Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu?
Nhiều siêu thị lớn cho rằng, do thói quen tiêu dùng của người dân thích thịt tươi nên không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Còn những siêu thị bán nhưng số lượng không đáng kể.
Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hiếm có ở siêu thị.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị không bán thịt lợn nhập khẩu bởi có bán cũng không có khách mua.
Theo bà Dung, ngay cả tình huống thiếu thịt trong trường hợp khẩn cấp không đủ thịt tươi bán cho khách hàng, siêu thị cũng lấy nguồn hàng dự trữ là thịt lợn trong nước cấp đông chứ không bán thịt lợn nhập khẩu.
Đại diện siêu thị Big C cho biết, hệ thống Big C miền Bắc không bán thịt lợn đông lạnh nhưng miền Nam có bán và số lượng ít dưới 1%. Giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn thịt tươi trong nước từ 7-9% nhưng số lượng tiêu thụ thấp. Do thói quen người tiêu dùng nên rổ hàng hoá tại hệ thống siêu thị vẫn tập trung bán thịt lợn tươi sống đến 99%. Hiện, nguồn cung thịt tươi siêu thị dồi dào đảm bảo cho người tiêu dùng trong mùa dịch COVID-19.
Video đang HOT
Còn đại diện hệ thống siêu thị MM ( Mega Market) cho biết, hiện nay, MM đang phân phối các sản phẩm chân lợn, thịt vai, sườn lợn xuất xứ châu Âu, châu Mỹ nhưng số lượng ít, chỉ chiếm 2%, còn lại 98% đều là thịt heo trong nước. Tuy nhiên do thị trường Việt Nam vẫn ưa chuộng thịt lợn tươi nên sản lượng tiêu thụ hàng đông lạnh cũng không đáng kể, thậm chí trong giai đoạn cao điểm vừa qua cũng không có biến động.
“Đối với hàng thực phẩm nhập khẩu nói chung tại MM đều được nhập từ những nhà nhập khẩu uy tín trong nước, hàng hóa có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Canada, Brazil, các nước châu Âu, New Zealand… với chứng từ hồ sơ và kiểm định đầu vào theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó, MM đồng thời lấy mẫu để kiểm soát chất lượng tại các phòng kiểm định độc lập. Mặc dù chiếm số ít nhưng lượng tiêu thụ còn ít hơn bởi thói quen ăn thịt tươi của người Việt Nam”, đại diện siêu thị MM cho biết.
Ngoài ra, vị này cũng cho biết, không chỉ thịt lợn nhập khẩu, các mặt hàng thịt nhâp khẩu khác như: bò, gà cũng có số lượng tiêu thụ ít. “Thậm chí trước khi công bố dịch COVID-19, người dân cũng mua thịt tươi về tích trữ ngăn đá chứ không mua thịt lợn đông lạnh nhập khẩu dù giá rẻ hơn”, vị này nói.
Đại diện hệ thống siêu thị Vimart, Saikamart cho biết, hiện tại chưa bán thịt lợn nhập khẩu do sức mua thịt tươi lớn.
Ngọc Mai
Nhiều siêu thị ở Đà Nẵng công bố số điện thoại "hotline" đặt hàng, giao hàng tại nhà
Hiện nay, một số siêu thị đã công bố số điện thoại "hotline" đặt hàng, giao hàng tại nhà như siêu thị Big C, siêu thị Lotte Mart, siêu thị MM Mega Market, siêu thị Co.opmart...
Ngày 27/3, Sở Công Thương TP Đà Nẵng cho biết đã có công văn gửi UBND các quận, huyện; Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng; Ban Quản lý các chợ quận, huyện; các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố về việc tăng cường công tác kiểm soát, quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng đề nghị giám đốc các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm tiếp tục bố trí nước rửa tay sát khuẩn tại các lối ra vào, bố trí bảo vệ, yêu cầu nhân viên, khách hàng phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào mua sắm. Thông báo giữ khoảng cách an toàn giữa người với người;
Xây dựng kế hoạch cân đối lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu tại đơn vị để cung ứng cho người dân; tuyệt đối không được găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường;
Thực hiện công bố số điện thoại "hotline" để đặt hàng, giao hàng tại nhà cho các cơ quan báo chí, người dân biết.
"Hiện nay, một số siêu thị đã công bố số điện thoại "hotline" đặt hàng, giao hàng tại nhà như sau: Siêu thị Big C: 0236.3666.085; Siêu thị Lotte Mart: 0905.587.592 - 0395.144.948; 0905.443.926 - 0867.520.922; 0911.467.763; Siêu thị MM Mega Market: 0935.476.195; Siêu thị Co.opmart: 0236.3925.333 - 0917.578.058", Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết.
Siêu thị Big C đã công bố số điện thoại "hotline" đặt hàng, giao hàng tại nhà.
Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Trưởng ban Ban Quản lý các chợ quận, huyện khẩn trương chỉ đạo thực hiện dọn vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các chợ thuộc thẩm quyền quản lý;
Bố trí nước rửa tay sát khuẩn tại các cổng chợ và yêu cầu các hộ tiểu thương, khách hàng vào chợ phải bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt thời gian họp chợ, rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi vào chợ và giữ khoảng cách an toàn giữa người với người;
Nghiên cứu bố trí thời gian họp chợ hợp lý, bảo đảm hiệu quả phòng chống dịch;
Lập danh sách, số điện thoại các hộ tiểu thương tại các chợ có thể cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu thông qua hình thức đặt hàng, giao hàng tại nhà để công bố cho nhân dân được biết.
Đ.Hoàng
Hàng thiết yếu dồi dào, giá ổn định Các siêu thị đã làm việc với nhà cung cấp để tăng tần suất cung ứng hàng, bảo đảm luôn đủ hàng, giá ổn định trong 2-3 tháng tới. Giờ mở cửa buổi sáng ngày 8-3, các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Big C, MM Mega Market Việt Nam (gọi tắt là MM), Lotte Mart, Aeon, Emart ở TP HCM đón khách với ngồn...