Vì sao thảm họa cháy rừng ở Hawaii vô cùng tàn khốc?
Vụ cháy rừng ở Maui, Hawaii, Mỹ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 96 người, tàn phá thành phố nghỉ mát lịch sử Lahaina và khiến hàng chục nghìn cư dân, du khách phải sơ tán khỏi đảo.
Giới chức Mỹ mô tả đây là thảm họa cháy rừng kinh hoàng nhất ở nước này trong hơn 100 năm qua. Các đội cứu hỏa vẫn đang vật lộn dập tắt các đám cháy ở Maui cũng như Đảo lớn thuộc quần đảo Hawaii.
Một khu vực bị cháy rừng thiêu rụi ở thành phố Lahaina trên đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ. Ảnh: NBC
Thống kê sơ bộ cho thấy, sự cố bùng phát từ đêm 8/8 đã gây tổn thất nghiêm trọng về người và vật chất cho các cộng đồng địa phương. Ngoài 96 trường hợp được xác nhận đã thiệt mạng, hơn 1.000 người khác vẫn đang mất tích. Hơn 1.000 héc-ta diện tích trên đảo Maui bị thiêu rụi. Cơ quan quản lý các tình huống khẩn cấp liên bang (FEMA) ước tính việc tái thiết thành phố Lahaina sẽ tiêu tốn tới 5,5 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, thảm họa tồi tệ trên do nhiều nguyên nhân, trong bối cảnh các vụ cháy rừng gia tăng tàn phá miền tây nước Mỹ những năm gần đây.
Hai sự kiện thời tiết đã tạo điều kiện cho cháy rừng dữ dội và khó dập tắt ở Maui. Thứ nhất, hòn đảo vừa trải qua một đợt hạn hán, biến thảm thực vật thành nhiên liệu khô dễ bắt lửa. Thứ hai, một cơn bão càn quét ở phía nam đã tạo ra những đợt gió lớn kéo dài, thổi bùng các đám cháy khắp hòn đảo.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, môi trường do con người tạo ra ở Maui và các đảo khác thuộc Hawaii cũng trở nên thuận lợi hơn cho các vụ cháy rừng. Reuters dẫn lời Elizabeth Pickett, đồng giám đốc điều hành tổ chức Quản lý cháy rừng Hawaii tiết lộ, chỉ chưa đầy 1% các sự cố như vậy ở bang này là do nguyên nhân tự nhiên.
Trong nửa thế kỷ qua, diện tích đất của Hawaii dành cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc đã giảm hơn 60% do cạnh tranh quốc tế và giá bất động sản tăng cao. Một phần những đồng ruộng trên các đảo từng được tưới tiêu để trồng mía, đu đủ, dứa và hạt mắc ca, đã trở thành đất ở hoặc không còn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nhiều mảnh đất bị bỏ hoang, tạo điều kiện cho một loại cỏ ngoại lai, dễ bắt lửa sinh sôi, phát triển và hiện chiếm 25% diện tích toàn bang. Chuyên gia Matthew Zeitlin giải thích trên trang Heatmap rằng, những loại cỏ xâm lấn đó đã lấn án các loài thực vật bản địa, khô héo nhanh và dễ bắt lửa, khiến các đám cháy rừng lan rộng với tốc độ chóng mặt. Điều đó góp phần khiến các đám cháy ở Hawaii, kể từ những năm 1990, đã thiêu rụi số diện tích mỗi năm cao gấp 4 lần so với thế kỷ trước.
Theo trang Slate, sau khi nghiên cứu 3 thành phố ở bang California bị cháy rừng tàn phá là Santa Rosa (2017), Ventura (2017) và Paradise (2018), các nhà khoa học kết luận, “tình trạng thiếu nhà ở trong vùng cùng những chính sách sử dụng đất của bang và địa phương như khuyến khích xây dựng khu dân cư ở các nơi tiềm ẩn rủi ro cao, đang dẫn đến tổn thất gia tăng về kinh tế và con người do cháy rừng”.
Điều này có nghĩa là, ngày càng có nhiều người dân chuyển tới sinh sống ở những nơi bị đánh giá là không an toàn, dễ gặp cháy rừng, lũ lụt ven biển,… khiến hậu quả càng bị khuếch đại khi thiên tai xảy ra.
Video đang HOT
Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến thảm họa ở Lahaina, nơi từng là thủ phủ của Hawaii vào đầu thế kỷ 19, đặc biệt nghiêm trọng. Thị trưởng Richard Bissen cho biết, cháy rừng trong tuần qua đã “thiêu rụi tất cả” của thành phố có gần 13.000 cư dân ở phía tây đảo Maui này.
Biến đổi khí hậu cũng có thể là một nguyên nhân gây thảm họa ở Hawaii. Các nhà khoa học nhận định, tình trạng ấm nóng lên toàn cầu do con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, đã dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn. Nắng nóng cùng nền nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa hè này cũng góp phần gây ra vô số vụ cháy rừng nghiêm trọng, bất thường ở châu Âu và miền tây Canada.
Toàn cảnh thảm họa cháy rừng san phẳng cả thị trấn ở Hawaii, Mỹ
Vụ cháy rừng thảm khốc ở quần đảo Hawaii của Mỹ đã giết chết ít nhất 67 người, đốt cháy các tòa nhà và thiêu rụi một thị trấn cổ.
Những ngôi nhà và công trình nằm sát bờ biển bị thiêu rụi. Ảnh: AFP
Các vụ cháy rừng bùng phát trên đảo Maui của Hawaii đã khiến hàng nghìn người phải sơ tán và biến phần lớn thị trấn Lahaina sôi động, có tuổi đời hàng thế kỷ thành tro bụi.
Người dân ở đây vừa mới bắt đầu kiểm tra mức độ tàn phá của ngọn lửa, trong khi các đội cứu hỏa tiếp tục làm việc để khống chế một trong những vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong những năm gần đây. Thống đốc Hawaii Josh Green đã mô tả đám cháy là có thể là thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử bang. Ông nói: "Những gì chúng ta đã chứng kiến thật là thảm khốc".
Mọi người đang tìm kiếm những người thân mất tích, vì phần lớn hòn đảo vẫn chưa có sóng điện thoại di động và điện. Các quan chức cảnh báo việc phục hồi sau các đám cháy sẽ mất nhiều thời gian.
Đám cháy bắt đầu khi nào và như thế nào?
Nhà thờ Waiola và chùa Hongwanji cùng bị lửa nhấn chìm. Ảnh: AP
Các đám cháy rừng hồi đầu tuần này ở Maui bùng phát do gió khô thổi mạnh và nhanh chóng lan sang các khu dân cư. Tốc độ và sức mạnh của ngọn lửa khiến các quan chức địa phương bất ngờ. Thống đốc Green cho biết: "Chúng tôi chưa từng trải qua trận cháy rừng nào gây ảnh hưởng mạnh đến một thành phố như thế này trước đây".
Nhiệt độ toàn cầu tăng cao và hạn hán đã góp phần biến các khu vực của Hawaii thành một chiếc hộp đánh lửa tạo nên một trong những đám cháy nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ. Những điều kiện này trở nên tồi tệ hơn do gió mạnh từ một cơn bão gần đó.
Các đám cháy lan rộng thế nào?
Những đám cháy lớn đầu tiên dường như đã bắt đầu ngay sau nửa đêm 8/8. Ngọn lửa bùng lên và đến sáng hôm sau đã lan sang thị trấn cổ Lahaina.
Một con tàu bị thiêu rụi ở vùng biển phía trước thị trấn Lahaina. Ảnh: Reuters
Những cơn gió lớn do Bão Dora hình thành trên Thái Bình Dương đã giúp đám cháy lan qua vùng ven biển Lahaina với tốc độ đáng báo động. Ngọn lửa lan nhanh đến nỗi một số cư dân phải nhảy xuống biển để thoát thân. Cảnh sát biển đã giải cứu hơn chục người trên mặt biển.
Đến sáng 9/8, thị trấn lịch sử này về cơ bản đã bị san phẳng. Các vụ cháy khác ở Kula và trên đường Pulehu ở thung lũng trung tâm bùng phát vào chiều 8/8.
Cảnh tượng tựa như bãi phế liệu ở Lahaina sau khi lửa thiêu rụi tất cả. Ảnh: AP
Những thiệt hại ban đầu
Số nạn nhân thiệt mạng được xác định là 67 người vào tối 11/8, nhưng con số đó có thể còn tăng lên. Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ thống kê được số thi thể được tìm thấy ngay bên ngoài. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người vẫn mắc kẹt bên trong nhà.
Các đội tìm kiếm và cứu hộ từ California đang tham gia nỗ lực tìm kiếm những người sống sót và xác định danh tính những người thiệt mạng.
Nỗ lực chữa cháy vẫn tiếp diễn
Trực thăng của vệ binh quốc gia phun nước chữa cháy từ trên cao. Ảnh: Shutterstock
Vệ binh quốc gia và các đội cứu hộ khác đã tới để hỗ trợ các nhân viên chữa cháy ít ỏi của Maui. Hòn đảo này chỉ có khoảng 65 lính cứu hỏa làm việc cùng một lúc và 13 xe cứu hỏa sử dụng trong đô thị, thay vì trên địa hình phức tạp hoặc vùng đất hoang dã.
Ông Bobby Lee, Chủ tịch Hiệp hội Lính cứu hỏa Hawaii cho biết: "Về cơ bản, bạn đang cố gắng dập một ngọn đuốc".
Các đội cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với nhiều đám cháy, trên khắp Maui cũng như trên đảo Hawaii, tại các khu vực và hệ sinh thái mà trước đây chưa từng đối mặt với các mối đe dọa cháy rừng nghiêm trọng. Giới chuyên gia nói rằng mặc dù các đám cháy trên do nhiều yếu tố gây ra, nhưng không thể phủ nhận cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Thị trấn cổ bị san phẳng
Hình ảnh thị trấn cổ Lahaina trước và sau khi bị hỏa hoạn tấn công. Ảnh: Planet Labs
Lahaina, được thành lập vào những năm 1700 và từng là thủ đô của Vương quốc Hawaii, gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Những con đường rợp bóng cây với các phòng trưng bày nghệ thuật và cửa hàng nổi tiếng đã bị thiêu rụi. Các quan chức cho biết ít nhất 1.700 công trình, bao gồm nhà cửa, trường học và nơi thờ cúng đã bị phá hủy hoặc hư hại.
Tòa nhà cổ nhất ở Maui, Bảo tàng Baldwin Home, đã bị hỏa hoạn san bằng. Cây đa 150 tuổi ở đây đã cháy xém, mặc dù nó vẫn đứng vững. Nhà thờ Waiola - được coi là nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên ở Maui - và ngôi chùa Phật giáo Hongwanji Shin 90 tuổi cũng đã bị phá hủy.
Hai cư dân tìm kiếm trong đống đổ nát, nơi từng là ngôi nhà của họ. Ảnh: Getty Images
Hoạt động phục hồi
Hoạt động phục hồi thiệt hại sau cháy rừng hầu như chưa diễn ra. Mặc dù hàng nghìn khách du lịch đang được sơ tán khỏi hòn đảo, nhưng hàng nghìn người dân địa phương vẫn cần nhà ở. Tại các nơi trú ẩn, cư dân đã lập danh sách viết tay những người mất tích.
Với nhiều khu vực trên đảo không có sóng điện thoại và không thể tiếp cận do hỏa hoạn, con số thực sự về người thiệt mạng và người mất tích vẫn chưa rõ ràng.
Thách thức bủa vây đảo nghỉ mát ở Hawaii sau thảm họa cháy rừng Chính quyền Maui thuộc Hawaii, Mỹ, đang đau đầu trong việc cân bằng giữa những nhu cầu thiết yếu của người dân sau thảm họa với tình hình tài chính dài hạn của hòn đảo. Đối với người dân sinh sống ở phía tây đảo Maui, họ hiện không còn tâm trí để phục vụ khách du lịch tới nghỉ dưỡng sau khi...