Vì sao ít thí sinh đăng ký học cao đẳng sư phạm mầm non?
Thống kê nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của thí sinh trên cả nước năm 2021 của Bộ GD-ĐT cho thấy CĐ Sư phạm mầm non là ngành có số lượng đăng ký nguyện vọng ít nhất. Vì sao lại có hiện tượng này?
Năm nay ít thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành giáo dục mầm non bậc CĐ – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 14.5, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) đã thống kê về số lượng nguyện vọng (NV) vào các nhóm ngành của thí sinh (TS) trên cả nước đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm năm 2021.
Cả nước thiếu 45.000 giáo viên mầm non
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2020, cả nước thiếu hụt khoảng 70.000 giáo viên. Trong đó, bậc mầm non đứng đầu với trên 45.000 giáo viên.
Bộ GD-ĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền và tham mưu Chính phủ bổ sung biên chế đối với những địa phương thiếu giáo viên theo định mức. Các địa phương không tinh giản biên chế đối với giáo viên mầm non trong 3 năm học (giai đoạn 2019 – 2021) để có đủ giáo viên tối thiểu giảng dạy, trong bối cảnh cấp học này đang thiếu nhiều giáo viên.
Đứng đầu là nhóm ngành kinh doanh và quản lý có tới hơn 1,2 triệu NV, trong khi tổng số chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường chỉ hơn 118.000. Máy tính và công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực nóng, thu hút nhiều TS đăng ký với hơn 336.000 NV, cao hơn gần 7 lần so với chỉ tiêu (gần 50.000).
Số NV vào nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên cũng ở mức cao – gần 229.000, gấp 4,5 lần so với chỉ tiêu (hơn 50.700). Trong khi đó, ngành giáo dục mầm non ở bậc CĐ lại có số NV thấp hơn chỉ tiêu (chỉ hơn 9.600 NV trong khi có tới hơn 14.500 chỉ tiêu). Như vậy trên lý thuyết, ai đăng ký vào ngành này cũng trúng tuyển.
Do quy hoạch lại các trường Cao đẳng Sư phạm?
Video đang HOT
Số lượng đăng ký NV phản ánh khá rõ thực tế hiện nay của ngành giáo dục mầm non tại các trường CĐ.
Theo thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm hợp tác doanh nghiệp và giới thiệu việc làm Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, TS học ngành giáo dục mầm non bậc CĐ hiện nay có xu hướng chọn học tại các trường CĐ công lập hơn là các trường tư thục. Ngoài ra, TS lại thường chọn học các trường CĐ ở các tỉnh hơn tại các thành phố lớn. Lý do là nếu học ở các trường này, sinh viên vừa được học gần nhà lại vừa được miễn học phí. Vì vậy, gần như các trường CĐ tư thục có đào tạo ngành này đều không tăng chỉ tiêu xét tuyển hoặc dừng đào tạo.
Xu hướng TS chọn học ở các tỉnh còn liên quan việc quy hoạch lại các trường CĐ sư phạm trên cả nước. Từ khi luật Giáo dục có hiệu lực, các trường CĐ sư phạm trước kia chỉ còn chức năng đào tạo ngành giáo dục mầm non. Vì vậy, các trường này cũng chuyển đổi hoặc trở thành phân hiệu của các trường ĐH.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận đã sáp nhập trở thành phân hiệu của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và vẫn tuyển sinh ngành giáo dục mầm non bậc CĐ với 120 chỉ tiêu. Năm 2020, trường cũng xét tuyển chừng đó chỉ tiêu và tuyển được khoảng 80 sinh viên. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, trường đang làm đề án để năm sau làm thủ tục nâng cấp đào tạo ngành này ở bậc ĐH.
Lãnh đạo một trường CĐ Sư phạm Trung ương cũng cho biết năm ngoái trường xác định chỉ tiêu cho ngành này là 1.563 nhưng tuyển được khoảng 850 sinh viên cho ngành giáo dục mầm non. Năm nay chỉ tiêu của trường là 1.631.
“Các trường CĐ sư phạm đào tạo ngành giáo dục mầm non đang còn một lợi thế là chỉ tiêu đào tạo ngành này ở các trường ĐH hiện nay không nhiều. Tuy nhiên, nếu sắp tới các trường ĐH tăng chỉ tiêu đào tạo ngành giáo dục mầm non lên thì các trường CĐ chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh. Chưa kể các trường CĐ Sư phạm ở các tỉnh đã sáp nhập vào trường ĐH, có xu hướng nâng cấp để tuyển sinh ngành này ở bậc ĐH. Điều này sẽ “giữ chân” nhiều TS ở lại tỉnh học hơn, khiến các trường CĐ sư phạm mất thêm một lượng TS nữa”, vị lãnh đạo này cho biết.
Xu hướng chọn đại học hơn cao đẳng
Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, TS hiện nay cũng rất nhạy bén. Việc quy hoạch mạng lưới các trường CĐ sư phạm vừa qua ít nhiều có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của TS. TS có nhu cầu theo nghề giáo dục mầm non có xu hướng học tại các trường ĐH hơn là trường CĐ.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết TS đăng ký vào ngành giáo dục mầm non của trường chưa bao giờ giảm đi. Năm nay có thể có 2 tác động. Một là vì dịch Covid-19, các trường sư phạm, ngay ở bậc CĐ, cũng đều có kỳ thi năng khiếu nên tham gia thi năng khiếu tập trung trong điều kiện dịch bệnh là rào cản về mặt tâm lý với TS.
Cũng theo thạc sĩ Quốc, tác động thứ 2 trong năm nay có thể là TS, phụ huynh đang tìm hiểu về chuyện hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí theo Nghị định 116. Nghị định giảm xuống chỉ tiêu và ràng buộc rõ ràng hơn về việc gắn bó, cống hiến với ngành giáo dục mầm non. Nơi chấp nhận hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí thì phải chấp nhận đi làm theo phân công hoặc tự chi trả tiền học. TS nếu muốn theo đuổi nghề này sẽ có xu hướng học ĐH hơn là CĐ. Còn TS nếu không yêu nghề giáo viên mầm non lắm, mà phải chi trả tiền để học thì lại càng có xu hướng không chọn học nữa.
Không hiếm ngành "ưu ái" học phí
Bên cạnh các trường chuyên về đào tạo khối sư phạm, một số cơ sở giáo dục đại học đưa ra chính sách 'ưu ái' về học phí cho một số ngành, lĩnh vực đào tạo.
SV nữ học ngành kỹ thuật tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được giảm 50% học phí. Trong ảnh SV nữ học ngành CNKT ô tô tại trường.
Giảm 50% học phí với sinh viên nữ
Trong năm 2021, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) tuyển sinh 42 ngành đào tạo. Theo TS Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng Tuyển sinh & Công tác SV HCMUTE, nhà trường dành 36 tỉ đồng để cấp học bổng cho sinh viên.
Trong đó, trường cấp học bổng toàn phần (100% học phí) trong 4 năm học (sẽ xét lại từng năm theo kết quả học tập) cho hệ Đào tạo nhân tài thuộc 6 lớp với 130 chỉ tiêu. "Đặc biệt, nhà trường cấp học bổng học kỳ I năm học đầu tiên bằng 50% học phí cho thí sinh thuộc trường chuyên, năng khiếu; 50% cho sinh viên nữ học 11 ngành kỹ thuật (Công nghệ (CN) chế tạo máy, CN chế tạo máy (Chất lượng cao Việt - Nhật), CNKT cơ điện tử, CNKT cơ khí, Kỹ thuật công nghiệp, CNKT công trình xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng, CNKT ô tô, CNKT nhiệt...). Các học kỳ tiếp theo căn cứ vào kết quả học tập để xét giảm học phí" - TS Trần Thanh Thưởng chia sẻ.
Nói về lý do giảm học phí dành cho SV nữ theo học các ngành kỹ thuật, ông Thưởng cho hay: Đây là một trong những chủ trương góp phần bình đẳng giới trong các ngành đào tạo tại trường. Bên cạnh đó, HCMUTE còn giảm 20% học phí cho gia đình có con thứ hai đã hoặc đang học tại trường.
Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM, ThS Trần Nam - Trưởng phòng truyền thông và sự kiện của trường thông tin: Nhà trường hiện 2 chương trình đào tạo được miễn học phí theo Quyết định 494/2002/QĐ-TTg là Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Riêng ngành Hán Nôm, nhà trường có chính sách khuyến khích bằng cách cấp học bổng, tương đương mức học phí 10 triệu/năm.
"Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ SV theo đuổi các ngành học mà vốn rất cần cho sự phát triển đời sống văn hóa, chính trị ở Việt Nam" - ThS Trần Nam chia sẻ.
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, nơi đang đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp miễn phí.
Miễn học phí hút thí sinh
Bên cạnh các chương trình đào tạo (CTĐT) đại trà, một số trường đại học đào tạo theo hướng đa ngành vẫn có một số CTĐT miễn học phí. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (NLU) hiện có ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp; hay HCMUTE có ngành Sư phạm Tiếng Anh được miễn học phí theo khối sư phạm.
Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng NLU, chính sách miễn giảm học phí của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chủ yếu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, trường có quỹ học bổng Đồng hành cùng NLU do các doanh nghiệp tài trợ tầm 2 tỷ/năm cho sinh viên khó khăn có cố gắng trong học tập.
Ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp của NLU tuy được miễn học phí nhưng theo TS Võ Văn Việt - Trưởng bộ môn Sư phạm Kỹ thuật, NLU, ngành học này thuộc diện khó tuyển hằng năm.
"Mục tiêu đào tạo Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp nhằm tạo ra giáo viên đồng thời là chuyên gia giỏi có tư tưởng đạo đức tốt, nghiệp vụ vững vàng về khoa học kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp đạt trình độ đại học. Đội ngũ này đồng thời hiểu biết sâu sắc về khoa học, tâm lý giáo dục, phương pháp luận về giảng dạy.
Họ có thể xây dựng và quản lý chương trình đào tạo chính sách giáo dục, để giảng dạy và giáo dục, tổ chức hoạt động sản xuất nhằm giúp học sinh định hướng đến nền nông - công nghiệp công nghệ cao trong tương lai. SV tốt nghiệp ngành này có thể trở thành cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất tư nhân và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp hoặc học tiếp bậc học cao hơn" - TS Võ Văn Việt chia sẻ.
Theo TS Trần Thanh Thưởng, thí sinh và gia đình cần tìm hiểu kỹ các thông tin chính sách về học phí và học bổng của từng trường trên phương tiện thông tin chính thống hoặc trang web của trường để có lựa chọn phù hợp, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho mình khi theo học.
Năm học 2021 - 2022, Trường ĐH Lạc Hồng dành 22 tỷ đồng để thiết kế các gói học bổng dành tặng cho tân sinh viên. Trong đó, mỗi sinh viên có thể nhận học bổng từ 2,7 - 19,5 triệu đồng/sinh viên/1 học kỳ. PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng chia sẻ: Nhà trường thiết kế các gói học bổng đa dạng nhằm hỗ trợ được nhiều nhất, kịp thời nhất cho các nhóm thí sinh.
Các em không đủ điều kiện nhận học bổng ở nhóm này vẫn có cơ hội nhận học bổng ở nhóm khác. Việc nâng giá trị suất học bổng lên bằng với 100% học phí - ngoài mục đích nhân văn nói trên còn tạo động lực, khuyến khích sinh viên chịu khó, cố gắng học giỏi. Ngoài học bổng thủ khoa, các nhóm học bổng còn lại được áp dụng không giới hạn về số lượng. Nghĩa là, chỉ cần thí sinh đạt các tiêu chí theo quy định đều được nhận học bổng của nhà trường.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM có 2 chương trình đào tạo được miễn học phí theo Quyết định 494/2002/QĐ-TTg là Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Riêng ngành Hán Nôm, nhà trường có chính sách khuyến khích bằng cách cấp học bổng, tương đương mức học phí 10 triệu/năm.
Nhiều trường cao đẳng nghề phải sáp nhập, đổi tên mới Nhiều trường cao đẳng đổi tên do thay đổi chủ đầu tư hoặc chuyển đổi ngành nghề đào tạo, từ đó tạo sự hấp dẫn và thu hút người học hơn. Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Phân hiệu của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận. Được biết, theo lãnh...