước đầu tự chủ đại học đã có những chuyển biến rõ rệt, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay các trường tham gia thí điểm tự chủ đã có sự bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam".
Tại kỳ họp Quốc hội vừa mới kết thúc, trong đó, khi trả lời chất vấn của đại biểu về tự chủ đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá: Chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học nhưng mới được một số bước, còn phải thực hiện tiếp tục và đây là một quá trình. Thời gian qua chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học và đã đạt được kết quả rất tốt. Gần đây nhất, khi phát biểu với hàng ngàn giảng viên, sinh viên của Đại học Quốc gia TP HCM, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng nhấn mạnh đến tự chủ đại học.
Có thể thấy, Chính phu va nganh Giáo dục- Đào tạo đeu đa khang đinh tu chu đai hoc phai la cau chuyen bat buoc chu khong con la su khuyen khich nhu truoc nua. Trong nhung nam gan đay, chung ta thay quyen tu chu cua cac truong đa đuoc noi rong dan, tu Nghị định số 43 năm 2006 của Chính phủ ve tu chu tai chinh đoi voi đon vi su nghiep cong lap đen Nghị quyết số 40 năm 2012 ve Chuong trinh hanh đong cua Chinh phu trong đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công...cho thấy trong xay dung chinh sach đeu theo xu huong thúc đẩy tự chủ đại học. Hiệu quả thực tiễn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường được tự chủ là động lực để các trường khác mạnh dạn thực hiện tự chủ từng bước hoặc toàn diện cho phù hợp./.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Nha Trang khai giảng năm học 2020 - 2021 Ngày 25-11, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Nha Trang tổ chức khai giảng năm học 2020-2021 và tiếp nhận tân sinh viên khóa 24. Các sinh viên thực hiện nghi thức tuyên thệ. Năm học 2020-2021, nhà trường có hơn 6.700 tân sinh viên, trong đó cơ sở Nha Trang khóa 24 có 367 sinh viên của 7 ngành đào...