Vì sao Hà Nội cho học sinh nghỉ hè dù chưa thi học kỳ?
Sở GD-ĐT Hà Nội đã lý giải về quyết định cho học sinh nghỉ hè từ ngày 15.5, bài kiểm tra cuối năm học chỉ thực hiện khi nào học sinh trở lại trường an toàn.
Học sinh Hà Nội học trực tuyến trong thời gian vừa qua để phòng chống dịch Covid-19 – ẢNH: NGỌC THẮNG
Nghỉ hè sớm 2 tuần, ôn tập kiểm tra học kỳ 2 trong hè
UBND TP.Hà Nội đã có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT cho phép điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021, theo đó học sinh (HS) các cấp nghỉ hè từ ngày 15.5, bài kiểm tra học kỳ chỉ thực hiện trực tiếp khi đến trường.
Kiểm tra học kỳ trực tuyến trước khi quy định có hiệu lực?
Tại Hà Nội, một số trường tư thục đã quyết định việc tiến hành kiểm tra học kỳ 2 theo hình thức trực tuyến. Ông Lê Hồng Chung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng: Về nguyên tắc, Thông tư 09 cho phép kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến chỉ có hiệu lực pháp lý từ ngày 16.5.2021. Ông Chung cho biết các cơ sở giáo dục tư thục, tự chủ, nếu muốn kiểm tra trực tuyến từ ngày 16.5, cần có đề xuất với Sở GD-ĐT, kèm theo các phương án đủ điều kiện, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, kiểm tra, giám sát HS trong quá trình làm bài, đảm bảo 4 mục tiêu trong kiểm tra, đánh giá là trung thực, công bằng, chính xác, khách quan.
Nhiệm vụ năm học còn lại sẽ thực hiện vào thời gian nghỉ hè khi tình hình dịch bệnh ổn định, HS có thể đến trường.
Về việc nhiều trường chưa hoàn thành kiểm tra học kỳ 2, Sở GD-ĐT hướng dẫn: “Để bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, trung thực từng HS, Sở GD-ĐT đề xuất phương án đối với cơ sở giáo dục có các khối lớp chưa hoàn thành kiểm tra định kỳ (bài kiểm tra học kỳ 2 năm học 2020 – 2021) sẽ tiến hành trực tiếp tại các cơ sở giáo dục khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, HS được đến trường trở lại”.
Trước nhiều băn khoăn của phụ huynh, HS về việc cho HS nghỉ hè rồi hết dịch mới đến trường kiểm tra học kỳ thì HS sẽ “rơi rụng” kiến thức, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định có thời gian để HS ôn tập tại trường trước khi kiểm tra. Cụ thể, thời gian tiến hành ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù vào thời gian HS nghỉ hè sớm so với kế hoạch năm học đã quy định (số ngày nghỉ hè sớm 14 ngày) nên các trường có 14 ngày để vừa ôn tập, vừa kiểm tra, đánh giá HS.
Theo Sở GD-ĐT, với lớp 9, các trường THCS đã hoàn thành kiểm tra học kỳ 2 và đang tiến hành xét tốt nghiệp THCS. Đối với HS lớp 12, các trường học, cơ sở giáo dục đã hoàn hành kiểm tra cuối kỳ 2, đang hoàn thiện hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH. Vì vậy, HS lớp 9 và lớp 12 sẽ tiếp tục học, ôn tập trực tuyến đến hết ngày 28.5.
Sáng 14.5: Thêm 29 ca mắc Covid-19 lây nhiễm cộng đồng
Chưa đảm bảo chính xác, công bằng nếu kiểm tra trực tuyến
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên chỉ được tiến hành từ ngày 16.5.2021 khi thông tư này có hiệu lực”.
Hà Nội có lùi thi vào lớp 10?
Về kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT đề xuất: “UBND TP cho phép điều chỉnh thời điểm tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 – 2022 sau khi Bộ GD-ĐT có thông báo điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021″.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào ngày 7 – 8.7. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho rằng đến thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa có phương án nào về việc thay đổi lịch thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hoặc lịch tuyển sinh đầu cấp thuộc quyền quyết định của các địa phương. Trong trường hợp này, Hà Nội có thể chủ động mà không nên phụ thuộc vào việc Bộ GD-ĐT có lùi lịch thi tốt nghiệp THPT hay không.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc kiểm tra định kỳ chỉ được tiến hành khi đảm bảo các yêu cầu tối thiểu như về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối và có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và HS truy cập, khai thác sử dụng, quản lý các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định của Thông tư 09.
Việc kiểm tra trực tuyến phải có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy trình về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định. Cơ sở giáo dục phổ thông phải có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
Ông Phạm Văn Đại cho rằng: “Căn cứ vào tình hình thực tiễn, việc bảo đảm các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tới 100% giáo viên, HS ở từng cơ sở giáo dục; điều kiện thiết bị của nhiều HS còn khó khăn, chưa bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, trung thực đối với từng HS”.
Nếu muốn tổ chức kiểm tra online, các trường phải trình Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định: "Không có chuyện không cho phép các trường tổ chức kiểm tra online".
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Lê Hồng Chung, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết: "Trong tờ trình không có chỗ nào nêu "không cho phép kiểm tra trực tuyến". Đến nay, Sở cũng chưa nhận được đề xuất của đơn vị nào về việc cho học sinh kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tuyến".
Học sinh Hà Nội phải học trực tuyến vì dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Theo ông Lê Hồng Chung, Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, đến ngày 16/5 sẽ có hiệu lực. Sau khoảng thời gian này, nếu trường nào có phương án tổ chức kiểm tra đánh giá thì cần báo cáo. Đây là căn cứ để Sở GD&ĐT Hà Nội xem xét.
Trước lo ngại của phụ huynh về việc học sinh nghỉ hè mà chưa kiểm tra đánh giá cuối năm học, khi trở lại trường kiểm tra định kỳ trực tiếp, kiến thức có thể sẽ "rơi rụng", ông Lê Hồng Chung cho rằng: Học sinh Hà Nội được nghỉ hè sớm hơn 2 tuần so với khung thời gian năm học 2020-2021.
Nếu học sinh đi học trở lại thì vẫn có 2 tuần để thực hiện các hoạt động giáo dục chứ không chỉ thực hiện việc kiểm tra đánh giá. Văn bản cũng nêu rõ, học sinh quay trở lại trường học sẽ thực hiện các hoạt động giáo dục còn thiếu, các trường tổ chức thực hiện bù các hoạt động giáo dục chứ không chỉ kiểm tra định kỳ.
Ông Lê Hồng Chung cũng cho biết, tại Hà Nội, bên cạnh những khu vực có đủ điều kiện để triển khai việc kiểm tra trực tuyến thì có những nơi chưa đủ điều kiện để thực hiện. Do đó, Sở cần xem xét về điều kiện triển khai phù hợp với Thông tư 09 hay không.
Trước đó, chiều 13/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký văn bản số 1444/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021.
UBND Hà Nội đồng ý điều chỉnh khung thời gian năm học 2021-2020 và thời điểm tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022.
Nhiệm vụ năm học 2020-2021 còn lại trong thời gian nghỉ hè sớm sẽ thực hiện vào thời gian nghỉ hè khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh có thể đến trường học tập.
Để bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực từng học sinh, Sở GD&ĐT đề xuất phương án đối với cơ sở giáo dục có các khối lớp chưa hoàn thành kiểm tra định kỳ (bài kiểm tra học kì II năm học 2020-2021) sẽ tiến hành trực tiếp tại các cơ sở giáo dục khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, học sinh được đến trường trở lại.
Học sinh Hà Nội nghỉ hè sớm, chờ đến trường mới kiểm tra học kỳ Học sinh Hà Nội sẽ nghỉ hè từ ngày 15.5 và kiểm tra học kỳ vào thời gian nghỉ hè khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh có thể đến trường học tập Học sinh Hà Nội sẽ nghỉ hè từ 15.5 - ẢNH NGỌC THẮNG Sở GD-ĐT Hà Nội vừa cho biết: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến...