Vị thủ tướng không tấc đất cắm dùi
Những người làm nhiệm vụ điền vào bản khai tài sản của Thủ tướng Nepal Koirala bối rối vì không có gì để điền.
Mặc dù có điều kiện và có quyền hưởng cuộc sống tiện nghi, sang trọng, lãnh đạo nhiều quốc gia vẫn có cách sống hoặc hành vi rất bình dị, khiêm tốn. Loạt bài này sẽ giới thiệu những nhà lãnh đạo đặc biệt như vậy đến với bạn đọc.
Nếu đọc thông tin về kê khai tai sản được đăng trên trang web của Chính phủ Nepal, có thể thấy, ngoài 3 chiếc điện thoại, ông Sushil Koirala không còn tài sản nào mang tên mình.
Những cán bộ làm nhiệm vụ điền vào bản khai tài sản của ông Koirala bối rối khi họ không có gì để điền vào.
“Ông Koirala không sở hữu một ngôi nhà hay mảnh đất nào. Ông cũng không đầu tư tiền vào cổ phiếu hay bất kỳ công ty nào. Ông ấy không có xe hơi, mô-tô và cũng không có tài khoản ngân hàng”, báo Press Trust of India dẫn lời Tổng thư ký đảng cầm quyền, ông Basanta Gautam, trong bài viết đăng vào tháng 3.2014.
Ông Koirala trong một buổi làm lễ. (Ảnh: says.com)
Ông Gautam cho biết vị Thủ tướng 75 tuổi này không có vật gì bằng vàng hay bạc, hoặc bất kỳ một tài sản nào khác mang tên ông. Ông Koirala chỉ có 3 chiếc điện thoại. “Nhưng chúng tôi không thể liệt kê điện thoại là tài sản của ông ấy, nên chúng tôi không biết điền vào bảng kê khai như thế nào. Có lẽ bảng kê khai chỉ có thông tin cá nhân của ông ấy”, ông Gautam nói.
Trước khi chuyển đến khu nhà ở dành cho thủ tướng tại Baluwatar vào tháng 2.2014, ông Koirala sống trong nhà được Đảng Quốc hội Nepal thuê cho chủ tịch đảng ở ngoại ô Kathmandu.
Video đang HOT
Là người độc thân, ông Koirala tiếp tục cuộc sống giản dị ngay cả khi lên làm thủ tướng. Ông cũng thể hiện không ham gì những đặc quyền mà mình được hưởng.
Tháng 3.2014, báo chí khu vực đưa tin Thủ tướng ở nhà thuê này trả lại 650USD tiền công tác sau chuyến đi của ông sang Myanmar dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực. “Thủ tướng trả lại kinh phí cho chính phủ vì không dùng đến”, trợ lý Prakash Adhikari của ông Koirala cho biết.
Làm chính trị từ lúc còn trẻ, ông Koirala được coi là hình ảnh sạch ngay từ đầu. Ngay cả tại quê nhà ông ở thị trấn Nepalgunj, phía tây Nepal, ông cũng không có mảnh đất nào. Ông ở nhà anh trai những lúc về thăm quê. Trong khi ở Nepal, người dân thường gắn chính trị gia với sự giàu có.
“Ông ấy là người đàn ông với những sở thích vô cùng đơn giản”, BBC dẫn nhận xét của nhà báo Netra KC – làm việc ở Nepalgunj. “Thực tế là ông ấy phải phụ thuộc vào sự hào phóng của những người cùng đảng và chính phủ, ngay cả khi ông phải sang Mỹ chữa bệnh”, nhà báo Netra nói.
Theo nhiều nhà phân tích, Thủ tướng Sushil Koirala là tấm gương hiếm hoi ở một đất nước xảy ra tình trạng tham nhũng tràn lan như Nepal, đặc biệt là những người làm trong bộ máy công quyền. Nhiều bộ trưởng kê khai tài sản của họ là do thừa kế, nhưng dân thường không cảm thấy thuyết phục.
Ngay cả trong trường hợp của ông Koirala, một số ý kiến hoài nghi rằng ông sống thế nào với ít đồ như vậy, hoặc nghi ngờ ông có tài sản bí mật. Tuy nhiên, đa số người Nepal tin rằng Koirala đích thực là người đơn giản, và lối sống của ông phản ánh điều đó.
Thủ tướng Sushil Koirala (giữa) trong một cuộc họp với các lãnh đạo đảng tại khu nhà công của ông ở Baluwatar.
Cũng giống như Tổng thống Uruguay Jose Mujica, lối sống giản dị của ông Koirala dường như chịu ảnh hưởng của những năm tháng nhọc nhằn thời trẻ. Ông Koirala từng phải ngồi tù trong những năm ở tuổi 30.
Dù ông Koirala được coi như một tấm gương cho sự giản dị, nhưng lối sống đó chỉ là một ngoại lệ, không phải quy tắc. Vì nhiều thành viên khác trong chính phủ dưới thời ông lãnh đạo được cho là rất giàu. Hầu hết bộ trưởng trong nội các đều sở hữu nhiều tài sản.
Ông Koirala không phải vị thủ tướng giản dị duy nhất của Nepal trong thời gian gần đây. Cựu lãnh đạo đảng của ông Koirala là ông Krishna Prasad Bhattarai cũng nổi tiếng kham khổ vì chỉ mang theo một chiếc hòm kim loại cũ, một chiếc ô và một cái bình khi rời khỏi khu nhà dành cho thủ tướng.
Ông Koirala làm Thủ tướng Nepal từ tháng 2.2014 và từ chức vào tháng 10.2015, sau khi các đảng chính trị Nepal không thể đồng thuận trong bối cảnh xảy ra các cuộc biểu tình liên tiếp chặn một điểm giao thương biên giới quan trọng giữa Nepal và Ấn Độ để phản đối Hiến pháp mới.
Ông Koirala bị chẩn đoán bị ung thư phổi vào tháng 7.2014. Di sản mà ông để lại dưới thời làm thủ tướng là một thỏa thuận mang tính lịch sử giữa 4 đảng chính trị chính ở Nepal để mở đường cho tiến trình soạn thảo Hiến pháp mới của nước này, Báo Times of India đưa tin.
_______
Đón đọc kỳ tiếp theo vào sáng 28.11: Giáo hoàng giản dị và “cách mạng của lòng thương”
Theo Danviet
Nepal tổ chức hội nghị các nhà tài trợ kêu gọi tái thiết đất nước
Ngày 25/6, tại Kathmandu, Chính phủ Nepal đã tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế để kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng thế giới cho công tác tái thiết quốc gia Nam Á này sau thảm họa động đất hồi cuối tháng Tư vừa qua.
Ngoại trưởng Nepal Mahendra Bahadur Pandey (phải) phát biểu tại hội nghị. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại hội nghị có sự tham dự của đại hiện hơn 60 quốc gia và tổ chức quốc tế, Thủ tướng Nepal Sushil Koirala đã bày tỏ sự cảm kích trước sự hỗ trợ ngay lập tức của các nước và tổ chức trên thế giới sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter xảy ra ngày 25/4 vừa qua.
Ông Koirala cũng cam kết rằng mọi viện trợ của quốc tế sẽ đến tận tay người dân.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết Chính phủ Ấn Độ cam kết cung cấp khoản viện trợ trị giá 1 tỷ USD giúp Nepal khắc phục hậu quả động đất. 1/4 số tiền này sẽ được cấp cho Nepal dưới dạng các khoản viện trợ và phần còn lại dưới dạng cho vay. Tính tới nay, tổng viện trợ tài chính của Ấn Độ cam kết cho Nepal lên tới 2 tỷ USD.
Dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Trung Quốc tham gia hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ 3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 483 triệu USD) giúp Nepal xây dựng lại các khu vực bị tàn phá bởi động đất.
Trước đó, tại cuộc gặp ngày 24/6 với người đồng cấp Nepal Mahendra Bahadur Pandey, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ sớm cử phái đoàn liên bộ tới Kathmandu để phối hợp với giới chức sở tại lên kế hoạch cho quá trình tái thiết.
Ngoài ra, hai nước sẽ phối hợp xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như các tuyến đường cao tốc xuyên biên giới, các chốt biên phòng nhằm tăng cường tính kết nối và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Ngoài ra, Nepal cũng sẽ nhận khoản viện trợ 500 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) và 600 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo ước tính, Nepal sẽ cần khoảng 6,7 tỷ USD để xây dựng lại đất nước sau thảm họa động đất, vốn cướp đi sinh mạng của hơn 8.700 người, phá hủy hơn 500.000 ngôi nhà và khiến hàng nghìn người rơi vào cảnh mất nhà cửa./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Nepal đã không sẵn sàng trước trận động đất thứ hai Thủ tướng Nepal Sushil Koirala, hôm 14/5 thừa nhận, chính phủ đã không sẵn sàng đối phó trận động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra hôm 12/5. Các nhà khoa học cho biết, trận động đất mới nhất là một phần trong chuỗi phản ứng sau trận động đất ngày 25/4. Trận động đất ngày 12/5 đến nay vẫn tiếp tục gây...