Vì sao hóa thạch voi ma mút đực tồn tại đến ngày nay, cái thì không?
Các nhà khoa học mới đây đã giải mã nguyên nhân vì sao đại đa số các hóa thạch voi ma mút đều là con đực.
Đa số hóa thạch voi ma mút các nhà khoa học tìm thấy đều là con đực.
Theo Guardian, voi ma mút đực sống ở Kỷ Băng Hà thường di chuyển một mình và gặp nguy hiểm khi không có sự trợ giúp từ bầy đàn.
Chúng có thể rơi xuống sông, xuyên qua các lớp băng hoặc đầm lầy. Đây được cho là nguyên nhân khiến hóa thạch của voi ma mút đực trở nên phổ biến.
Bởi việc rơi xuống hồ băng hay hố sâu có thể giúp bảo quản xác voi ma mút tới hàng ngàn năm, các nhà khoa học cho biết.
Ngược lại, những con cái thường đi theo bầy và được lãnh đạo bởi một cá thể ma mút lớn tuổi, am hiểu địa hình và biết cách lẩn tránh nguy hiểm.
“Không sống theo bầy và thiếu con đầu đàn, voi ma mút đực dễ tử vong hơn so với những cá thể cái”, nhà nghiên cứu Love Dalen đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển nói.
Video đang HOT
Dalen cùng các cộng sự đã nghiên cứu mẫu gene để xác định giới tính của 98 hóa thạch voi ma mút ở vùng Siberia. Kết quả cho thấy đa số mẫu vật là của voi ma mút đực.
Điều này khiến các nhà khoa học đặt giả thiết thói quen và cách sinh sống có thể đã ảnh hưởng tới lượng voi ma mút đực tử vong trong Kỷ Băng hà.
Nghiên cứu cho biết, phần cơ thể của voi ma mút được tìm thấy ở Siberia không có nhiều biến đổi bởi chúng bị chôn vui, từ đó được bảo quản kỹ lưỡng khỏi tác nhân bên ngoài.
Nghiên cứu của chuyên gia Dalen và các cộng sự chỉ nhằm lý giải nguyên nhân vì sao con người ngày nay tìm thấy nhiều hóa thạch voi ma mút đực hơn so với voi ma mút cái.
Voi ma mút là một trong những loài sinh vật có kích thước đồ sộ nhất thế giới. Chúng biến mất khỏi Trái Đất khoảng 4.000 năm trước, sau thời kỳ Kỷ Băng hà vì khí hậu Trái đất ấm lên.
Hồi tháng 7 năm nay, các nhà khoa học bắt tay vào kế hoạch hồi sinh voi ma mút khổng lồ, bằng cách ghép mẫu gene của voi ma mút vào gene của những con voi hiện đại.
Theo Danviet
Quái vật 69 tấn khủng khiếp nhất từng tồn tại trên Trái đất
Các nhà khoa học Argentina nói đã xác định được loài sinh vật to lớn khủng khiếp nhất từng bước đi trên Trái đất.
Patagotitan Mayorum lớn đến mức khủng long bạo chúa đứng cạnh cũng chỉ như người lùn.
Theo Daily Star, các nhà nghiên cứu từng tìm thấy 6 hóa thạch của một loài khủng long trưởng thành tại một khu mỏ ở tỉnh Chubut, Argentina vào năm 2012.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B, các nhà nghiên cứu đã hé lộ thông tin chi tiết hơn về kích thước của loài khủng long khổng lồ này.
Các nhà nghiên cứu đặt tên loài khủng long này là Patagotitan Mayorum. Với trọng lượng 69 tấn, Patagotitan Mayorum dài tới 37 mét và cao gần 6 mét. Đây được coi là loài sinh vật to lớn khủng khiếp nhất từ dạo bước trên Trái đất.
Mẫu xương của Patagotitan Mayorum to hơn cả người bình thường.
Sinh vật khổng lồ này dường như đã chết trong một trận lụt và phần cơ thể của nó được bảo tồn suốt 100 triệu năm qua nhờ vào lớp bùn dày.
Diego Pol đến từ bảo tàng cổ sinh vật học Egidio Feruglio ở Argentina, đồng tác giả nghiên cứu nói: "Khủng long bạo chúa hay các loài ăn thịt khác đứng cạnh cũng chỉ là người lùn so với Patagotitan Mayorum. Điều này giống như bạn so sánh một con voi với con hổ vậy".
Mặc dù có kích thước lớn nhất trên Trái đất nhưng Patagotitan Mayorum lại hoàn toàn vô hại. "Tôi không nghĩ rằng chúng đáng sợ, chúng là sinh vật có thân hình to lớn và di chuyển nặng nề", ông Pol nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch loài sinh vật khủng khiếp nhất Trái đất ở Argentina.
"Với trọng lượng hàng chục tấn, để chúng bước đi được, chạy được cũng là điều thách thức hơn hẳn các loài khủng long khác".
Câu hỏi đặt ra ra vì sao Patagotitan Mayorum lại có kích thước to lớn như vậy. Ông Pol nói đây là điều mà các nhà nghiên cứu Argentina đang tìm hiểu.
Kích thước của loài khủng long có thể liên quan đến sự bùng nổ các loài thực vật có hoa vào thời điểm đó. "Khủng long sống thời đó thoải mái ăn mọi thứ. Đó có thể là nguyên nhân khiến chúng ngày càng to lớn hơn', ông Pol nói.
Theo Danviet
Đào được thủy quái 250 triệu năm tuổi ở... sa mạc Mỹ Hóa thạch của một thủy quái có khả năng săn mồi giống cá mập trắng lớn vừa được đào lên ở một sa mạc tại bang Nevada, nước Mỹ. Hóa thạch của loài thủy quái Birgeria americana vừa được phát hiện ở Mỹ Sinh vật được xác định sau khi các nhà khoa học đào lên hộp sọ dài 25cm bao gồm hàm...