Vì sao ngành Thương mại điện tử trường nghề luôn “hot”?
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Do đó, ngành thương mại điện tử trở nên “hot” tại các trường nghề.
Nhiều cơ hội nên thu hút người học
Năm 2021 là một năm cực kỳ khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường nghề vì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tại các trường nghề vẫn có những ngành tuyển sinh rất tốt như ngành kỹ thuật ô tô, thương mại điện tử…
Theo thạc sĩ Trần Công Nam, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn (BKC), ngành Thương mại điện tử tại BKC mới được thành lập vào năm 2020 nhưng đến năm học này (2021 – 2022) đã trở thành một trong những ngành “hot” thu hút rất đông sinh viên.
Nguyên nhân ngành này thu hút nhiều sinh viên vì nhu cầu nhân lực hiện nay rất lớn, dễ kiếm việc làm khi ra trường. Chính vì “khát” nhân sự nên thu nhập của nghề này đang ở mức khá so với các ngành khác.
Nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao nên ngành thương mại điện tử thu hút nhiều sinh viên trường nghề theo học.
Nhiều chuyên gia trong ngành bán lẻ khẳng định thương mại điện tử là xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các ngành nghề bị đình trệ thì ngành thương mại điện tử liên tục bứt phá và cho thấy nhiều tiềm năng.
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường có thể làm rất nhiều công việc như nhân viên kinh doanh, chuyên viên marketing, chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các doanh nghiệp, điều hành shop online…
Ông Trần Công Nam nhận định, ngành thương mại điện tử đang rất “hot” vì nhân lực ở lĩnh vực này được các doanh nghiệp săn đón liên tục. Với thị trường ngày càng mở rộng, khởi nghiệp từ ngành này cũng có nhiều cơ hội thành công hơn.
Video đang HOT
Vì sao chọn học thương mại điện tử ở trường nghề?
Theo Phó hiệu trưởng BKC, nhiều người chọn học ngành thương mại điện tử tại các trường nghề là vì trường nghề dạy từng kỹ năng cụ thể, dễ ứng dụng thực tế và thời gian học ngắn hơn học đại học. Với chương trình trung cấp và cao đẳng, sinh viên được dạy các kỹ năng thực hành đến 70% thời lượng đào tạo.
Đây là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: kinh doanh, vận chuyển, công nghệ thông tin… Chương trình đào tạo ngành này chú trọng nhiều về kỹ năng thực hành, bám sát thực tế phát triển công nghệ nên rất phù hợp với đặc thù đào tạo của các trường nghề.
Học ở trường nghề, sinh viên được tiếp cận trực tiếp với nghề, học tập kỹ năng nghề nghiệp từ sớm và tham gia nhiều kỳ kiến tập tại các doanh nghiệp. Nhờ đó, kỹ năng nghề của sinh viên sẽ sát thực tế và có thể làm việc được ngay cả khi chưa ra trường.
Cam kết có việc làm sau khi ra trường của các trường nghề cũng là một trong những điều thu hút sinh viên – ông Trần Công Nam chia sẻ.
Theo ông Nam, ngoài các kỹ năng cần thiết để làm nghề, sinh viên học hệ cao đẳng còn được dạy nhiều kiến thức chuyên môn nền tảng như: Tổ chức hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội; Khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh; Phát triển và xây dựng nội dung kinh doanh trên nền tảng Facebook, Google, Youtube…
Nhờ các kiến thức nền tảng này, sinh viên ra trường có thể học thêm nâng cao trình độ; hoặc tự ra riêng, khởi sự lập nghiệp bằng các hình thức như: Mở công ty dịch vụ cung cấp hàng hóa hay vận chuyển; Mở shop mua bán trên các sàn điện tử và mạng xã hội; Lập website thương mại điện tử…
Tuy nhiên, Phó hiệu trưởng BKC khuyên sinh viên mới ra trường nên làm thuê một thời gian để tích lũy vốn, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Sau đó, vận dụng những kinh nghiệm trong quá trình học và ứng dụng thực tế để lên kế hoạch khởi nghiệp cho bản thân.
Hậu Covid-19, doanh nghiệp may "khát" nhân lực có tay nghề
Dịch Covid-19 khiến nhiều lao động ngành may mặc bỏ việc, các doanh nghiệp "khát" nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản từ các trường nghề.
Không sợ thiếu hàng, chỉ sợ thiếu người
Đầu tháng 10, TPHCM đã chính thức nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc thở phào nhẹ nhõm. Bởi việc trở về trạng thái "bình thường mới" giúp các doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí sản xuất, lôi kéo lao động về lại doanh nghiệp để làm việc.
Trong thời gian hơn 2 tháng thực hiện sản xuất tập trung tại công ty, nhiều lao động đã bỏ việc, các doanh nghiệp may mặc phải tìm đủ cách để giải bài toán "khát" nhân lực nhằm sản xuất kịp đơn hàng.
Theo ông Lê Văn Hải - Phó tổng giám đốc công ty cổ phần May Phương Nam, ảnh hưởng lớn nhất của Covid-19 đối với ngành may mặc là tình trạng bỏ việc, thiếu lao động, chứ đơn hàng thì rất nhiều.
Sau dịch Covid-19, vấn đề của ngành may mặc là thiếu nhân lực để sản xuất đáp ứng các đơn hàng đã ký (Ảnh: Xuân Hinh).
Những ngày này, công việc của bộ phận nhân sự tại các công ty may mặc rất bề bộn. Họ phải tranh thủ tuyển dụng thêm, liên hệ nhân viên cũ để mời về làm việc, đẩy mạnh năng suất bù vào thời gian gần 3 tháng giãn cách vừa qua. Các doanh nghiệp lo thiếu lao động, không làm kịp đơn hàng sẽ bị đối tác phạt hợp đồng.
Ông Lê Văn Hải cho rằng, hỗ trợ lớn nhất mà ngành may mặc mong muốn là thành phố có chính sách tốt để kéo người lao động các tỉnh về lại TPHCM, đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.
Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, may mặc là ngành sử dụng rất nhiều lao động. Ngành này luôn thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực được đào tạo bài bản từ các trường nghề.
Hiện các doanh nghiệp đang đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hạn chế phụ thuộc vào nguồn lao động số lượng lớn. Do đó, họ cần lao động được đào tạo bài bản, vững kiến thức chuyên môn và giỏi kỹ năng để vận hành máy móc tốt hơn, hiệu suất cao hơn.
Nhân lực từ trường nghề được ưu tiên
Theo thạc sĩ Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, trước đây doanh nghiệp may mặc thường đôn công nhân lâu năm lên làm trưởng chuyền để tận dụng nhân công giá rẻ.
Tuy nhiên, hiện lợi thế nhân công giá rẻ giảm dần, nhiều xưởng bắt đầu trang bị máy móc công nghệ hiện đại, cần đội ngũ quản lý tốt, có kỹ năng cao, am hiểu công nghệ. Từ đó, doanh nghiệp cần nguồn lao động có chất lượng cao hơn, được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường nghề.
Ông Lê Văn Hải cũng cho biết, sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp may mặc sẽ phải thay đổi tư duy sản xuất, đẩy mạnh tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ trung cấp trở lên.
Theo ông, lực lượng lao động trung cấp được đào tạo kiến thức chuyên môn làm nền tảng mới có thể dễ dàng tiếp cận các máy móc hiện đại, điều hành dây chuyền bằng công nghệ, tăng năng suất lao động. Khi đó, doanh nghiệp mới bớt phụ thuộc vào số lượng lao động.
Sinh viên trường nghề được đào tạo kiến thức chuyên môn làm nền tảng nên có thể tiếp cận máy móc hiện đại, điều hành dây chuyền bằng công nghệ.
Ông Hải cũng đề nghị các trường nghề cần chủ động kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, trang bị máy móc hiện đại để đưa sinh viên đến thực tập.
Theo ông, các doanh nghiệp lớn đang thay đổi thiết bị thế hệ mới cực kỳ hiện đại mà các trường nghề chưa được đầu tư. Sinh viên tiếp cận những thiết bị này ngay tại doanh nghiệp sẽ được thực hành tốt hơn, nắm vững kỹ năng để nhanh chóng làm được việc sau khi ra trường.
Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho rằng, việc liên kết đào tạo giữa trường nghề và doanh nghiệp là tất yếu, mang lại lợi ích cho nhiều bên.
Trường nghề thì có nơi cho sinh viên thực hành. Doanh nghiệp thì có nguồn nhân lực dự bị chất lượng. Sinh viên thì được thực hành trên thiết bị tiên tiến nhất, ra trường làm được việc ngay.
Ông Trần Anh Tuấn nhận định: "Doanh nghiệp thường không muốn đầu tư vào đào tạo vì tốn chi phí. Nguồn lao động chủ yếu mà doanh nghiệp hướng tới là đến từ các trường nghề, nơi sinh viên được đào tạo kỹ năng thực hành, tốt nghiệp là làm được việc ngay".
Sáp nhập Trường CĐ Bình Định vào Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Sau khi sáp nhập, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn sẽ có quy mô tuyển sinh hơn 10.700 học sinh, sinh viên. Sáng 1-10, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ công bố quyết định sáp nhập Trường CĐ Bình Định vào Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Ông Đặng Văn Phụng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH...