Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi?

Theo dõi VGT trên

Mỹ rõ ràng có lợi thế áp đảo về sức mạnh quân sự và kinh tế trước Houthi. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, cường quốc quân sự số 1 thế giới vẫn chưa thể áp chế nhóm dân quân này.

Rạng sáng 12/1, Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào nhóm dân quân Houthi ở Yemen. Các cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào hơn 60 mục tiêu trên 16 địa điểm và tập trung vào các địa điểm chứa tên lửa, radarmáy bay không người lái do Houthi kiểm soát. Đợt thứ hai nhắm vào 12 địa điểm mới và cuộc tấn công tiếp theo vào ngày 13/1 nhắm tới một cụm radar của Houthi. Mặc dù các cuộc tấn công đã làm hư hại hoặc phá hủy 90% số mục tiêu, nhưng Houthi được cho là vẫn bảo toàn được 3/4 số máy bay không người lái và tên lửa.

Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? - Hình 1
Máy bay không người lái được trưng bày tại một địa điểm không xác định ở Yemen. Nguồn: Reuters.

Chiến thuật “rẻ t.iền”

Những cuộc tấn công diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh cố gắng ép buộc nhóm Houthi ngừng các cuộc tấn công tàu bè ở Biển Đỏ. Trong một tuyên bố chung với một số đồng minh hôm 3/1, Nhà Trắng cảnh báo Houthi ngừng các cuộc tấn công “bất hợp pháp, không thể chấp nhận và gây bất ổn sâu sắc” và “thề” rằng nhóm này sẽ “chịu trách nhiệm về hậu quả nếu tiếp tục đe dọa nền kinh tế toàn cầu và dòng chảy thương mại tự do trên các tuyến đường thủy quan trọng của khu vực”.

Các cuộc tấn công đã kích hoạt một cuộc biểu tình rầm rộ ủng hộ người Palestine ở thủ đô Sanaa của Yemen. Lực lượng Houthi thề sẽ trả đũa, nhắm vào các mục tiêu của Mỹ và Anh.

Mỹ có lợi thế vượt trội về sức mạnh quân sự và kinh tế so với Houthi. Tuy nhiên, mối đe dọa sử dụng vũ lực từ đội quân hùng mạnh nhất thế giới không đủ để thuyết phục lực lượng Houthi từ bỏ các cuộc tấn công tàu bè ở Biển Đỏ, Dianne Pfundstein Chamberlain, học giả độc lập chuyên về chính sách đối ngoại và an ninh quốc tế của Mỹ, viết trên National Interest.

Theo học giả này, Mỹ đã áp dụng một mô hình triển khai sức mạnh quân sự ít tốn kém, dễ ra quyết định và do đó không khiến đối thủ tin rằng rằng Mỹ muốn tấn công tổng lực.

Điểm nổi bật của mô hình “rẻ t.iền” này là sự phụ thuộc vào khả năng tấn công tầm xa và máy bay không người lái (UAV). Bom và tên lửa không thay đổi được hành vi của đối phương. Thay đổi cục diện hoặc giải quyết chiến trường, theo các chuyên gia quân sự, phải được giải quyết trên bộ, bằng bộ binh.

Những cuộc tấn công từ xa nhằm vào các cơ sở của Houthi ở Yemen mang tất cả những đặc điểm nổi bật của “mô hình lực lượng rẻ t.iền” của Mỹ: chúng là những cuộc tấn công từ xa, chủ yếu bằng không quân. “Ra đòn” từ xa, lực lượng Mỹ không phải đối mặt với nhiều rủi ro, và theo học giả Chamberlain, nếu không triển khai bộ binh, các cuộc không kích được thực hiện mà không cần sự chấp thuận của quốc hội Mỹ.

Khi được hỏi liệu Tổng thống Biden có sẵn sàng sử dụng quân trên bộ hay không, Giám đốc Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định: “Chúng tôi không hứng thú gây chiến với Yemen”.

Tất cả những yếu tố nói trên giúp Mỹ và các đồng minh thực hiện các cuộc tấn công một cách dễ dàng và ít tốn kém. Tuy nhiên, cũng theo ông Chamberlain, đây là lý do tại sao cảnh báo ngày 3/1 của Mỹ và đồng minh không buộc được lực lượng Houthi phải lùi bước và đó là lý do các cuộc tấn công tiếp theo chắc chắn sẽ thất bại theo cách tương tự.

Việc Houthi duy trì hầu hết khả năng đe dọa hoạt động vận tải hàng hải ở Biển Đỏ cho thấy Mỹ và các đồng minh có thể có cớ tiến hành các cuộc tấn công kế tiếp. Ngoại trưởng Anh David Cameron nói với BBC hôm 14/1 rằng nước Anh “sẵn sàng nói đi đôi với hành động” nếu các cuộc tấn công của Houthi tiếp tục diễn ra. Nhưng cuộc tấn công của liên quân cho đến nay chứng tỏ một điều: Chúng chưa đủ để buộc Houthi từ bỏ chiến dịch tấn công tàu bè ở Biển Đỏ.

Video đang HOT

Theo một học giả, những gì đã diễn ra trong lịch sử cho thấy các cuộc tấn công của Mỹ như hiện nay rồi sẽ là một sai lầm. Ibrahim Al-Marashi, Phó giáo sư lịch sử tại Đại học San Marcos bang California, Mỹ cho rằng các cuộc tấn công của Mỹ là sự tiếp diễn hiểu lầm và đ.ánh giá thấp lực lượng Houthi.

Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? - Hình 2
Dân quân Houthi ở Yemen trong vài năm trở lại đây sử dụng UAV trong các cuộc tấn công vào Saudi Arabia. Nguồn: AP.

Đạt được về dài hạn

Theo phó giáo sư Al-Marashi, Houthi không phải là “tay mơ”. Bằng chứng là các nước láng giềng giàu có của Yemen như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với t.iền bạc và vũ khí dồi dào cũng phải “ngán” họ.

Nhóm dân quân này đã vượt qua những rào cản về địa lý và công nghệ để thiết lập quyền kiểm soát vùng cao nguyên Yemen, tấn công cả Saudi Arabia và UAE để buộc các nước này sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán. Những người dàn dựng các cuộc oanh kích ở Mỹ cũng được cho là, theo ông Al-Marashi, “bỏ qua hay làm ngơ” thực tế rằng đã có nhiều thế lực bên ngoài đã cố gắng và thất bại trong việc đạt được các mục tiêu quân sự ở Yemen.

Các cuộc không kích có thể gây tổn hại cho lực lượng Houthi trong ngắn hạn nhưng mang lại cho họ một chiến thắng chính trị, nâng cao vị thế của họ trong thế giới Arab khi dám bày tỏ tình đoàn kết với lực lượng Hamas và người Palestine, trong khi hầu hết các quốc gia Arab đã không làm được điều đó, phó giáo sư Al-Marashi nhận định trên tạp chí Time.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Houthi đã dần trưởng thành, lớn mạnh và trở thành một cánh chính trị có thế lực ở Yemen.

Trước cuộc nội chiến năm 1994, phong trào Hồi giáo bảo thủ Salafi có nguồn gốc từ Arab nổi lên ở phía bắc Yemen. Đáp lại, phong trào Houthi nổi lên trong giới sinh viên, tìm cách quảng bá chủ nghĩa Zaydi, một nhánh Hồi giáo dòng Shia, lấy tên từ thủ lĩnh Hussein al-Houthi. Lực lượng Houthi do sinh viên điều hành đã sớm phát triển thành một đảng chính trị với các thành viên trong quốc hội.

Năm 2004, Houthi phát động các cuộc biểu tình chống chính phủ sau khi Tổng thống Saleh cho phép Mỹ tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên lãnh thổ Yemen. Các cuộc tấn công nhắm vào Al Qaeda, nhưng khiến nhiều dân thường t.hiệt m.ạng.

Saleh đáp lại bằng cách tiến hành triệt tiêu bớt sức mạnh của Houthi. Ông triển khai lực lượng quân sự để đè bẹp quân Houthi và ra lệnh á.m s.át al-Houthi. Bất chấp việc mất đi thủ lĩnh, người Houthi đã tự trang bị vũ khí và chống trả. Đến năm 2010, cuộc nội chiến thứ ba ở Yemen kết thúc và lực lượng Houthi vẫn tồn tại.

Hơn nữa, người Houthi bắt đầu nhận được sự ủng hộ từ các phe phái khác chống lại Saleh. Năm 2011, họ liên minh với những người biểu tình Sunni nổi dậy trong phong trào Mùa xuân Arab.

Năm 2012, Tổng thống Saleh từ chức. Phó tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi thay thế ông. Tuy nhiên, Hadi tỏ ra kém hiệu quả trong việc thống nhất các phe phái vì ông đã loại người Houthi khỏi bất kỳ vị trí quan trọng nào trong chính phủ. Kết quả là quân đội Houthi ngày càng lớn mạnh chiếm được Thủ đô và buộc Hadi phải từ bỏ quyền lực.

Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? - Hình 3
Lính có vũ trang đứng trên bãi biển khi tàu thương mại Galaxy Leader bị lực lượng Houthi bắt giữ, đang thả neo ngoài khơi bờ biển al-Salif, Yemen, ngày 5/12/2023. Nguồn: Reuters.

Các cuộc đối đầu trong lịch sử

Có một thực tế: Đây không phải là lần đầu tiên Houthi phải đối mặt với các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh. Năm 2015, Saudi Arabia và UAE, với sự hỗ trợ của Mỹ, đã phát động một chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào lực lượng Houthi với mục tiêu khôi phục quyền cai trị của Hadi. Để đáp trả, vào năm 2016, Houthi b.ắn tên lửa vào một tàu khu trục Mỹ ngoài khơi Yemen.

Mỹ đ.ánh trả, phá hủy 3 cơ sở radar của Houthi trên bờ Biển Đỏ khiến lực lượng này không thể tiếp tục tấn công các tài sản hay lực lượng Mỹ.

Nhưng trong vài năm tiếp theo, Iran – đang tranh giành ảnh hưởng với Saudi Arabia – tăng cường hỗ trợ Houthi, cung cấp thêm thiết bị tên lửa và máy bay không người lái tiên tiến hơn. Với sự giúp đỡ của Iran, lực lượng Houthi đã đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ máy bay không người lái, cho phép họ thường xuyên tấn công các mục tiêu ở UAE và Saudi Arabia. Điều này gửi đi thông điệp rõ ràng rằng các quốc gia can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen sẽ không thể tránh khỏi bị trả thù.

Houthi đã tổ chức các hoạt động khiêu khích và công kích bằng máy bay không người lái trên đất Saudi Arabia: tấn công nhà máy lọc dầu của công ty Aramco, chụp ảnh một nhà máy xử lý nước quan trọng để cho thấy người Houthi có thể tiếp cận nhà máy đó… Houthi sử dụng công nghệ vệ tinh, in 3D, định vị toàn cầu GPS và sự phối hợp tinh vi giữa các nhà phân tích hình ảnh, chuyên gia không gian mạng, kỹ sư và phi công để thực hiện các cuộc tấn công bằng UAV.

Các cuộc tấn công liên tục bằng UAV là lý do chính khiến Saudi Arabia và UAE rút khỏi cuộc xung đột ở Yemen vào năm 2022. Họ kết luận rằng sức mạnh của Houthi và chi phí quân sự ngày càng tăng, cùng các yếu tố khác, khiến nỗ lực can thiệp vào Yemen trở nên vô ích.

Mặc dù các cuộc tấn công của Mỹ năm 2016 đã buộc lực lượng Houthi phải rút lui một thời gian, nhưng nhóm này hiện có công nghệ vũ khí và UAV tốt hơn đáng kể. Người Houthi có nhiều cơ hội thực chiến sau nhiều thập kỷ xung đột quân sự. Và lịch sử những chiến dịch quân sự thất bại nhằm lật đổ phong trào Zaydi ở Yemen là lời cảnh báo rõ ràng đối với phương Tây.

Vấn đề rộng hơn là sự xuất hiện của một trật tự toàn cầu đa cực trong đó Mỹ không còn là siêu cường kiểm soát. Năm 1990, khi Mỹ lãnh đạo liên minh quốc tế giải phóng Kuwait khỏi cuộc tấn công của Iraq, Nga ủng hộ Chiến dịch Bão táp sa mạc, Trung Quốc giữ thái độ trung lập, trong khi Saudi Arabia đóng góp t.iền bạc. Ngày nay, những điều đó không có khả năng xảy ra nếu Mỹ tiến hành chiến tranh chống lại người Houthi. Cả Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu các bên ngừng b.ắn.

Sau đợt không kích ở Iraq, Syria và Yemen, Mỹ sẽ tiếp tục tấn công các nhóm liên quan Iran

Sau khi tấn công các lực lượng liên quan Iran ở Iraq, Syria và Yemen trong hai ngày qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông Jake Sullivan, tiết lộ rằng Mỹ có ý định tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo ở Trung Đông.

Sau đợt không kích ở Iraq, Syria và Yemen, Mỹ sẽ tiếp tục tấn công các nhóm liên quan Iran - Hình 1
Các lực lượng Mỹ và Anh tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen ngày 3/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hãng tin Reuters, ông Sullivan cho biết thông tin trên trong chương trình "Meet the Press" ngày 4/2. Ông nói: "Chúng tôi dự định thực hiện thêm các cuộc tấn công và hành động bổ sung để tiếp tục gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ sẽ đáp trả khi lực lượng của chúng tôi bị tấn công, khi người dân của chúng tôi thiệt mạng".

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Mỹ có tấn công các địa điểm bên trong Iran hay không, ông Sullivan từ chối trả lời.

Trước đó, phát biểu với chương trình "Face the Nation" của kênh CBS, ông Sullivan nói rằng cuộc tấn công vào Iraq và Syria ngày 2/2 chỉ là khởi đầu chứ không phải là kết thúc trong phản ứng của Mỹ. Ông cho biết sẽ có nhiều bước hơn, trong đó một số bước có thể nhìn thấy, một số có thể không nhìn thấy.

Bình luận trên được đưa ra sau khi Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào 36 mục tiêu của Houthi ở Yemen. Theo Lầu Năm Góc, các cuộc tấn công ngày 3/1 ở Yemen đã nhằm vào các cơ sở lưu trữ vũ khí, hệ thống tên lửa, bệ phóng và các năng lực khác mà Houthi đã sử dụng để tấn công các tàu thuyền trên Biển Đỏ, đồng thời cho biết thêm họ nhằm vào 13 địa điểm.

Người phát ngôn Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố lực lượng này sẽ đáp trả các cuộc tấn công. Một phát ngôn viên khác của Houthi là Mohammed Abdulsalam cho biết nhóm này sẽ không dừng lại và nói rằng quyết định ủng hộ Gaza sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn công nào.

Các cuộc tấn công ở Yemen diễn ra song song với chiến dịch trả đũa sau vụ 3 binh sĩ Mỹ t.hiệt m.ạng. Ngày 2/2, Mỹ đã thực hiện đợt trả đũa đầu tiên, tấn công 85 mục tiêu ở Iraq và Syria có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các lực lượng mà nước này hậu thuẫn. Vụ việc đã g.iết c.hết gần 40 người.

Các cuộc tấn công kể trên là diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột đang lan rộng ở Trung Đông kể từ khi chiến sự bùng phát giữa lực lượng Hamas của người Palestine và Israel ngày 7/10/2023.

Các nhóm có liên quan Iran đã tuyên bố ủng hộ người Palestine và đã tham gia vào cuộc xung đột khắp khu vực: Hezbollah đã b.ắn vào các mục tiêu của Israel ở biên giới Liban - Israel, các tay s.úng ở Iraq đã b.ắn vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria, Houthi ở Yemen đã b.ắn vào tàu thuyền ở Biển Đỏ cũng như chính Israel.

Cho đến nay, Iran vẫn tránh đóng vai trò trực tiếp trong cuộc xung đột, ngay cả khi nước này ủng hộ các nhóm đó. Lầu Năm Góc thì cho biết họ không muốn chiến tranh với Iran và cũng không tin rằng Iran muốn chiến tranh.

Ông Mahjoob Zweiri, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh tại Đại học Qatar, dự báo Iran sẽ không thay đổi cách tiếp cận ngay cả sau các cuộc tấn công mới nhất của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố các cuộc tấn công mới nhất vào Yemen mà Mỹ và Anh thực hiện là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, cảnh báo việc tiếp tục các cuộc tấn công như vậy là mối đe dọa đáng lo ngại đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Trong khi Houthi nói rằng các cuộc tấn công trên Biển Đỏ là nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine, thì Mỹ và các đồng minh lại mô tả đây là hành vi tấn công bừa bãi và là mối đe dọa đối với thương mại toàn cầu.

Các hãng tàu lớn phần lớn đã từ bỏ các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ để chuyển sang các tuyến đường dài hơn vòng qua châu Phi. Điều này đã làm tăng chi phí, gây lo ngại về lạm phát toàn cầu.

Trong khi đó, những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn hậu quả từ cuộc chiến ở Gaza vẫn tiếp tục khi Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken khởi hành đến khu vực vào chiều 4/2.

Theo Al Jazeera, Ngoại trưởng Blinken sẽ đến thăm Saudi Arabia, Ai Cập, Qatar và Israel trong những ngày tới trong chuyến đi thứ năm tới khu vực kể từ tháng 10/2023. Ông sẽ tập trung vào thúc đẩy các cuộc đàm phán trao trả các con tin bị Hamas bắt để đổi lấy lệnh ngừng b.ắn tạm thời ở Gaza. Ông cũng sẽ thúc đẩy một thỏa thuận lớn do Mỹ làm trung gian giữa Saudi Arabia và Israel để bình thường hóa quan hệ, vốn xoay quanh việc chấm dứt các cuộc xung đột khác ở Gaza và các bước hướng tới một nhà nước Palestine trong tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị cấm bay vì chiêu trò đóng gói hành lý xách tay không thể ngờ tới
18:39:14 19/06/2024
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi huy động mọi nỗ lực chống hạn hán và lũ lụt
15:11:18 19/06/2024
'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Con "chuột chũi" to đùng tại Mossad
09:32:53 19/06/2024
Lở đất tại Ecuador khiến trên 40 người thương vong và mất tích
14:17:31 18/06/2024
Mỹ: Cháy rừng lan rộng tại California khiến trên 1.000 người phải sơ tán
14:44:10 18/06/2024
Thái Lan: Ấn định thời gian xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin
14:24:06 19/06/2024
Những tác động từ bất đồng thương mại EU - Trung Quốc
11:24:29 19/06/2024

Tin đang nóng

Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy: Tình yêu đến từ sự vụng trộm sau lưng Triệu Lệ Dĩnh và kết thúc trong 1001 drama ngoại tình
07:46:01 20/06/2024
Mỹ nhân may mắn nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 17 năm, thành công lớn nhất là cưới được tài tử 2000 tỷ
07:52:53 20/06/2024
Tài xế xe ôm vừa ăn vừa khóc trong ngày sinh nhật, phía sau là chuyện nhói lòng
06:46:10 20/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ khoe vòng eo nằm gọn trong chiếc tai nghe gây sốt MXH, thăng hạng nhan sắc nhờ giảm cân
06:02:29 20/06/2024
Tôi giật mình phát hiện sổ bảo hiểm xã hội của mình nằm gọn trong cốp xe của chồng và choáng váng khi biết ý định sắp tới của anh
06:50:06 20/06/2024
Ái nữ nhà sao Việt chưa từng lộ mặt: Ở trong biệt thự vài chục tỷ, học trường con nhà giàu
07:49:01 20/06/2024
4 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất nửa đầu năm 2024
06:04:00 20/06/2024
Xoài Non bị nhắc nhở "gần mực thì đen", bạn thân lai tây nổi đóa!
08:24:08 20/06/2024

Tin mới nhất

Ông C.Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ thứ hai

10:12:55 20/06/2024
Vào năm 2019, trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình, ông Ramaphosa mất 4 ngày để công bố nội các của mình, trong khi các cựu Tổng thống Thabo Mbeki và Jacob Zuma công bố nội các của họ một ngày sau lễ nhậm chức.

Mark Rutte - Sự lựa chọn không có đối thủ cho vị trí Tổng thư ký NATO

10:00:26 20/06/2024
Ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm, dự kiến trở thành Tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Hungary.

Lương của các CEO Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm

09:45:06 20/06/2024
BlackRock và Vanguard là các nhà đầu tư tổ chức lớn nhất của Tesla và cũng là hai nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Cả hai công ty đều bỏ phiếu ủng hộ gói lương thưởng 56 tỷ USD của ông Musk vào tuần trước.

EC sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine

09:37:57 20/06/2024
Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột nguồn cung trứng và yến mạch giá rẻ từ Ukraine đã dẫn đến làn sóng phản đối từ các nông dân EU, lo ngại về cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, EU đã quyết định áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để ổn định thị tr...

Ấn Độ đề xuất cấm bay 5 năm với các đối tượng đe dọa đ.ánh bom giả mạo

09:34:30 20/06/2024
Giới chức Ấn Độ cho biết các cơ quan quản lý sân bay cố gắng giảm thiểu gián đoạn hoạt động di chuyển của hành khách khi tiếp nhận những mối đe dọa như vậy.

Hy Lạp và Mỹ chật vật ứng phó cháy rừng trên diện rộng

09:20:56 20/06/2024
Thống đốc New Mexico cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở quận Lincoln và khu bảo tồn Mescalero Apache do 2 trận cháy rừng - South Fork Fire và Salt Fire.

Tòa án tối cao Hàn Quốc bác yêu cầu dừng tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y

09:16:12 20/06/2024
Căng thẳng y tế ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 2 sau khi chính phủ nước này công bố kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y thêm 2.000 người bắt đầu từ năm học 2025.

NASA dự kiến phóng 'ngôi sao nhân tạo' lên quỹ đạo Trái Đất

08:52:50 20/06/2024
Sẽ không thể nhìn thấy CubeSat bằng mắt thường. Nhưng đối với kính viễn vọng, nó sẽ giống như một ngôi sao. CubeSat dự kiến sẽ được phóng vào năm 2029.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Ấn Độ và Bangladesh

08:47:20 20/06/2024
Giới chuyên gia cảnh báo nếu mưa và nước sông tiếp tục dâng, tình hình sẽ xấu đi như năm 2022. Trận lũ năm 2022 tại Sylhet đã khiến hàng triệu người bị mắc kẹt và khoảng 100 người t.hiệt m.ạng.

Báo Mỹ: Nhà Trắng trì hoãn bán 50 chiến đấu cơ F-15 cho Israel

07:32:57 20/06/2024
Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến sẽ chính thức thông báo cho Quốc hội về thương vụ trị giá 18 tỷ USD sau khi hai nghị sĩ đảng Dân chủ rút lại phản đối vào tháng trước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chuyển biến.

Nga, Triều Tiên ký hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện

07:09:56 20/06/2024
Hiệp ước được ký tại Bình Nhưỡng sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin đến Triều Tiên.

Ông Medvedev cảnh báo hậu quả nếu Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Putin

07:02:59 20/06/2024
Trong trường hợp Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, theo phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn .

Có thể bạn quan tâm

Chân giò rút xương nhồi thịt và dạ dày lợn nhồi - 2 món ăn ngon này làm theo cách sau rất thơm ngon, dễ làm mà bày rất sang

Ẩm thực

11:17:45 20/06/2024
Chân giò rút xương nhồi thịt và dạ dầy nhồi là hai món ăn thơm phức, thanh mát, chấm với sốt chấm chua cay mặn ngọt vô cùng ngon miệng và thú vị cho bữa cơm ngày hè.

Sầu riêng thơm ngon béo ngậy nhưng lại là loại quả nóng, những đối tượng nào nên kiêng ăn?

Sức khỏe

11:15:35 20/06/2024
Tuy nhiên, sầu riêng lại là loại quả có tính nóng và khô nên khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng nóng trong, dẫn đến nổi mụn, nhiệt miệng,... Lượng sầu riêng mỗi lần ăn của một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên dừng ở mức 2 ...

Xem tử vi ngày mai 12 con giáp ngày 21/6/2024 - Tử vi hàng ngày 21/6/2024

Trắc nghiệm

11:09:21 20/06/2024
Xem tử vi hằng ngày năm 2024, tử vi vui 12 con giáp ngày mai 21/6/2024 của t.uổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Lộ diện trò chơi miễn phí tiếp theo của Epic Games Store

Mọt game

10:50:14 20/06/2024
Tuần tới, từ ngày 20 - 27.6, Epic Games Store sẽ tiếp tục tặng miễn phí Freshly Frosted, một tựa game giải đố nhẹ nhàng về chủ đề làm bánh donut.

Những vùng da dễ xuất hiện nếp nhăn và cách chăm sóc phù hợp

Làm đẹp

10:48:57 20/06/2024
Nếp nhăn là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Để duy trì vẻ tươi trẻ, cần hiểu rõ về làn da và áp dụng những biện pháp chống lão hóa phù hợp...

5 xu hướng áo tắm thịnh hành nhất mùa hè năm nay

Thời trang

10:48:27 20/06/2024
Đồ tắm lấy cảm hứng từ những xu hướng của trang phục may sẵn ngày càng trở nên phổ biến. Các thiết kế áo tắm sành điệu, mang phong cách hiện đại và tôn vinh vóc dáng phụ nữ không ngừng ra mắt mỗi năm.

Big Daddy bồi hồi 'như đi họp phụ huynh' ngày Pháp Kiều ra MV đầu tay

Nhạc việt

10:47:34 20/06/2024
Sự kiện ra mắt MV của Pháp Kiều thu hút đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ, các cơ quan báo chí và dàn sao Việt khủng.

Jimin (BTS) vẫn phát hành album mới

Nhạc quốc tế

10:35:36 20/06/2024
Công ty quản lý Big Hit Music của BTS bất ngờ tung hình ảnh giới thiệu về album solo thứ hai của Jimin mang tên Muse , dự kiến phát hành vào ngày 19.7.2024.

Cứu ngư dân bị đứt lìa 4 ngón tay ở Trường Sa

Tin nổi bật

10:35:19 20/06/2024
Trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển gần đảo Trường Sa, ngư dân bị lưới cá cuốn vào tay làm dập nát, đứt lìa 4 ngón của bàn tay trái.

Khung cảnh thanh bình tại ngôi làng hơn 700 t.uổi ở Hòa Bình

Du lịch

10:34:18 20/06/2024
Với khung cảnh thanh bình cùng nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái giữ gìn hàng trăm năm qua, bản Lác ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

Phim cổ trang được 2 triệu fan hóng chờ, nam chính xứng danh nhan sắc top đầu showbiz

Phim châu á

10:15:50 20/06/2024
Dù chưa công bố lịch chiếu chính thức, ngày 19/6, Nhan Tâm Ký của La Vân Hi và Tống Dật đã cán mốc 2 triệu khán giả đặt xem trước trên nền tảng trực tuyến iQIYI.