Viêm lưỡi hay ung thư?
Tôi bị một vài vết lạ trên lưỡi, có màu đỏ hơi trắng không khó chịu gì trừ khi ăn đồ mặn hoặc cay. Nếu là ung thư chắc phải nổi hạch? Xin hỏi tôi có cần đi khám không?
Nguyễn Đức Văn (Hòa Bình)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Có nhiều khả năng bạn bị viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường làm mất gai lưỡi.
Lúc đầu một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ. Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn và thường tái phát.
Thường thì không có triệu chứng gì, nhưng một số trường hợp có triệu chứng kích thích của lưỡi là phổ biến, đặc biệt là với thức ăn nóng hoặc cay. Xuất hiện đau rát ảnh hưởng đến ăn uống khi có bội nhiễm.
Mặc dù lưỡi bản đồ có thể trông khá nguy hiểm, nhưng nó không gây ra vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hoặc ung thư. Lưỡi bản đồ đôi khi có thể gây khó chịu cho lưỡi và tăng độ nhạy cảm với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối và thậm chí là đồ ngọt.
Nếu bạn gặp tình trạng này nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh viêm loét kèm theo.
Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi có triệu chứng kéo dài, gây đau hoặc khó chịu khi ăn, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bổ sung chất chống oxy hóa phải đúng cách
Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào bị gây ra bởi các gốc tự do.
Ảnh minh họa
Mà các yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do có thể xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể hoặc khi chúng ta tiếp xúc với tia cực tím, khói thuốc lá, hóa chất công nghiệp, ô nhiễm không khí...
Nếu số lượng các gốc tự do này vượt quá khả năng điều chỉnh của cơ thể sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ góp phần gây lão hóa và phát triển nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Chính vì vậy, với mong muốn ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa, nhiều người đã tự ý uống bổ sung chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, việc uống bổ sung chất chống oxy hóa không đúng cách lại gây hại cho cơ thể, như: Làm giảm hiệu suất tập thể thao; việc bổ sung chất chống oxy hóa không làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng không giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư như nhiều người vẫn nghĩ; sử dụng sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa với liều lượng cao còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi...
Chính vì lẽ đó, các bác sĩ luôn đưa ra khuyến cáo bổ sung chất chống oxy từ thực phẩm để bảo đảm an toàn, lành mạnh. Bởi, tất cả các loại thực phẩm đều chứa các chất chống oxy hóa khác nhau với số lượng khác nhau, đặc biệt các loại rau và hoa quả giàu chất này, bao gồm: Bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, cam, táo, các loại quả mọng, yến mạch, gạo lứt...
Ngoài những loại này, một số thực phẩm khác cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về khả năng cung cấp chất chống oxy hóa, như: Trà xanh và trà đen, chocolate đen, kỳ tử, các loại đậu, hạt óc chó, hồ đào, hạnh nhân.
Loại củ mọc mầm giúp chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư hiệu quả Loại củ mọc mầm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả. Nhiều bà nội trợ hiểu nhầm rằng, tỏi mọc mầm là không nên ăn...