Vị thế của Thủ tướng Angela Merkel có ‘chao đảo’ sau kế hoạch từ chức?
Môt sô y kiên đê ngo kha năng Thu tương Đức Angela Merkel se không thê tai vi đên hêt nhiêm ky 2021.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tới dự Hội nghị cấp cao Á Âu ở Brussles, Bỉ ngày 19/10/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Thu tương Đưc Angela Merkel ngay 30/10 bay to tin tương thông bao vê viêc ba se rút lui khỏi cuộc đua vào vị trí thủ tướng sau khi kêt thuc nhiệm kỳ vào năm 2021 se không tao ra anh hương tơi vị thế quốc tế cua ba.
Nha lanh đao ky cưu nhân manh “không co gi se thay đôi vi thê cua tôi trong cac cuôc đam phan quôc tê”. Ngươc lai, ba Merkel cho răng hiên tai ba se co nhiêu thơi gian hơn đê tâp trung vao cac nhiêm vu trên cương vi ngươi đưng đâu chinh phu.
Tuy nhiên, giơi quan sat không mây thuyêt phuc trươc tuyên bô trên. Cac chuyên gia cho răng Thu tương Đưc se găp kho khăn hơn trong viêc thuyêt phuc thê giơi vê nhưng nô lưc nhăm đam bao ôn đinh tai Liên minh châu Âu (EU). Môt sô y kiên con đê ngo kha năng ba se không thê tai vi đên hêt nhiêm ky 2021 va nhưng diên biên trong chinh trương Đưc thơi gian săp tơi se năm ngoai tâm kiêm soat cua nư lanh đao nay.
Trươc đo, ngày 29/10, Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tại đại hội của đảng này, dự kiến tổ chức vào tháng 12 tới tại thành phố Hamburg.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, quyết định trên của Thủ tướng Merkel chịu sự tác động đáng kể từ kết quả bầu cử bang Hessen diễn ra trước đó 1 ngày, với việc đảng CDU của bà chỉ giành được 27,6% số phiếu, giảm gần 11% so với kết quả bầu cử năm 2013.
Cuộc bầu cử ở bang Hessen được ví như một thước đo đối với nền chính trị ở thủ đô Berlin, và thất bại của cả CDU lẫn SPD khiến uy tín của chính phủ đại liên minh và cá nhân Thủ tướng Merkel vốn dĩ đã thấp nay càng bị sứt mẻ.
Theo Minh Ngoc (TTXVN)
Bão lại nổi trên chính trường Đức
Sau cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội liên bang đầy sóng gió vào tháng 9/2017, mà phải hơn nửa năm sau một chính phủ đại liên minh mới có thể thành lập, chính trường Đức lại đứng trước một cuộc khủng hoảng mới khi kết quả cuộc bầu cử nghị viện bang Hessen cho thấy, uy tín của các đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã sụt giảm nghiêm trọng tới mức nào.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 20/7. Ảnh: THX/TTXVN
Tại bang Hessen, với việc chỉ giành được 27% phiếu bầu, CDU mất tới 11,3% số phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Tương tự, SPD cũng mất tới 10,9% số phiếu, chỉ còn lại 19,8% phiếu bầu. Tổng cộng, hai trong số ba đảng tham gia chính phủ đại liên minh ở cấp liên bang đã bị mất tới 22,2% phiếu bầu ở bang Hessen.
Kết quả đáng thất vọng này đến chỉ 2 tuần sau một thất bại khác của chính phủ đại liên minh trong cuộc bầu cử bang Bayern, khi đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đảng chị em với CDU và chỉ hoạt động tại Bayern, mất tới 10,5% số phiếu bầu, trong khi SPD cũng mất đúng 10,9% phiếu.
Cuộc bầu cử ở bang Hessen được ví như một thước đo đối với nền chính trị ở thủ đô Berlin, và thất bại của cả CDU lẫn SPD khiến uy tín của chính phủ đại liên minh và cá nhân Thủ tướng Angela Merkel vốn dĩ đã thấp nay càng bị sứt mẻ.
Vì điều này, bà Merkel đã quyết định rút khỏi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch CDU, vị trí mà bà đã nắm giữ liên tục 18 năm qua, tại đại hội của đảng tổ chức ở thành phố Hamburg vào tháng 12 tới. Nhiệm vụ của CDU là tìm kiếm một vị chủ tịch mới.
Trước mắt, bà Merkel tuyên bố chỉ rút lui hoàn toàn sau khi hoàn thành nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư liên tiếp vào năm 2021. Mặc dù luật pháp Đức không bắt buộc thủ tướng phải là người đứng đầu một đảng phái chính trị nào đó, nhưng theo truyền thống, đây được coi là chìa khóa thành công cho bất kỳ cá nhân hay đảng phái nào trong lịch sử nước Đức.
Bản thân Chủ tịch SPD Andrea Nahles cũng đã lên tiếng gây sức ép đối với bà Merkel trên cương vị người đứng đầu chính phủ, với mong muốn có được một chính phủ mạnh và ổn định, nhận được sự ủng hộ tối đa của các nghị sĩ Quốc hội Liên bang - ít nhất trong phạm vi đại liên minh.
Trong trường hợp không tìm được tiếng nói chung dẫn đến chính phủ sụp đổ, bà Merkel có thể phải kết thúc sớm nhiệm kỳ thủ tướng. Rõ ràng, đây cũng là cơ hội mà SPD có thể tận dụng để tìm kiếm vị thế tốt hơn trong chính phủ, bất chấp uy tín của đảng này trên chính trường Đức cũng đang lao dốc không phanh. Mặc dù Chủ tịch Nahles không ủng hộ một giải pháp "độc lập", song nhiều đảng viên SPD đang đòi hỏi một đường lối rõ ràng hơn, với việc rời bỏ chính phủ đại liên minh để trở thành một đảng độc lập. Đây được cho là con đường tốt nhất có thể giúp SPD tìm lại ánh hào quang xưa, sau một thời gian quá dài bị cái bóng của CDU che phủ.
Một nhân tố đáng lưu ý, là đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã giành thêm 9% để đạt tỷ lệ phiếu bầu 13,1% và có mặt tại nghị viện bang Hessen. Đây là bang cuối cùng mà đảng theo đường lối thiên hữu có nhiều biểu hiện cực hữu này giành được ghế tại nghị viện, đồng nghĩa với việc AfD đã có mặt tại cơ quan lập pháp của toàn bộ 16 bang của nước Đức, tại Quốc hội Liên bang Đức cũng như tại Nghị viện châu Âu. Như một hệ quả tất yếu, AfD sẽ đào sâu hơn nữa những chia rẽ trong xã hội Đức, đặc biệt trước những vấn đề nóng như cực đoan và bài ngoại. Nước Đức vốn đang chìm trong cuộc khủng hoảng người di cư, và sự lớn mạnh thần tốc của AfD càng có nguy cơ khiến xã hội bất ổn.
Trái ngược với xu thế tụt dốc thê thảm của CDU, CSU và SPD, đảng Xanh lại giành chiến thắng ngoạn mục trong hai cuộc bầu cử cấp bang vừa qua. Tại bang Bayern, đảng theo đuổi các mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái và có thái độ chống phân biệt chủng tộc này giành 17,5% phiếu, tăng 8,9% so với năm 2013. Còn tại bang Hessen, đảng này vươn lên ngang hàng với SPD, tăng 8,7% phiếu bầu so với bốn năm trước.
Xu thế bảo vệ môi trường đang lan tỏa khắp nước Đức, với việc các thành phố lần lượt thông qua luật cấm lưu thông xe ô tô sử dụng nhiên liệu diesel, cũng như theo đuổi việc từ bỏ điện than và điện hạt nhân, điều này có vai trò không nhỏ của đảng Xanh. Đóng góp của đảng này đã được cử tri ghi nhận.
Trên thực tế, tình trạng bấp bênh của chính trường Đức đã xuất hiện kể từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vào năm 2015, mà nước Đức với quyết định mở cửa của Thủ tướng Angela Merkel là tâm điểm. Sự chia rẽ được phản ánh rõ qua kết quả cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội liên bang hồi tháng 9/2017, quá trình đàm phán thành lập cũng như vận hành của chính phủ, và mới nhất là kết quả bầu cử nghị viện các bang Bayern và Hessen.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, chính trường Đức dự báo sẽ còn gặp nhiều "giông bão" trong năm 2019, khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, cũng như nghị viện các bang Brandenburg, Sachsen và Thringen diễn ra.
Phạm Thắng (Phóng viên TTXVN tại Đức)
Theo TTXVN
Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930 Với việc bà Angela Merkel tuyên bố rút lui khỏi vị trí chủ tịch đảng CDU và không tái tranh cử vào năm 2021, EU đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ nhiều thập kỷ qua. Sau gần 2 thập kỷ là người lãnh đạo của đảng trung hữu Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo CDU, bà Angela Merkel quyết...