Vì sao doanh thu phòng vé Trung Quốc dịp lễ ảm đạm?
Doanh thu phòng vé Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ vừa qua đạt tổng 230 triệu USD. Trong đó, không có phim nào vượt mốc 100 triệu USD.
Ngày 6/5, China News có bài viết đánh giá về các phim ra mắt vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động kéo dài từ 1-5/5. Cụ thể, tổng doanh thu trong 5 ngày chỉ đạt 230 triệu USD. Trong khi đó, nhà sản xuất và đầu tư từng đặt hy vọng đạt mốc 300 triệu USD, vượt qua các năm trước.
Số lượng nhiều do ồn ứ và kém chất lượng
Ba bộ phim dẫn đầu phòng vé thì chỉ có Hôn lễ của em đạt 90 triệu USD với điểm chất lượng 5,2/10 trên Douban . Phía trên vách núi có doanh thu 80 triệu USD đạt 7,7 điểm và Bí ẩn phòng khách thu về 30 triệu USD với 5,7 điểm chất lượng.
Hôn lễ của em dẫn đầu phòng vé nhưng không được đánh giá cao về chất lượng.
China News nhận xét các bộ phim ra mắt không được người xem đánh giá cao. Tác phẩm duy nhất có điểm chất lượng trên 7 là Phía trên vách đá , tuy nhiên, đề tài gián điệp chiến tranh thường khó lôi kéo khán giả.
Bộ phim Hôn lễ của em làm lại từ Ngày em đẹp nhất của Hàn Quốc, song, vì xử lý không khéo léo, nam chính trở thành người phụ bạc, luôn nhớ thương bạn gái cũ dù đã có người con gái khác.
Theo China News , doanh thu phòng vé bị ảnh hưởng bởi có quá nhiều phim ra mắt trong đợt này. Dịp chiếu phim ngày Quốc tế Lao động có 11 tác phẩm công chiếu, nhiều hơn năm ngoái.
Tuy nhiên, điều này chỉ dẫn đến việc nhiều bộ phim cạnh tranh cùng một lúc. Rạp chiếu phải sắp xếp suất chiếu một cách căng thẳng, ảnh hưởng đến doanh thu một ngày của mỗi tác phẩm. Bộ phim Chân Tam quốc vô song một ngày chỉ có 1,2 suất chiếu do đó doanh thu không như kỳ vọng.
Video đang HOT
Chân Tam quốc vô song doanh thu kém do suất chiếu thấp.
Giới chuyên môn nhận định dịch bệnh đã làm ảnh hưởng lớn tới ngành phim ảnh. Các tác phẩm đang chiếu vốn được ra mắt từ năm ngoái nhưng phải hoãn tới năm nay. Tuy nhiên, việc được chiếu nằm trong tay nhà phát hành, còn kết quả thu lại phụ thuộc vào sở thích của người xem.
Gu thưởng thức của khán giả thay đổi
Đạo diễn Trần Chính Đạo chia sẻ trên báo Tin tức Bắc Kinh rằng ông chuyên làm các tác phẩm đề tài phá án, bí ẩn. Các năm trước doanh thu khả quan, song đến năm nay bộ phim Bí ẩn phòng khách chỉ đạt 30 triệu USD dù đạo diễn tự nhận về chất lượng và mức đầu tư không kém những dự án cũ.
“Tôi cũng có lo lắng, doanh thu bán vé sẽ quyết định sau này tôi có thể làm phim theo thể loại này nữa hay không và có quyền đưa ý kiến với các nhà đầu tư đến mức nào”, Trần Chính Đạo nói.
Đạo diễn Trần chia sẻ hiện tại người xem yêu thích những bộ phim về tình cảm gia đình gây xúc động hoặc phim tình yêu thanh xuân. Nếu không, đó phải là bom tấn được đầu tư lớn về kỹ xảo, dạng phim võ thuật. Các thể loại khác khó nhận được sự chú ý của người xem.
Trong khi đó, dự án Bí ẩn phòng khách tập hợp dàn diễn viên chất lượng như Quách Phú Thành, Đoạn Dịch Hoành, Trương Tử Phong, Hứa Vỹ Ninh, đội ngũ quay phim của Hàn Quốc và được chau chuốt từng khung hình nhưng lại không thành công như kỳ vọng.
Đạo diễn Trần Chính Đạo thể hiện sự chăm chút mỹ học điện ảnh trong tác phẩm Bí ẩn phòng khách nhưng không được khán giả đón nhận.
Bên cạnh đó theo quan điểm của biên kịch Lý Ngọc, điện ảnh Trung Quốc thiếu vắng các bộ phim nhìn từ góc độ nữ chính, thiếu sự đa dạng hình tượng nhân vật.
“Tôi sợ rằng khán giả và tôi không tìm thấy điểm chung”, cô nói. Hiện tại, bộ phim mới Tiger Robbers (Trộm hổ) của Lý Ngọc chỉ đạt doanh thu 6 triệu USD.
Theo Sina , các bộ phim có tính điện ảnh cao đang dần vắng bóng trên màn ảnh. Khán giả dễ chấp nhận những tác phẩm có tính giải trí đơn giản, đặc biệt là phim hài. Nhà sản xuất cũng chạy theo thị trường, ưu ái các tác phẩm hài hước.
Những bộ phim đề tài mới lạ không đủ sức thu hút khán giả.
Bên cạnh đó, để lôi kéo khán giả tới rạp, nhà sản xuất cũng mời các nghệ sĩ trẻ, không được đào tạo bài bản về diễn xuất, nhưng có lượng người hâm mộ đông đảo thay vì dành cơ hội cho những diễn viên tài năng. Từ đó, chất lượng các tác phẩm điện ảnh dần đi xuống.
Cổ Thiên Lạc và những ngôi sao hứng chịu chê bai khi vào vai Lã Bố
Hà Nhuận Đông, Cao Dĩ Tường và mới nhất là Cổ Thiên Lạc đảm nhận vai Lã Bố trên màn ảnh Hoa ngữ. Tuy nhiên, họ đều gây ra ít nhiều tranh cãi.
Ngày 10/3, Oriental Daily đưa tin ê-kíp Chân Tam Quốc vô song ( Dynasty Warriors ) tung trailer giới thiệu tác phẩm, tạo hình và tuyến nhân vật quan trọng. Trong đó, tạo hình dũng tướng Lã Bố của Cổ Thiên Lạc gây ra nhiều tranh cãi.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Lã Bố (hay còn gọi là Lữ Bố) được xem là chiến thần số một. Ông là người duy nhất có thể một mình một ngựa giao chiến với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi mà vẫn có thể bảo toàn mạng sống. Theo Baidu, từ năm 1958 đến nay, hình ảnh về vị danh tướng này đã 20 lần được khắc họa trên màn ảnh Hoa ngữ. Bản mới nhất do Cổ Thiên Lạc đóng được chuyển thể từ tựa game ăn khách của Nhật Bản - Dynasty Warriors.
So với nguyên tác, tài tử bị chê gầy, chưa toát lên được sự rắn chắc, dũng mãnh của Lã Bố. Trong tiểu thuyết gốc, Lã Bố được miêu tả sở hữu sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ. 11 tuổi, ông đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Chưa kể, tạo hình của Cổ Thiên Lạc cũng bị khán giả phàn nàn khá giống với tạo hình của nhân vật Hạng Thiếu Long trong Cỗ máy thời gian - tác phẩm anh từng đóng chính cách đây 20 năm.
Theo Sina , vai diễn Lã Bố được đánh giá cao nhất và xếp vào hàng kinh điển thuộc về Trương Quang Bắc trong Tam quốc diễn nghĩa . Diễn xuất toát lên nét vừa kiêu ngạo, vừa xảo trá và có chút độc ác, nhưng đồng thời thể hiện được diện mạo anh hùng của sao gạo cội, đến nay chưa ai có thể vượt qua.
Vai diễn Lã Bố do Huỳnh Lỗi đóng trong Lã Bố và Điêu Thuyền năm 2001 bị chê bai thậm tệ về mặt tạo hình. Trang phục bị nhận xét không khác gì ăn mày, còn bản thân Huỳnh Lỗi cũng có màn thể hiện yếu kém. Hiện tại, tác phẩm Lã Bố và Điêu Thuyền gần như rơi vào quên lãng.
Hà Nhuận Đông là ngôi sao hiếm hoi được đánh giá cao về mặt tạo hình với vai Lã Bố. Năm 2010, anh được đạo diễn Cao Hy Hy "chọn mặt gửi vàng" trong Tân Tam Quốc. Sở hữu ngoại hình vạm vỡ với chiều cao 1,86 m, gương mặt điển trai, Hà Nhuận Đông được nhận xét đảm bảo về phần hình. Điểm trừ lớn nhất của tác phẩm là nội dung đi theo hướng phim thần tượng, quá tập trung vào chuyện tình cảm lứa đôi giữa Lã Bố - Điêu Thuyền, bỏ qua việc khắc họa hình ảnh một vị tướng dũng mãnh.
Nhân vật Lã Bố do Bảo Kiếm Phong thể hiện trong Đồng Tước đài 2012 cũng vấp phải tranh cãi về tạo hình. Đặc biệt, việc ê-kíp để nam diễn viên đeo bao tay da và mặc bộ áo giáp dày cộm bị dư luận chỉ trích.
"Lã Bố hiền nhất màn ảnh Hoa ngữ" thuộc về tài tử Lữ Lương Vỹ trong Điêu Thuyền 2002. Phim thất bại và hứng chịu vô số chỉ trích vì cốt truyện đi ngược lịch sử. Trong đó, Lã Bố bị lãng mạn hóa, mất sạch khí chất anh hùng. Chưa kể, nhân vật trung tâm Điêu Thuyền do Trương Mẫn đóng chính cũng bị nhận xét không hợp vai vì có gương mặt hiện đại.
Cố nghệ sĩ Cao Dĩ Tường cũng từng vào vai dũng tướng họ Lã trong Võ thần Triệu Tử Long . Tuy nhiên, tạo hình của anh bị đánh giá thảm họa vì quá màu mè, thậm chí còn gây khó hiểu với chiếc trâm cài màu đỏ trên đầu. Theo Sina , Lã Bố là vai diễn khó trên màn ảnh với diễn biến nội tâm phức tạp. Nhiều năm qua, truyền thông và khán giả chỉ công nhận phần thể hiện của Trương Quang Bắc, lấy ông làm tiêu chuẩn cho những người kế nhiệm.
Lý do 'Chân Tam Quốc vô song' của Cổ Thiên Lạc thất bại "Chân Tam Quốc vô song" (Dynasty Warriors) ra rạp với thành tích trái với kỳ vọng. Phim mang đậm chất giải trí, nhưng tồn tại nhiều điều chưa làm thỏa mãn khán giả. Ngày 1/5, Sina đưa tin Chân Tam Quốc vô song chính thức ra rạp, phục vụ khán giả Trung Quốc vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động . Theo...