Vì sao Pháp thu hút du học sinh?
Với những người mong muốn ở lại Pháp làm việc sau khi tốt nghiệp, triển vọng nghề nghiệp ở đất nước này rất hứa hẹn, đặc biệt ở thủ đô.
Trang Topuniversities đưa ra những lý do khiến nhiều du học sinh lựa chọn Pháp.
Pháp có các trường kinh doanh tốt nhất thế giới
Chất lượng giáo dục ở Pháp đã được cả thế giới công nhận. Trong các bảng xếp hạng đại học toàn cầu, trường kinh doanh của Pháp luôn chiếm vị trí cao, đơn cử Đại học Kinh doanh EDHEC. Chương trình thạc sĩ quản lý và thạc sĩ tài chính của trường này nằm trong top 30 bảng xếp hạng toàn cầu các chương trình đào tạo thạc sĩ kinh doanh do tổ chức QS bình chọn năm 2019.
Các doanh nghiệp tài trợ cho Đại học Kinh doanh EDHEC là những công ty hàng đầu thế giới như PwC, Bloomberg, Unilever và Société Générale. Điều này có nghĩa sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và khả năng phân tích trong kinh doanh, quản lý chuyên nghiệp và tài chính.
Pháp có các trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Ảnh: Topuniversities
2. Pháp là trung tâm tài chính thế giới
Thành phố Nice là trung tâm kinh tế ở miền nam nước Pháp, đồng thời là quê hương của nhiều doanh nhân đầy tham vọng, nổi tiếng thế giới. Còn Paris là một trong những thành phố dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh và thị trường quốc tế. Đối với những du học sinh muốn làm trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, Pháp chính là điểm đến học tập phù hợp.
3. Triển vọng nghề nghiệp cao
Với những người mong muốn ở lại Pháp làm việc sau khi tốt nghiệp, triển vọng phát triển nghề nghiệp ở đất nước này rất hứa hẹn, đặc biệt ở thủ đô. Theo bảng xếp hạng thành phố tốt nhất cho sinh viên năm 2018 do tổ chức QS công bố, Paris xếp thứ bảy về vấn đề việc làm. Là một trung tâm quốc tế thịnh vượng, Paris đảm bảo đáp ứng mạng lưới liên lạc toàn cầu.
Video đang HOT
Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, châu Âu là nơi tốt nhất thế giới về cơ hội bình đẳng cho phụ nữ khi học tập, sinh sống, làm việc và Pháp là quốc gia đứng thứ ba trong nghiên cứu này.
4. Pháp nằm ở trung tâm của Tây Âu
Khi nhắc đến Pháp, người ta thường bị choáng ngợp bởi thực phẩm, rượu vang, truyền thống văn hóa phong phú và lối sống xa hoa nhưng tinh tế. Một khi chọn lựa học tại quốc gia này, bạn sẽ có cơ hội vô tận để khám phá mọi thứ mà Pháp cung cấp, hòa mình vào văn hóa và thỏa mãn sở thích du lịch.
Đối với những du học sinh yêu thích nghệ thuật, các bảo tàng tại Pháp luôn miễn phí hoặc giảm giá cho sinh viên. Những bạn thích du lịch và khám phá đó đây thì chọn du học Pháp lại càng đúng đắn.
Nằm ở trung tâm của Tây Âu, Pháp chỉ cách vương quốc Anh một eo biển nhỏ ở phía tây bắc và sát Tây Ban Nha ở biên giới tây nam. Du học sinh cũng có thể đến Đức, Luxembourg và Bỉ ở phía đông bắc, hoặc đến Thụy Sĩ và Italy ở phía đông nam. Du học sinh có thể sử dụng hệ thống tàu hỏa để di chuyển giữa các nước này với giá chỉ vài ruro.
Pháp nằm ở trung tâm của Tây Âu. Ảnh: Topuniversities
5. Được các nhà tuyển dụng đánh giá cao
Việc du học ở bất kỳ quốc gia nào đều có lợi thế khi đi xin việc bởi ra nước ngoài học tập chứng tỏ bạn có thể làm việc trong môi trường độc lập, dám mạo hiểm và dễ thích nghi với những cái mới.
Tuy nhiên, khi chọn lựa học tập tại Pháp, du học sinh sẽ có một số lợi thế hơn khi tuyển dụng. Vì tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai trong Liên minh châu Âu cũng như một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trong thế giới tài chính. Vậy nên biết tiếng Pháp và từng du học tại Pháp sẽ giúp CV của bạn thêm ấn tượng.
6. Chi phí du học rẻ
Với những du học sinh có ngân sách eo hẹp, Pháp là điểm đến phù hợp vì học phí rất rẻ. Tùy vào cấp học và chương trình đào tạo mà các trường công lập ở Pháp sẽ có mức thu riêng, thường khoảng 200-650 euro/năm.
Hàng năm, các tổ chức chính phủ, giáo dục của Pháp cũng tích cực trao các suất học bổng cho cả sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế để khuyến khích học tập.
Thanh Hương
Theo Topuniversities/VNE
Làm sao để vượt qua nỗi hoang mang nơi xứ người?
Đi tới một miền đất lạ, nói một ngôn ngữ khác, hoà mình vào văn hoá khác, chắc chắn các du học sinh sẽ không thể tránh khỏi hoang mang.
Du học ký: Vạn dặm có chi? là cuốn sách về những người Việt trẻ bước chân ra thế giới với những bỡ ngỡ ban đầu, nhưng rồi đã vượt qua mọi rào cản để tìm thấy chính mình nơi xứ người.
Ước ao bữa cơm với rau muống luộc
Nỗi hoang mang lớn nhất mà một du học sinh phải trải qua có lẽ là cú sốc về ẩm thực. Theo Edin Huy - đồng tác giả sách - học nấu những món ăn Việt Nam là điều đầu tiên mà các du học sinh nên biết. Những món nước ngoài khó ăn, đầy bơ và sữa béo, không hợp khẩu vị, đồ ăn nhanh thì ăn mãi cũng chán, vậy nên "tối nay ăn gì?" luôn là một câu hỏi mang nhiều trăn trở. Một bữa ăn thuần chất Việt Nam với canh rau muống luộc có thể là niềm ao ước của biết bao du học sinh.
Sách Du học ký: Vạn dặm có chi?
Nỗi hoang mang tiếp theo chính là vấn đề ngôn ngữ. Nếu bạn có IELTS 8.0 ở Việt Nam và tự tin rằng mình có thể thoải mái đi du học thì đáng tiếc là bạn đã nhầm to. Việc được điểm cao IELTS, TOEFL... hoàn toàn không đảm bảo bạn có thể giao tiếp tốt trong môi trường bản xứ. Như tác giả Minh Lương đã chia sẻ trong bài viết Những thứ không có trong balo, khi đi du học, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng ù ù cạc cạc vì không hiểu các giáo sư nói gì. Du học cũng là... "đọc đến chết thôi", vì học ở nước ngoài, viết luận hay báo cáo quan trọng hơn việc phải làm bài kiểm tra cuối khóa, mà muốn viết cho hay thì bạn phải đọc rất nhiều.
Ở một mình nơi xứ người đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự cô đơn thường trực. Các du học sinh có lẽ sẽ cảm thấy đồng điệu với cô gái trong câu chuyện Sông dài cá lặn biệt tăm của tác giả Sơ Nguyên. Họ luôn phải tỏ ra mạnh mẽ, bản lĩnh khi ở bên ngoài, nhưng khi chỉ có một mình lại nằm gặm nhấm nỗi cô đơn, tự mình chống chọi với những khi ốm bệnh.
Đi du học là bước vào một thế giới khác, khi bạn đang là con cưng của cha mẹ bỗng trở thành cô "Lọ Lem" phải chắt chiu từng đồng tiền làm thêm để trang trải cho sinh hoạt phí đắt đỏ. Tác giả Tú Nguyễn đã chia sẻ trong cuốn sách rằng nhiều khi cô đứng trước Starbucks hồi lâu chỉ để đắn đo không biết có nên mua một cốc cà phê hay không. Bạn có thể uống cà phê cả tuần ở Việt Nam, nhưng một giờ đồng hồ làm thêm ở nước bạn cũng chỉ mua được ba cốc cappuccino mà thôi.
Vượt qua vùng an toàn của bản thân
Với các tác giả trong Du học ký: Vạn dặm có chi?, du học là một hành trình mà họ đã biến mình thành chú cá không chịu nằm yên trong vũng bùn lầy, muốn bơi ra ngoài biển lớn để tự mình ngụp lặn, muốn đi tìm những chân trời kiến thức, những phương pháp tư duy mới mẻ.
Như tác giả Tú Nguyễn, du học là bước qua vùng an toàn của bản thân với cái giá từ bỏ một công việc đáng mơ ước đầy triển vọng, để đi tới đất nước xa xôi học tập, làm thêm kiếm thêm thu nhập, cạnh tranh với biết bao bạn trẻ khác ở cái tuổi 30 đáng lẽ cần ổn định.
Khi đã bước chân ra thế giới, trở về hay không luôn là câu hỏi lớn của du học sinh.
Với Edin Huy, anh đã chọn đi để trở về, theo lời anh nói trong cuốn sách thì: "Mình vốn như một cái cây non vì những ham muốn tuổi trẻ, đã tự bứt mình ra khỏi mảnh đất thổ nhưỡng mà chạy đi xa, để rồi sau khi mệt mỏi, kiệt quệ quay về quê hương lại được đất mẹ êm đềm nuôi dưỡng". Anh đã tìm thấy niềm đam mê của bản thân đối với tinh thần phương Đông, tìm thấy con người Việt Nam trong mình ở ngay tại nơi đất khách quê người.
Hay với tác giả trẻ nhất cuốn sách Scarlet, lần đầu đặt chân đến Canada em mới chỉ 14 tuổi, phải chịu nhiều sự kỳ thị và phân biệt vì ngoại ngữ kém, ít giao tiếp. Bằng nỗ lực, 4 năm sau cô bé ấy đã có thể tự tin làm thực tập sinh tại một trong những công ty phần mềm lớn nhất Vancouver khi vẫn đang học lớp 11.
Du học là một hành trình đầy khó khăn chưa ngờ tới, cũng chẳng kém gì vạn dặm thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng xưa kia; và Du học ký: Vạn dặm có chi? của nhóm tác giả tập hợp những câu chuyện đầy màu sắc như thế. Những bài viết trong sách không phải là cẩm nang thần kỳ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, mọi hoang mang bỡ ngỡ khi đi du học, nhưng nó có thể đem tới những góc nhìn mới mẻ và tiếp thêm động lực để bạn vững tin hơn trên con đường mình đã chọn.
Theo Zing
Giới đại học Anh kêu gọi cải tổ dịch vụ thị thực du học Các sinh viên quốc tế phải trả bộn tiền cho dịch vụ kiểm tra thị thực du học Anh quá kém cỏi, đẩy một số đương đơn vào tình trạng phải chờ đến 30 ngày cho việc rà soát tài liệu và thông tin sinh trắc học. Ảnh minh họa - Reuters Đài BBC dẫn lời Universities UK (UUK), tổ chức đại diện...