Vì sao cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài?
Mệt mỏi là tình trạng xuất hiện phổ biến ở nhiều người và có khoảng 20% dân số cho rằng bị mệt mỏi ảnh hưởng vào chất lượng cuộc sống.
Stress gây căng thẳng, mệt mỏi
Hormon cortisol là loại hoóc môn gây căng thẳng, bình thường hoóc môn này tăng vào sáng sớm và giảm xuống vào ban đêm để duy trì một quy trình nhịp nhàng của cơ thể. Tuy nhiên khi cơ thể bị stress quá mức, lượng hormon này được sản sinh nhiều hơn gây xáo trộn quy trình bình thường của cơ thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, ngủ không ngon.
Ảnh minh họa
Vì vậy chúng ta cần học cách tiếp nhận các vấn đề trong cuộc sống một cách bình thản, tích cực, giảm căng thẳng cho cơ thể.
Mệt mỏi do rối loạn lo âu, trầm cảm
Ảnh minh họa
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thường thấy của trầm cảm ở giai đoạn đầu. Người bệnh cảm thấy như cơ thể bị rút sạch năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu tập trung, dẫn tới khả năng học tập, lao động bị giảm sút.
Mệt mỏi do ăn uống thiếu chất
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cơ thể không đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vì vậy, hãy luôn bổ sung những chất cần thiết giúp cơ thể đủ năng lượng cho một ngày làm việc để không rơi vào trạng thái ủ rũ, mệt mỏi.
Mệt mỏi kéo dài do mắc các bệnh về tim và phổi
Khi tim hoạt động không tốt sẽ không cung cấp đủ máu đến các bộ phận của cơ thể khiến chúng hoạt động không hiệu quả gây mệt mỏi. Phổi cũng vậy, khi gặp vấn đề cũng không cung cấp đủ oxy cho các tế bào của cơ thể dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
Phương pháp khắc phục trạng thái mệt mỏi
- Ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất, bổ sung nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra nên tránh các hoạt động quá sức, căng thẳng, lo lắng quá nhiều.
- Cung cấp đầy đủ lượng vitamin (C, B1, B2…) cần thiết cho cơ thể vì chúng giúp đẩy nhanh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh chống lại mệt mỏi. Ngoài vitamin thì các nguyên tố vi lượng chẳng hạn như canxi cũng cần được cung cấp đầy đủ. Canxi giúp răng và xương chắc khỏe, cần thiết trong việc làm đông máu và là chất dẫn của nhiều dung môi như điều chỉnh hoạt động của tim và thần kinh, duy trì năng lực cơ bắp.
- Không nên sử dụng các loại chất kích thích như ma túy, bia rượu, thuốc lá…vì các chất này làm suy giảm thần kinh gây mệt mỏi. Nên uống trà và cà phê một cách hợp lý, tránh uống vào thời gian buổi tối hoặc là khi cơ thể chưa ăn gì như vậy sẽ càng mệt mỏi hơn.
Vì sao bạn thường bị đổ mồ hôi trộm ban đêm?
Đã giảm nhiệt độ điều hòa và ngủ khỏa thân nhưng tình trạng đổ mồ hôi mỗi đêm khiến bạn muốn đầu hàng 'số phận'. Đừng nản lòng, hãy tìm hiểu nguyên nhân đổ mồ hôi, rồi thử các biện pháp khắc phục tại nhà trước đã nhé.
Đổ mồ hôi trộm khiến bạn mệt mỏi vì mất ngủ, ngủ không ngon - SHUTTERSTOCK
Mồ hôi trộm ban đêm có thể xuất hiện vì rất nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, theo CNET.
Giường ngủ
Nếu phát hiện người ướt đẫm mỗi đêm ngủ, hãy kiểm tra ngay chất lượng giường ngủ. Tấm trải giường, đệm, topper đệm, gối và mùng, mền đều có thể là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Xem xét xong nhớ kết hợp điều chỉnh nhiệt độ điều hoà, quạt mát.
Trường hợp tốt nhất, bạn sẽ giải quyết được vấn đề mồ hôi trộm. Trường hợp xấu nhất, bạn sẽ tốn tiền dù có thêm bộ chăn ga gối nệm mới. Nhưng bù lại, bạn đã loại trừ được một nguyên nhân gây mồ hôi trộm, theo CNET.
Thay đổi nội tiết
Khi nồng độ hoóc môn dao động dữ dội hoặc cơ thể đang trải qua giai đoạn thay đổi, bạn cũng sẽ đổ mồ hôi ban đêm. Một ví dụ phổ biến là phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh do nồng độ estrogen giảm. Mang thai và chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể bạn vào ban đêm. Đối với nam giới, testosterone thấp góp phần gây ra tình trạng mồ hôi đầm đìa.
Thuốc trị bệnh
Một số loại thuốc theo toa có thể khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bạn đang dùng bất kỳ đơn thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ xem đổ mồ hôi ban đêm có phải tác dụng phụ của nó không.
Tình trạng y tế
Nhiều tình trạng y tế có thể gây đổ mồ hôi ban đêm, bao gồm cường giáp, rối loạn lo âu, rối loạn tự miễn, ngưng thở khi ngủ, nghiện ma túy, tình trạng thần kinh... Ngoài ra, nhiễm virus cũng có thể gây ra mồ hôi ban đêm do sốt, theo CNET.
Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Nếu bạn có xu hướng đổ mồ hôi quá nhiều vào cả ban ngày và ban đêm, bạn có thể cân nhắc gặp bác sĩ xem liệu bạn có mắc bệnh này hay không.
Căng thẳng - stress
Mức độ căng thẳng cao có thể biểu hiện ra triệu chứng thực thể bao gồm cả mồ hôi ban đêm. Mồ hôi ban đêm do căng thẳng có thể đi kèm với ác mộng hoặc giấc mơ căng thẳng, thở nhanh, nhịp tim tăng cao và khó ngủ.
Rượu và chế độ ăn uống
Uống rượu trước khi ngủ có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm, vì rượu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và nhiệt độ cơ thể. Mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy một mình thực phẩm gây ra mồ hôi trộm, nhưng người ta cho rằng một số loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm cay và nhiều chất béo, có thể làm cho tình trạng đổ mồ hôi đêm trở nên tồi tệ hơn, theo CNET.
Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh đổ mồ hôi ban đêm, mồ hôi trộm:
- Tránh ăn cay, uống nóng, tập thể dục trước giờ đi ngủ.
- Không uống rượu.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ hợp lý.
- Không đắp quá nhiều chăn khi đi ngủ.
- Đối với trẻ em, nên cho trẻ thường xuyên phơi nắng để bổ sung vitamin D và hấp thu canxi.
- Nếu do bệnh, nên được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu đổ mồ hôi trộm trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, bệnh nhân được chỉ định liệu pháp hoóc môn thay thế, theo CNET.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại rau quả, tránh những thức ăn dầu mỡ, sinh nhiều năng lượng.
Căng thẳng, stress làm phù tay chân? Theo thống kê, có khoảng dưới 5% bệnh nhân có thể gặp sốc phản vệ bởi mày đay. Do đó, người bệnh nên tìm căn nguyên gây ra bệnh để điều trị, phòng tránh. Gần đây, tôi thường xuyên bị sưng phù bàn chân, bàn tay. Tôi có ra quầy dược gần nhà mua thuốc dị ứng, sau khi uống, tình trạng cải...