Vì sao người sống lành mạnh vẫn bị ung thư
Các nhà khoa học kết luận 60% đột biến ung thư do lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, 29% tại môi trường và 5% đột biến di truyền.
Theo Nature, nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins, lối sống và các bệnh di truyền không đóng góp nhiều dẫn tới nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, 2/3 các đột biến dẫn tới ung thư là do lỗi của ADN (hay DNA – vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử). Phát hiện này đã giải thích tại sao những người có lối sống lành mạnh hoặc ngay cả khi người nhà không ai mắc ung thư vẫn có nguy cơ bị bệnh này.
66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên. Ảnh: Nature
Kết quả được công bố trên tạp chí Science trong cuộc điều tra chống ung thư trên toàn cầu. Theo đó, hầu hết trường hợp ung thư đều do sai lầm ngẫu nhiên trong mã di truyền khi các tế bào phân chia ở pha G1 của kỳ trung gian (tế bào tăng trưởng kích thước). Đây chỉ đơn giản là sự thiếu may mắn cho những ai mắc phải.
Năm 2015, tiến sĩ Vogelstein và nhà toán học Cristian Tomasetti thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, đã phân tích vì sao có những loại ung thư phổ biến hơn những loại ung thư khác. Câu trả lời rằng, ở mỗi vùng bị ung thư khác nhau sẽ có số lượng tế bào gốc khác nhau, ví dụ trong não sẽ nhiều hơn trực tràng. Vì thế người mắc ung thư não phổ biến hơn ung thư trực tràng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ các khuyến cáo phòng chống ung thư, chẳng hạn như không hút thuốc lá, phơi nắng… Các thói quen này có thể tạo ra những đột biến gây ung thư cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy rằng khoảng 42% bệnh ung thư có thể ngăn ngừa được. Kết quả trên không mâu thuẫn với điều đó. Bởi lẽ, nghiên cứu chỉ ra những đột biến gây ung thư, nhưng không có nghĩa đó là nguyên nhân duy nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng tính toán tỷ lệ, sự đóng góp của môi trường, yếu tố di truyền và các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên với các đột biến gây ung thư. Một số trường hợp phân tích gen trong tế bào ung thư và tìm ra các kiểu đột biến có biểu hiện phơi nhiễm môi trường cụ thể.
Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi theo từng loại ung thư. Ví dụ ung thư phổi, các yếu tố môi trường chiếm 65%, trong khi các lỗi nhân bản đột biến chỉ chiếm 35%. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt, não và xương, hơn 95% nguyên nhân gây bệnh là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên
Nhìn chung, khi tính toán trên 32 loại ung thư, các nhà khoa học chỉ ra rằng khoảng 66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, chỉ 29% do các yếu tố môi trường và 5% đột biến di truyền.
Video đang HOT
Ảnh: Health
Tiến sĩ Yusuf Hannun, gGám đốc Trung tâm Ung thư Stony Brook ở New York, lo ngại rằng nghiên cứu đánh giá thấp sự đóng góp của các yếu tố môi trường và di truyền bởi họ chưa biết làm thế nào để dự đoán đầy đủ những tác động mà các yếu tố này gây ra. Ví dụ, hút thuốc lá có nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, nhưng không thể tính toán được cụ thể các tác động của nó cộng với những tác động từ ô nhiễm không khí,…
Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cho những bệnh nhân và gia đình bớt đi sự áy náy. Họ hiểu được rằng căn bệnh ung thư không chừa một ai, kể cả gia đình không ai mắc ung thư hay bạn có lối sống lành mạnh.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Sống "siêu sạch" sẽ kích hoạt bệnh bạch cầu cấp ở trẻ
Nhốt trẻ cả ngày trong ngôi nhà "siêu sạch", tránh xa những đứa trẻ khác, có thể kích hoạt bệnh bạch cầu ở trẻ, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt cho thấy.
Trẻ em sống trong môi trường quá sạch sẽ dễ phát triển bệnh bạch cầu.
Nghiên cứu mới là phân tích toàn diện nhất từng được thực hiện cho căn bệnh Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL), đặc biệt phổ biến ở các nước tiên tiến giàu có và đang gia tăng tỉ lệ mắc khoảng 1% mỗi năm.
Nghiên cứu thấy rằng ALL phần nào gây ra bởi một đột biến di truyền khiến một số trẻ dễ bị bệnh. Nhưng chỉ 1% số trẻ mang sự thay đổi di truyền này tiếp tục phát triển ung thư.
GS. Mel Greaves, Giám đốc Trung tâm tiến hóa và ung thư tại Viện nghiên cứu ung thư London, kết luận rằng căn bệnh này được kích hoạt muộn hơn ở tuổi nhi đồng khi trẻ phơi nhiễm với các bệnh nhiễm trùng thông thường, đặc biệt là những trẻ có tuổi thơ "siêu sạch" trong năm đầu đời, không được tương tác nhiều với những trẻ khác.
Ông cho rằng có thể phòng ngừa được điều này nếu hệ thống miễn dịch của trẻ được "rèn luyện" trong năm đầu tiên của cuộc đời - có thể giúp trẻ tránh được chấn thương và hậu quả lâu dài của hóa trị.
Nghiên cứu cũng loại trừ các nguyên nhân môi trường, như bức xạ ion hóa, đường điện, sóng điện từ hoặc hóa chất nhân tạo
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp là gì?
Bệnh bạch cầu là bệnh của các tế bào bạch cầu. Tất cả các tế bào máu đều được tạo ra trong tủy xương và được giải phóng vào máu khi đã là các tế bào hình thành hoàn chỉnh.
Trong bệnh bạch cầu cấp, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu còn non được giải phóng, khiến hồng cầu và tiểu cầu bị tụt giảm, dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, chảy máu nhiều và làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng .
TS. Alasdair Rankin, Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Bloodwise, nơi tài trợ cho công trình của GS. Greaves trong hơn 30 năm, cho biết: "Nhiều thập kỷ nghiên cứu của GS. Greaves đã chỉ ra rằng loại bệnh bạch cầu trẻ em phổ biến nhất này hầu như chắc chắn là do phản ứng bất thường với nhiễm trùng ở trẻ vốn đã có nguy cơ.
"Các điều trị hiện nay đối với bệnh bạch cầu ở trẻ em không phải lúc nào cũng thành công, và ngay cả khi thành công, vẫn có thể có tác dụng phụ ngắn và dài hạn nghiêm trọng, vì vậy nghiên cứu để tìm phương pháp điều trị tốt hơn là rất quan trọng.
"Nếu chúng ta có thể ngăn chặn loại bệnh bạch cầu này xảy ra ngay từ đầu thì sẽ rất đáng phấn khởi, nhưng nhiều câu hỏi vẫn cần phải được trả lời trong phòng nghiên cứu trước khi chúng ta biết chắc liệu điều đó có thể trở thành hiện thực hay không".
Giáo sư Mel Greaves của Viện Nghiên cứu Ung thư, London, cho biết đó là một "nghịch lý của sự tiến bộ trong xã hội hiện đại" khi mà những tiến bộ về mặt vệ sinh đã gây ra một căn bệnh nguy hiểm như vậy.
Công trình tập hợp kết quả 30 năm nghiên cứu về ung thư, đặt ra triển vọng bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL) có thể trở thành một căn bệnh ngăn ngừa được, điều được xem là "rất đáng phấn khởi".
GS. Greaves, chia sẻ: "Nghiên cứu gợi ý rất rõ rằng ALL có nguyên nhân sinh học rõ ràng và được kích hoạt bởi nhiều bệnh nhiễm trùng ở những trẻ có cơ địa dễ mắc bệnh và có hệ miễn dịch chưa được rèn luyện đúng cách.
"Hàm ý quan trọng nhất là hầu hết các trường hợp bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể phòng ngừa được.
"Điều này có thể được thực hiện theo cách giống như với các bệnh tự miễn hoặc dị ứng - có lẽ với những can thiệp đơn giản và an toàn để cho trẻ tiếp xúc với một loạt những vi khuẩn và vi-rút phổ biến và vô hại."
Các bước đơn giản như cho trẻ đi nhà trẻ hàng ngày để trẻ tiếp xúc với các em bé khác, nuôi con bằng sữa mẹ, chơi ngoài trời và không vệ sinh nhà cửa quá sạch sẽ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Reviews Cancer.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Nhiều loại sơn móng tay ở Mỹ có chứa chất gây ung thư Cho dù nước sơn móng tay được ghi nhãn không sử dụng hóa chất nhưng chúng cũng có thể chứa các hợp chất độc hại có thể gây ung thư và vô sinh. ShutterStock Đây là kết quả mới được các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố. Vào năm 2004, EU cấm sử dụng nhiều hóa chất trong mỹ...