Vì sao rau xanh, rau mầm dễ gây ngộ độc khi ăn?
Rau sống, rau mầm… là những thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm từ các mầm bệnh có hại như Salmonella, E.coli và Listeria nếu chưa được nấu chín kỹ.
Trái cây, rau xanh và rau mầm là loại thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê vào danh sách những món ăn phòng ngừa ung thư rất tốt. Tuy nhiên theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thì đây cũng là những thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm từ các mầm bệnh có hại như Salmonella, E.coli và Listeria nếu chưa được nấu chín kỹ.
CDC lý giải, trái cây và rau xanh có thể bị ô nhiễm ở bất cứ đâu dọc theo hành trình từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm cả ô nhiễm chéo trong nhà bếp. Ngoài ra, các loại rau mầm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc vì điều kiện ấm áp, ẩm ướt để trồng rau chính là môi trường lý tưởng để vi trùng phát triển. Ăn rau mầm sống có thể gây ngộ độc thực phẩm từ Salmonella, E.coli hoặc Listeria.
Nguy cơ ngộ độc khi ăn rau sống, rau mầm chủ yếu là do cách sử dụng và chế biến của người tiêu dùng. Ảnh: H.Q
Trước đó, GS-TS Nguyễn Văn Đề, Nguyên chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, chia sẻ trên báo chí, nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Nguyên nhân là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh… Chính vì thế nếu mọi người có thói quen ăn rau sống sẽ có nguy cơ nguy hiểm sức khỏe cao.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tương tự rau sống, nguy cơ ngộ độc từ rau mầm chủ yếu từ cách sử dụng và chế biến của người tiêu dùng. Theo ông, đầu tiên là do nước tưới không sạch, có chứa vi khuẩn E.coli, có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Thứ hai là do một số trường hợp sử dụng dung dịch phân đạm (nitrat) hoặc chất kích thích sinh trưởng tưới để cho cây lớn nhanh, gây tồn động các chất trong thân, lá cây. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra, bởi rau nhanh dài nhưng thân sẽ bị mềm, không ngon mắt, tiểu thương khó tiêu thụ.
Thứ ba, do giá thể không được làm sạch, dễ bị nhiễm nấm, điều này thường bắt nguồn từ những gia đình tự trồng rau mầm tại nhà. Thứ tư, nguyên nhân gây ra ngộ độc đến từ việc sử dụng rau mầm không đúng cách như ăn sống nhưng chủ quan không rửa sạch, rửa kỹ.
Do đó, khi đi để tránh ngộ độc thực phẩm khi sử dụng các thực phẩm trên, CDC đã khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn sản phẩm không bị bầm tím, hư hỏng. Cần tách biệt trái cây, rau quả với thịt sống, thịt gia cầm và hải sản trong giỏ đồ của bạn. Khi ở nhà, cần rửa tay, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp và bề mặt để sơ chế thực phẩm (dao, thớt, mặt bàn…).
Cách ăn an toàn nhất là rau được nấu chín hoàn toàn, hoa quả được rửa sạch. Nếu không, nguy cơ ngộ độc thực phẩm của bạn là khá cao. Người tiêu dùng cũng nên làm lạnh trái cây và rau quả trong vòng 2 giờ sau khi bạn cắt, gọt vỏ hoặc nấu chúng.
Ngoài ra theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, người tiêu dùng nên mua sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn đã được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận. Đồng thời để loại bỏ được vi khuẩn có trong rau sống, rau mầm, người tiêu dùng cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. “Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ chết và không gây hại cho cơ thể. Khi rửa xong, rau sống cần để ráo nước” – PGS-TS Thịnh cho biết.
Bí ẩn bên trong cơ thể người: Tuổi thọ của nội tạng và tuổi thọ chúng ta hóa ra không nhất thiết là một!
Lá gan 100 tuổi trong cơ thể cô gái ngoài đôi mươi và những bí ẩn về tuổi nội tạng.
Viện Ghép gan Đại học Inonu ở Malatya, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008, một cô gái 19 tuổi đang nằm tuyệt vọng trên giường bệnh. Cô mắc một căn bệnh nguy hiểm có tên gọi là não gan. Nó xảy ra khi lá gan bị suy kiệt đến độ không còn có thể lọc bỏ được độc tố ra khỏi máu.
Như một hệ quả, độc tố tích tụ lại khiến não bộ bị tổn thương nặng. Với tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, cô gái đã được các bác sĩ đưa vào danh sách chờ ghép gan ưu tiên. Nhưng đáp lại đó chỉ là một sự chờ đợi trong tuyệt vọng.
Không có một lá gan nào phù hợp với cô gái 19 tuổi.
Video đang HOT
Cho đến một ngày, các bác sĩ nhận thấy chỉ số sinh tồn của cô gái đã xuống đến mức thấp cực điểm. Lá gan của cô đã chết hẳn, và họ cần cứu lấy tính mạng cô ngay lập tức. Cực chẳng đã, trung tâm điều phối tạng ghép báo với các bác sĩ rằng họ có một lá gan thừa, một lá gan mà tất cả các bệnh viện khác trong hệ thống đều từ chối.
Quả đúng thật, đó là một lá gan rất xấu. Nó chứa một khối u nang do nhiễm ký sinh trùng và từng thuộc về một bà cụ 93 tuổi vừa mới mất. Theo tiêu chuẩn cấy ghép, lá gan này không phù hợp, đặc biệt là với cơ thể của một cô gái mới 19 tuổi.
Nhưng đó thực sự là cơ hội sống cuối cùng mà cô gái có được, các bác sĩ đã quyết đoán tiến hành ca cấy ghép và thật tuyệt vời khi họ đã thành công. Cô gái trẻ không chỉ sống sót, mà còn hồi phục một cách đáng kinh ngạc. Sáu năm sau ca phẫu thuật, cô gái hạ sinh một bé con khỏe mạnh.
Năm 2015, vào đúng ngày sinh nhật đầu tiên của con mình, cô gái đã tổ chức thêm một lễ sinh nhật đặc biệt. Đó cũng là ngày mà lá gan của cô ấy 100 tuổi.
Mỗi nội tạng của chúng ta đều có tuổi khác nhau
Câu chuyện là một minh chứng không thể chối cãi cho thấy trong cơ thể chúng ta, có những nội tạng có thể sống lâu hơn cả cuộc đời chủ nhân nó. Lá gan của một bà cụ 93 tuổi lẽ ra vẫn có thể sống nếu bà ấy còn sống.
Ngược lại, có những nội tạng sẽ chết trước cả cơ thể, chúng đã già đi một cách nhanh hơn, bị lão hóa nhiều hơn và yếu hơn giống như lá gan của cô gái mới 19 tuổi.
Trong nhiều trường hợp, tuổi của nội tạng có thể là một thước đo quan trọng hơn tuổi của bản thân bạn. Nó cũng giống như một con số được các nhà khoa học gọi là " tuổi sinh học".
Tuổi sinh học được định nghĩa là tuổi được ước tính bằng các chỉ số sinh học trong cơ thể người thay vì số năm bạn sống trên đời. Hai con số này không phải lúc nào cũng là một. Và tuổi của từng nội tạng dựa trên các chỉ số sinh học của nội tạng ấy cũng vậy.
Một thanh niên trẻ khỏe ở độ tuổi 20-30 có ngoại hình hoàn toàn trẻ trung. Nhưng thói quen ăn uống kém lành mạnh có thể đã biến tụy của anh ấy trông như tụy của một người trung niên 50 tuổi. Một nghiên cứu thực sự đã tìm thấy một người 38 tuổi mang những quả thận của người trên 60.
Ngược lại, cũng có những người già đã ngoài 80 nhưng sở hữu một trái tim dường như mới đập qua 4 thập kỷ. Họ có một trái tim khỏe, khi biết tập luyện và giữ gìn nó cẩn thận.
Nhà di truyền học Michael Snyder tại Đại học Stanford ví cơ thể người như một chiếc xe hơi. Theo thời gian, toàn bộ chức năng của một chiếc ô tô sẽ bị khấu hao, suy giảm. " Nhưng trong số các linh kiện và phụ tùng, có những bộ phận sẽ bị hao mòn nhanh hơn những bộ phận khác", ông nói.
Các dữ liệu thu thập được từ các ca cấy ghép nội tạng cho thấy những manh mối hấp dẫn về độ lão hóa của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Theo đó, có một số cơ quan thông thường có thể trẻ hơn hoặc già hơn độ tuổi của người mang nó.
Trái tim và tụy thường già đi nhanh hơn tuổi thật của một người khi đã qua tứ tuần, nghĩa là ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, phổi của chúng ta có xu hướng trẻ hơn nếu chúng ta biết giữ gìn nó cẩn thận, không hút thuốc lá. Giác mạc là cơ quan có độ bền cao nhất ít bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.
Ở cấp độ tế bào, khái niệm về tuổi tác của một cơ quan thậm chí còn mờ nhạt hơn, các nhà khoa học chưa biết nhiều về chúng. Họ chỉ biết từng tế bào làm nên một cơ quan, nội tạng đều có thể bị hao mòn theo thời gian.
Một nút kích hoạt tự hủy trong gen sẽ khiến chúng chết sau một thời gian, để được thay thế bằng các tế bào mới sinh ra. Quá trình xảy ra một cách đều đặn, nghĩa là tế bào và mô làm nên mọi cơ quan đều được tái sinh.
Chỉ có điều tốc độ tái sinh ấy rất khác nhau, ở từng loại tế bào và từng cơ quan. Một tế bào hồng cầu lưu thông trong động mạch và tĩnh mạch của bạn sống trung bình được tới bốn tháng. Trong khi đó, những tế bào hồng cầu ở ruột non phải được thay thế chỉ sau vài ngày.
Ở một thái cực khác, hầu hết các tế bào não hoặc tế bào thần kinh đều sống bằng tuổi của chính chúng ta. Chúng không hề bị thay thế bởi các tế bào mới nên cái chết của chúng sẽ gây ra những vấn đề lớn cho cơ thể.
Làm thế nào để biết tuổi của từng nội tạng?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool, Anh, cho rằng sự phức tạp trong cấu trúc của các cơ quan, cùng với sự phụ thuộc của chúng vào các mạch máu để hoạt động, có lẽ là yếu tố chính quyết định tuổi tác của chúng.
Thú vị là tuổi của một số cơ quan nội tạng tỏ ra nhạy cảm hơn với lối sống của chúng ta. Một ví dụ điển hình là những lá phổi, Richard Siow, giám đốc nghiên cứu lão hóa tại Đại học King's College London cho biết.
Lá phổi của những người hút thuốc lá có tuổi thọ ngắn hơn những người không hút thuốc. Và nghiên cứu cho thấy phổi của những người sống trong thành phố sẽ già sớm hơn những người sống ở nông thôn, đó là vì không khí ở thành phố thì ô nhiễm hơn.
Theo Siow, bất kỳ yếu tố lối sống nào cũng có thể ảnh hưởng đến mô hình lão hóa phức tạp của cơ thể chúng ta. Những gì chúng ta ăn và cách chúng ta ăn nó, cách chúng ta ngủ và giờ giấc ngủ của chúng ta - tất cả những điều này có thể tác động đến từng cơ quan nội tạng của chúng ta theo những cách khác nhau.
Rõ ràng, không phải tất cả đều có độ bền như nhau theo thời gian. Và nếu muốn sống lâu hơn và khỏe hơn, chúng ta cũng nên biết bộ phận nào trong cơ thể mình đang bị lão hóa trước tiên.
Nhưng ước tính chính xác tuổi sinh học của bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Mặc dù nhiều trang web cung cấp các ước tính tuổi sinh học của tim hoặc phổi, hầu hết các kết quả đó đều thiếu cơ sở khoa học.
Muốn tính tuổi của một nội tạng cụ thể, bạn phải kiểu tra chi tiết chức năng của nó, kiểm tra cấu trúc mô, cấu tạo tế bào và thậm chí cả DNA để có được đánh giá chính xác.
Một nghiên cứu năm 2020 của Đại học Stanford đã xác định được ít nhất 87 phân tử và vi khuẩn trong cơ thể có thể được sử dụng làm các chỉ dấu sinh học để ước tính tuổi nội tạng cho con người. Bằng cách theo dõi một nhóm tình nguyện viên được xét nghiệm hàng quý trong hai năm, nhóm nghiên cứu thấy các chỉ dấu sinh học này biểu hiện sự lão hóa thông qua các cơ chế sinh học khác nhau.
Hơn nữa, họ nhận thấy có thể phân loại các cá nhân thành các kiểu tuổi khác nhau, bằng cách nhóm các dấu ấn sinh học dựa trên cơ quan hoặc hệ thống đại diện cho sự lão hóa của họ nhất. Chẳng hạn, một trong bốn con đường lão hóa có thể chiếm ưu thế trên cơ thể một người - đó là thận, gan, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch.
Giống như một người có mức cholesterol cao cần năng tập thể dục và kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình, một người có chỉ số lão hóa gan cao có thể cần phải xem xét việc cắt giảm uống rượu, đồ uống có đường.
Những chỉ dấu sinh học này trong tương lai có thể góp phần vào xác định tuổi của từng nội tạng, để đưa cho từng người những lời khuyên và định hướng sống đúng đắn ngay từ khi học còn trẻ.
Bây giờ, những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực học máy còn có thể cho phép chúng ta ước tính tuổi của tế bào và nội tạng chính xác hơn. Một trong những phương pháp này liên quan đến quá trình methyl hóa của DNA. Đó là quá trình tích lũy của một nhóm hóa chất methyl gắn vào các phần khác nhau trên DNA.
Sử dụng phép đo methyl hóa, các nhà khoa học có thể xây dựng được một bản đồ biểu sinh để so sánh tuổi sinh học của các mô và cơ quan khác nhau. Chẳng hạn, một nghiên cứu đã tính được ra độ tuổi sinh học của mô vú trên cơ thể những người phụ nữ thường già hơn tuổi của họ. Đây có thể là một lời giải thích cho lý do tại sao nhiều người phụ nữ lại mắc ung thư vú.
Và có một cơ hội, rằng nếu chúng ta có thể bằng cách nào đó đảo ngược quá trình methyl hóa, chúng ta có thể giúp mô của mình trẻ hơn, từ đó đẩy lùi được ung thư trước cả khi nó xuất hiện.
Liệu chúng ta có thể đảo ngược quá trình lão hóa của nội tạng?
Có thể thấy, dù chúng ta xem xét sự lão hóa của cơ thể theo bất kỳ góc nhìn nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là làm chậm hoặc đảo ngược nó. Ở cấp độ tế bào, đó có thể đã là một mục tiêu khả thi. Vào tháng 3 năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Stanford cho biết họ đã tìm ra cách làm trẻ hóa tế bào lấy từ những tình nguyện viên lớn tuổi.
Họ đã làm điều này bằng cách tạo ra các yếu tố Yamanaka, là những protein trước đây đã từng được đưa vào tế bào để biến chúng trở lại thành trạng thái phôi thai. Sử dụng yếu tố Yamanaka sau một vài ngày, các tế bào trích xuất từ tình nguyện viên lớn tuổi đã trẻ ra đáng kể.
Nhưng đó là dưới mức độ tế bào, còn làm trẻ hóa cả một bộ phận hay cơ quan của con người chắc chắn là điều khó hơn nhiều. Một số nhà khoa học sẵn sàng đầu hàng với những quá trình lão hóa riêng biệt để hướng tới một mục tiêu đơn giản hơn, làm chậm quá trình lão hóa trên tổng thể.
Mục tiêu này tập trung vào việc kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh - Healthspan - của người cao tuổi thay vì kéo dài tuổi thọ - Lifespan cho họ. Một nghiên cứu của Đại học College London gần đây cho thấy một số loại thuốc như rapamycin, metformin và lithium có thể trì hoãn được quá trình khởi phát bệnh tật liên quan đến tuổi già.
Điều đó có nghĩa là sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp một người già có được tuổi già viên mãn hơn, không bị làm phiền bởi bệnh tật. Nhưng họ vẫn sẽ bị lão hóa, và không thể đảo ngược được quá trình lão hóa tổng thể của mình, chỉ là tránh một số căn bệnh nhất định mà thôi.
Richard Siow cho biết, nhìn chung chiến lược nghiên cứu để tìm hiểu tuổi của từng cơ quan nội tạng rất có ý nghĩa. Bởi chúng ta có thể sử dụng tuổi của nội tạng để hoạch định chiến lược chăm sóc sức khỏe.
Nhưng ông cho biết tuổi thọ của các cơ quan cũng không thể tách rời khỏi sự lão hóa tổng thể của một hệ thống. Đó là vì sự lão hóa của một cơ quan này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự lão hóa của các cơ quan khác khác.
"Nếu bạn bị viêm ở khớp, tình trạng viêm đó cũng sẽ ảnh hưởng đến não và tim của bạn", Richard Siow nói. " Mỗi cơ quan khác nhau có một quỹ đạo lão hóa khác nhau, nhưng tất cả chúng đều liên quan đến nhau".
Sút cân mất kiểm soát cảnh báo 4 bệnh nguy hiểm cần đi khám ngay Nhiều người cảm thấy vui mừng khi trọng lượng giảm nhưng sút cân đột ngột cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh như ung thư, tiểu đường, nhiễm ký sinh trùng, cường giáp. Nếu bạn giảm cân đột ngột mà không phải vì các thay đổi trong thói quen sinh hoạt thì đó là một dấu hiệu cảnh báo các...