Viêm xoang ở trẻ em cần điều trị thế nào?
Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tần suất rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang và viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàng.
Viêm xoang ở trẻ em khác gì với người lớn?
Bệnh viêm xoang ở trẻ em khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng. Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc.
Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác được tạo thành dần: xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7- 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi.
Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.
Ảnh minh họa
Trẻ nào thường bị viêm xoang?
Trong các thập niên gần đây, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có xu hướng gia tăng, hay gặp nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than…, sự giảm dần của diện tích cây xanh trong môi trường sống. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường (điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005).
Tỷ lệ trẻ em trai mắc bệnh viêm xoang mũi tương đương với trẻ em gái (trai là 54%, gái là 46%).
Video đang HOT
Phân biệt dấu hiệu bệnh viêm xoang với viêm đường hô hấp trên
Làm thế nào để phân biệt trẻ bị bệnh viêm xoang với một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính vì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6-8 lần? Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám. Diễn biến và biểu hiện bệnh như sau:
Sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần (viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5-7 ngày là hết), trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn oẹ. Trẻ bú không được dài hơi như khi đang khỏe do tắc mũi. Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp mặt trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề, đóng bánh ở góc trong ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rò mủ ra ngoài da.
Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Một số trường hợp viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi. Tổ chức V.A ở trần vòm trong tình trạng quá phát và đọng mủ.
Quan sát họng miệng thấy mủ vàng xanh bám đầy thành sau họng xuống tận dưới hạ họng.
Màng tai thường dày đục và lõm, một số trẻ có hiện tượng ứ đọng dịch trong hòm tai-viêm tai giữa thanh dịch – do sự thông khí kém giữa tai và mũi họng.
Chụp Xquang xoang thường như phim Blondeau, Hirtz chỉ cân nhắc thực hiện khi nghi ngờ có biến chứng của viêm xoang do ảnh hưởng nặng nề của tia chụp với trẻ nhưng thật sự cũng khó đánh giá tình trạng viêm xoang của trẻ trên hai phim này vì mặt trước của xoang bị các mầm răng cản trở. Nếu thấy thật cần thiết chỉ nên chụp phim cắt lớp vùng xoang để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh.
Bệnh viêm xoang ở trẻ cần điều trị như thế nào?
Điều trị nội khoa là chính từ 4-6 tuần với kháng sinh toàn thân nhóm b lactam hoặc macrolid kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng.
Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang.
Chỉ định phẫu thuật chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của viêm xoang theo chỉ định chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
ThS. Phạm Bích Đào
Theo SK&ĐS/giadinh.net
Dùng giấm táo để điều trị viêm xoang
Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm... đã khiến các trường hợp bị viêm xoang tăng lên. Bệnh này chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
Các tình trạng khác như dị ứng, polyp mũi và nhiễm trùng răng cũng có thể góp phần gây ra đau xoang.
Giấm táo có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng xoang bằng cách liên kết các mầm bệnh lại và giúp cơ thể loại bỏ chúng hiệu quả hơn.
Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang xảy ra khi khoang mũi bị nhiễm trùng, sưng và viêm; các triệu chứng của căn bệnh này gây ra đau đớn và khó chịu, cản trở các hoạt động hằng ngày của mỗi người. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, những triệu trứng của viêm xoang sẽ tái phát và có thể nặng hơn.
Ngoài những phương pháp y tế thì vẫn có những cách khắc phục tại nhà bằng các nguyên liệu dễ tìm và lành tính để kiểm soát nhiễm trùng xoang. Cụ thể, bạn hãy thử làm điều này với giấm táo.
Giấm táo có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng xoang bằng cách liên kết các mầm bệnh lại và giúp cơ thể loại bỏ chúng hiệu quả hơn. Đặc tính kháng khuẩn giấm táo giúp phá vỡ chất nhầy và làm thông đường thở, giảm tắc nghẽn, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, giấm cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể để hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên nặng hơn. Mặc dù có tính axit trong tự nhiên, giấm táo cũng rất giàu chất điện giải giúp kiểm soát mức độ pH và giúp giảm mức độ axit của cơ thể.
Cách dùng giấm táo
Uống giấm táo trực tiếp: Cho hai muỗng cà phê giấm táo vào ly (khoảng 100 ml) nước ấm. Uống ít nhất 2-3 lần/ngày và bạn sẽ thấy những thay đổi đáng kể tình trạng viêm xoang của mình.
Giấm táo với mật ong: Phương pháp này thường được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả cao. Bạn chỉ cần thêm muỗng canh mật ong vào một muỗng canh giấm táo, trộn đều và uống hỗn hợp này ít nhất hai lần/ngày. Đặc tính kháng khuẩn của cả hai thành phần này sẽ làm dịu hiệu quả sự khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan nhiễm trùng.
Giấm táo với bột ớt cayenne: Bột ớt cayenne có một hợp chất được gọi là capsaicin, giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể pha chế hỗn hợp này theo tỷ lệ: chén giấm táo, một muỗng canh ớt cayenne, nước chanh tươi vắt (một trái chanh), một thìa mật ong và chén nước. Đun sôi nước, thêm giấm táo và đun vừa lửa. Sau đó, thêm nước cốt chanh và mật ong để làm hương vị dễ uống hơn. Tiếp tục thêm bột ớt cayenne, khuấy đều và uống mỗi ngày.
Xông mũi với giấm táo: Cho 3-4 muỗng canh giấm táo vào nồi nước nóng, trùm khăn lại và xông vùng mũi. Thực hiện điều này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn trong đường mũi và làm giảm các triệu chứng liên quan đến xoang gây khó chịu.
Rửa mũi với giấm táo: Trộn đều hai muỗng giấm táo vào một ly nước ấm để rửa mũi. Nước rửa này làm sạch đường mũi vì nó giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong các hốc mũi.
Làm thành thuốc trị nghẹt mũi: Nguyên liệu gồm một chén giấm táo, nước chanh, thìa bột gừng, thìa bột cayenne và ba thìa mật ong.
Trộn nước cốt chanh và giấm táo để hỗn hợp sôi trên lửa nhỏ trong 2-3 phút, sau đó thêm các thành phần còn lại và đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh. Uống 1-2 muỗng hằng ngày để loại bỏ chất nhầy từ đường mũi và giúp bạn thở dễ dàng hơn.
*Lưu ý: Nên cần chọn loại giấm táo chưa tiệt trùng, hữu cơ để các phương pháp trên được hiệu quả nhất.
Theo Thanh Huyền/sgtiepthi.vn
Bài thuốc dân gian cho người mắc viêm xoang Viêm xoang được xem là căn bệnh dai dẳng, khó điều trị khiến cho khoang mũi bị ứ đọng dịch gây khó chịu. Dưới đây là cách chữa bệnh viêm xoang bằng nước muối. Viêm xoang là gì? Viêm xoang là tình trạng niêm mạc ở mũi bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn các xoang. Các xoang bình thường rỗng và...