Viêm xoang trán và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả
Viêm xoang trán là hiện tượng dịch nhầy tiết ra quá mức khiến cho cả 2 khoang nhỏ ở trên ổ mắt bị lấp kín và tắc nghẽn. Bệnh làm gia tăng áp lực lên vùng má, trán, thái dương gây đau đầu, đau nhức mũi, vô cùng mỏi mệt.
Nguyên nhân gây viêm xoang trán
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang trán là do virus và vi khuẩn. Viêm xoang trán do virus thường là biến chứng của viêm mũi, cảm lạnh, cúm. Viêm xoang trán do virus thường tự khỏi, sau khoảng 1 tuần.
Viêm xoang trán do vi khuẩn hiếm gặp hơn nhưng lại lâu khỏi hơn.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang trán là do virus hoặc vi khuẩn
Triệu chứng viêm xoang trán
Các triệu chứng điển hình là:
Đau nhức quanh mắt (hoặc trán)
Có thể đau một bên hoặc hai bên xoang
Chảy nước mắt (đôi khi)
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:
Sốt nhẹ hoặc sốt cao
Mệt mỏi
Nghẹt mũi, chảy nước mũi
Đau họng
Ho
Ngửi kém.
Video đang HOT
Sốt là một trong những triệu chứng của viêm xoang trán
Điều trị viêm xoang trán như thế nào?
Thuốc Tây
Để điều trị viêm xoang trán có thể cần dùng đến nhiều loại thuốc như: Thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc corticosteroid, thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm, thuốc kháng sinh…
Tuy nhiên, các chuyên gia tai mũi họng khuyến cáo, người bệnh chỉ nên dùng thuốc đúng theo chỉ định, không dùng kéo dài quá 7 – 10 ngày. Bởi nhiều loại thuốc thông mũi, giảm đau tiêu viêm gây các tác dụng phụ như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, thậm chí gây tác dụng ngược. Có nghĩa là sẽ gây viêm mũi xoang nặng hơn, kéo dài hơn.
Thảo dược dân gian
Hoa ngũ sắc: Sử dụng một nắm hoa ngũ sắc nghiền nát, sau đó ngâm với cồn 70 độ, chắt lấy nước, dùng bông chấm dung dịch này đưa vào từng bên mũi và xì mũi.
Hoa ngũ sắc là một trong những loại thảo dược giúp trị viêm xoang trán
Xông hơi bằng lá chanh, lá giao, cây ngũ sắc: Giúp thông mũi và giảm đau hiệu quả.
Tỏi và mật ong: Giã tỏi cùng mật ong với tỷ lệ trộn là 1:1. Sử dụng tăm bông để chấm và đưa vào sâu trong hốc mũi.
Cách phòng ngừa viêm xoang trán
Tiêm vacxin phòng cúm hàng năm
Vì cảm lạnh, cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng viêm mũi xoang, viêm xoang trán nên tiêm phòng vacxin hàng năm sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh này.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Khói bụi, virus, phấn hoa… trong môi trường có thể gây viêm mũi, dẫn đến viêm xoang trán. Bởi vậy, bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ mũi.
Chú ý chế độ ăn
Để tăng cường sức khỏe tổng thể góp phần ngăn ngừa bệnh do virus, vi khuẩn, bạn nên ăn nhiều rau củ quả hơn.
Ăn nhiều rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tổng thể
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là biện pháp được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao. Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi. Nhờ đó sẽ giúp phòng ngừa viêm mũi, viêm xoang.
Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi là nên chọn dung dịch vệ sinh xịt mũi dạng phun sương có chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, điển hình như dung dịch vệ sinh xịt mũi Chekat.
Dung dịch vệ sinh mũi Chekat có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Phi Long
Con gái 14 tuổi mặt sưng húp, sốt cao phải nhập viện, mẹ nhìn vào phòng tắm liền rõ lý do
Khăn mặt là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sử dụng khăn mặt không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ cấp cứu Điền Tri Học chia sẻ với Ettoday: Có một nữ sinh cấp 2 tên tên Tiểu Quyên, 14 tuổi học nội trú. Gần đây, mẹ của Tiểu Quyên đột nhiên nhận được thông báo từ nhà trường rằng con gái gặp vấn đề sức khỏe. Người mẹ vội vã đến trường và suy sụp khi nhìn thấy tình trạng của con gái mình. Tiểu Quyên ngoài việc sốt cao còn không ngừng chảy nước mắt, khuôn mặt bên phải sưng to, mí mắt không mở được. Theo biểu hiện bên ngoài, bác sĩ hoài nghi là một bệnh viêm mô tế bào của khuôn mặt. Thấy rằng đôi mắt của Tiểu Quyên không thể chuyển động, suy đoán rằng các cơ phía sau mắt cũng bị ảnh hưởng.
Chiếc khăn mặt bẩn khiến cô bé 14 tuổi phải nhập viện. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ lo lắng rằng não của cô bé cũng có thể bị nhiễm trùng, vì vậy đã nhanh chóng cho Tiểu Quyên đi kiểm tra chụp CT cắt lớp. May mắn thay, cô bé không gặp vấn đề lớn, chỉ cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, điều khó hiểu là, Tiểu Quyên không bị viêm mũi, cũng không bị sâu răng, vậy điều gì khiến cô bé có tình trạng viêm nghiêm trọng đến như vậy?
Người mẹ đã quyết định đến phòng của con gái ở trường để tìm hiều. Hóa ra Tiểu Quyên dùng chung phòng tắm với 7 nữ học sinh khác, khăn của mỗi người sau khi sử dụng đều sẽ treo bên cạnh giường của mình, nhưng vì lười biếng nên Tiểu Quyên đã để khăn rửa mặt trong nhà tắm. Khi người mẹ bước vào phòng tắm, rất sợ hãi khi nhìn thấy chiếc khăn của con gái mình, nó giống như một chiếc giẻ lau, ở phần giữa có màu đen, chúng đã bị mốc.
Bác sĩ Điền Tri Học
Người mẹ cũng nói chuyện với những nữ học sinh khác trong phòng: "Cháu thấy tình trạng con gái cô hiện nay rất nghiêm trọng, các cháu hãy nói thành thật, các cháu có dùng khăn mặt của con gái cô để lau tay hay không?" Một lúc sau, vài người bạn cùng phòng của Tiểu Quyên cũng thừa nhận sai lầm của mình, sau khi đi vệ sinh xong, tiện tay lấy chiếc khăn để lau tay.
Bác sĩ Điền Tri Học giải thích rằng, chiếc khăn của Tiểu Quyên sau khi sử dụng sẽ được hong khô, sau đó lại được dùng để lau tay. Khi Tiểu Quyên dùng khăn để rửa mặt, không ngờ rằng đã bị nhiễm vi khuẩn, thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm sưng.
Nguy hại khi sử dụng khăn mặt bẩn?
1. Nổi mụn, lão hóa da
Những mầm mống vi khuẩn trú ngụ trong chiếc khăn mặt là nguyên nhân gây mụn và tái phát nhiều lần. Khi bạn lau mặt hay tiếp xúc khăn mặt với da, vi khuẩn từ chỗ mụn này lan sang chỗ khác hoặc các vùng da lành lặn khiến mụn ngày càng nhiễm nặng chứ không thể khỏi.
Thêm vào đó, những sợi vải thô ráp ở chiếc khăn khi cọ xát vào da mặt khiến da bạn bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng da bị lão hóa và chảy xệ.
2. Gây các bệnh nguy hiểm
Khi dùng khăn mặt, vô tình bạn đang tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, rồi chúng sẽ xâm nhập vào máu gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, viêm tủy, viêm màng tim, viêm xương khớp và viêm não.
3. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ à bệnh truyền nhiễm, chúng dễ lây nhất qua việc dùng chung khăn mặt. Đặc biệt những chiếc khăn mặt không rõ nguồn gốc, chất liệu khăn kém, các loại khăn bán đầy ngoài chợ được nhuộm bởi các hóa chất thì càng dễ gây đau mắt và các tổn thương về da.
4. Cách vệ sinh khăn mặt
Để loại bỏ các chất bẩn có trên khăn mặt. Các bạn có thể thực hiện các bước dưới đây mỗi tuần 1 lần:
Bước 1: Hòa dung dịch nước muối rồi ngâm khăn trong vòng 10 phút.
Bước 2: Vò khăn thật kỹ, sau đó giặt sạch bằng xà bông, xả lại bằng nước sạch.
Bước 3: Đun sôi nước sau đó cho khăn vào luộc trong vòng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn tối đa.
Cuối cùng, vắt thật khô rồi phơi ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Theo khampha
Những người thích nhuộm tóc sẽ có thể kích thích các tế bào ung thư Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể kích thích các tế bào ung thư, tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư vô cùng đáng sợ. Hiện nay, rất nhiều người thích làm đẹp, đặc biệt là nhuộm tóc. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất trong quá trình nhuộm tóc có thể ảnh hưởng đến tóc,...