Viêm tắc động mạch chi dưới, đừng để quá muộn!
Khi có các biểu hiện đau, mỏi cứng ở bắp chân, bắp đùi khi đi bộ thậm chí cả lúc nghỉ ngơi, nhiều người hay nghĩ đó là biểu hiện của tuổi già, hoặc các bệnh cơ xương khớp, đau thần kinh ngoại vi… Nhiều bệnh nhân cũng đã bị chẩn đoán nhầm như vậy mà không nghĩ đến bệnh viêm tắc động mạch chi dưới, đến khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng hẹp/tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới vị trí tổn thương. Bệnh dễ mắc ở những người có các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…
Dấu hiệu nhận biết
Cần nghĩ đến viêm tắc động mạch chi dưới nếu bệnh nhân có các triệu chứng: đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi, hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được. Hiện tượng đó lặp lại sau một khoảng cách đi bộ nhất định. Khoảng cách đó ngắn dần chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng lên đau bàn, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ. Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân.
Da chân tái và lạnh loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân, kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng hoặc bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh ở giai đoạn sớm. Và thường dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh như đã nói ở trên. Do vậy việc điều trị bệnh thường được bắt đầu ở giai đoạn muộn, khó khăn hơn rất nhiều.
Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh?
Nếu có triệu chứng như đã mô tả ở trên, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất. Cách khám đơn giản nhất mà bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được là kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến hẹp tắc mạch. Siêu âm mạch máu có thể giúp bệnh nhân biết rõ động mạch bị hẹp tắc ở đâu và mức độ như thế nào, đồng thời có thể cho biết mức độ thiếu máu chi dưới ra sao nhờ đo chênh lệch huyết áp giữa cổ chân và cánh tay.
Hoặc máy chụp cắt lớp hệ động mạch chủ bụng chậu và toàn bộ chi dưới giúp xác định chẩn đoán phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và thường được thực hiện cuối cùng để đồng thời có thể can thiệp mở thông mạch máu chi dưới là chụp mạch máu bằng ống thông trên máy chụp kỹ thuật số DSA.
Video đang HOT
Các phương pháp điều trị
Mục tiêu điều trị cơ bản là mở thông động mạch chậu – chi dưới.
Hai phương pháp mở thông động mạch chậu – chi dưới là: nong – đặt stent động mạch chậu – chi dưới qua da bằng ống thông (can thiệp mạch) và phẫu thuật làm cầu nối động mạch. Chỉ định phương pháp can thiệp hay phẫu thuật được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể. Phương pháp can thiệp mạch có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật, ngày càng được bệnh nhân chấp nhận nhiều hơn, có thể thực hiện được cho phần lớn bệnh nhân, kể cả các trường hợp bị tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân và bàn chân. Các loại thuốc uống sau can thiệp hoặc phẫu thuật rất quan trọng để duy trì kết quả điều trị, hạn chế bị tắc lại.
Động mạch chi dưới trước và sau can thiệp.
Phương pháp can thiệp động mạch chậu – chi dưới qua da bằng ống thông
Dụng cụ can thiệp động mạch chi dưới là các dây dẫn, ống thông gắn bóng và stent, được đưa đến vị trí tổn thương qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi.
Ống thông gắn bóng được đưa vào vị trí hẹp – tắc của mạch để mở rộng lòng mạch. Tiếp theo, stent kim loại (giá đỡ) gắn trên một ống thông khác được đưa vào để mở rộng lòng mạch về mức bình thường và giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại.
Khi lòng mạch được mở thông, dòng máu được phục hồi, các triệu chứng đau, mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn. Các vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên phần hoại tử nặng không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.
Can thiệp mạch chậu – chi dưới có thể có tai biến biến chứng từ nhẹ đến nặng: phản ứng cản quang các mức độ khác nhau, chảy máu vị trí chọc kim, phồng giả động mạch, bóc tách thành động mạch, tắc mạch cấp tính…
Những điều cần chú ý sau đặt stent động mạch chậu – chi dưới
Vị trí chọc động mạch được băng ép chặt để cầm máu, bệnh nhân cần nằm tại giường 6 – 8 giờ. Sau 12 giờ bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng, có bất thường cần thông báo ngay.
Mở thông động mạch chậu – chi dưới không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn. Động mạch có thể hẹp/tắc trở lại, hoặc phát sinh tổn thương mới. Cần duy trì kết quả điều trị bằng việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị, nhằm hạn chế tái hẹp mạch vành và điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… Thay đổi chế độ sinh hoạt như bỏ thuốc lá và các chất kích thích, kiêng mỡ và phủ tạng động vật, hoạt động thể lực tăng dần theo khả năng. Và cuối cùng bệnh nhân cần tái khám đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
Theo SKDS
Loãng xương dễ tử vong
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động... Biến chứng do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỉ lệ tử vong 20% và thương tật vĩnh viễn đến 50%.
Lâu nay, nói đến loãng xương, người ta thường nghĩ nữ giới mới mắc. Theo các chuyên gia y tế, đây là sự ngộ nhận tai hại vì nam giới cũng có nhiều nguy cơ loãng xương và khi đã mắc bệnh rồi thì rất nguy hiểm.
Té là gãy
Theo các bác sĩ (BS), nguyên nhân loãng xương ở nam giới là do sự suy giảm của testosterone - hormone cần thiết cho độ cứng cáp và mật độ xương. Cùng với tuổi tác hoặc bất kỳ lý do gì khiến testosterone giảm thì cũng kéo theo chứng loãng xương ở nam giới. Xương bắt đầu suy yếu khi bước vào độ tuổi 35-40 và tuổi càng cao, quá trình loãng xương diễn ra càng nhanh. Thông thường, nam giới loãng xương ở lứa tuổi sau 65. Tuy nhiên, tình trạng mắc bệnh này đang trẻ hóa, có người mới chỉ 30 tuổi, do lười vận động, uống nhiều bia rượu.
Nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh loãng xương. Ảnh: CHIÊU ANH
PGS-TS-BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM, cho biết gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi do té ngã, va đụng trong sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương như tuổi tác, tiền sử gia đình, tầm vóc nhỏ, thiểu năng tuyến sinh dục nam và các tuyến nội tiết, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, lối sống ít hoạt động...
Hệ quả nặng nề
Các BS cho biết loãng xương đang được xem là một "dịch bệnh" âm thầm lan rộng khắp cộng đồng vì bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu nào, chỉ phát hiện được khi đã bị gãy xương.
Kết quả khảo sát từ nhóm nghiên cứu của ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan, Khoa Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Nhân dân 115, cũng cho thấy Việt Nam hiện có tới 30% phụ nữ và 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương tổng số người mắc bệnh này khoảng 2,8 triệu. Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dễ bị gãy cổ tay, xương đùi, xương đốt sống hơn nếu như bị loãng xương. Nguy hiểm hơn, có đến 30% nam giới tử vong sau một năm bị gãy xương hông. Tuy nhiên, trong cộng đồng, việc ý thức phòng căn bệnh này cũng như nhận thức những hệ lụy nghiêm trọng của nó hiện chưa được quan tâm.
Theo BS Lê Anh Thư, bệnh loãng xương như "sát thủ" thầm lặng đối với sức khỏe con người, nếu mắc phải sẽ để lại hậu quả nặng nề. Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, có thể tàn phế, phải sống phụ thuộc vào người khác, thậm chí gia tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 30% - 50% trường hợp chết trong vòng một năm sau gãy cổ xương đùi. Tỉ lệ bị gãy cột sống ở nam giới nghiện thuốc lá cao gấp đôi so với người không hút. Biến chứng gãy xương do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỉ lệ tử vong 20% và đến 50% bị thương tật vĩnh viễn.
Liên đoàn Chống bệnh loãng xương thế giới (IOF) đánh giá hiện nay tại châu Á, trong đó có Việt Nam, chi phí điều trị loãng xương tăng rất nhanh. Ước tính tới năm 2050, thế giới có thể phải tiêu tốn tới trên 131 tỉ USD để chữa trị những ca chấn thương liên quan đến loãng xương.
Tốt nhất là phòng ngừa
Các BS lưu ý khi phát hiện dấu hiệu lâm sàng, cơ thể đã bị mất 30% khối lượng xương. Biểu hiện là người bệnh thường đau mỏi mơ hồ vùng cột sống, đau dọc các xương dài, mỏi cơ bắp hay bị chuột rút, đau theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, hạn chế vận động. Vì vậy, mọi người cần tự cứu mình khi chưa muộn thông qua việc tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, khuyên phần lớn các trường hợp loãng xương có thể phòng ngừa được bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như thực hiện chế độ ăn đủ canxi, đủ vitamin D đồng thời tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung canxi nếu cần, tăng cường thể dục, không hút thuốc, uống rượu ít, duy trì cân nặng hợp lý...
Theo XUÂN THU (Người lao động)
Cuộc chiến với căn bệnh thời đại Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân được lý giải: thời buổi hiện đại, phương tiện hỗ trợ con người đủ mọi mặt, thêm vào đó năng lượng nạp vào quá nhiều nhưng không có thời gian để tiêu hao. Bệnh của thời ít vận động, nhiều stress Bệnh lý tim mạch đang...