Vì sao bạn ăn uống lành mạnh nhưng lại cảm thấy tệ hơn?
Khi bắt đầu ăn uống lành mạnh, chúng ta mong đợi sẽ nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn. Nhưng bạn có thể cảm thấy khó chịu, ủ rũ và mệt mỏi.
Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn và ít sản phẩm động vật hơn có thể là một quyết định tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, nhưng nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tại sao lại như vậy?
Khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống đáng kể nào trong chế độ ăn uống, sẽ là điều bình thường khi có một khoảng thời gian điều chỉnh mà bạn không cảm thấy tốt nhất về tinh thần, thể chất và cảm xúc. Bạn có thể bị đau bụng, rối loạn não, khó chịu, đau và nhức, ngay cả khi bạn chuyển sang ăn uống lành mạnh hơn. Điều này có thể khiến bạn vô cùng bực bội, theo Times of India.
Nhưng đừng lo, nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và thực tế là một dấu hiệu tốt cho thấy những thay đổi của bạn là tốt hơn.
Cơ thể cần thời gian để điều chỉnh
Đôi khi các triệu chứng mà bạn mắc phải khi chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh có thể là do dị ứng thực phẩm nào đó. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong hầu hết các trường hợp, điều đó có nghĩa là bạn cần cho cơ thể một thời gian để điều chỉnh.
Cơ thể chúng ta dựa vào các enzym, hoóc môn và nhiều quá trình sinh lý khác để tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn. Các hormone và enzyme này chỉ được sản xuất ở mức độ cần thiết. Nếu cơ thể đột ngột được yêu cầu tăng sản xuất vì bạn ăn uống khác thường, bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu ban đầu.
Bạn có thể hỗ trợ việc ăn uống lành mạnh của mình bằng cách uống nhiều nước và ngủ đúng giấc. Nhưng nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bạn có thể cần sự trợ giúp y tế.
Dưới đây là 3 lý do khiến bạn cảm thấy tệ hơn mặc dù ăn uống lành mạnh, theo Times of India.
Bạn cắt giảm đường
Video đang HOT
Khi chúng ta ăn đường, não của chúng ta sẽ tiết ra dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh gây khoái cảm. Nếu trước đó bạn dựa vào đường để cải thiện tâm trạng, thì việc loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của bạn có thể dẫn đến cảm giác thèm đường mạnh, cảm giác buồn và lo lắng. Bạn thậm chí có thể cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi do sự thay đổi cân bằng vi sinh vật trong ruột.
Những gì bạn có thể làm: Thay vì cắt giảm hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn có thể giảm lượng đường từ từ và cuối cùng loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống.
Bạn chuyển sang chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật
Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn và ít sản phẩm động vật hơn có thể là một quyết định tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, nhưng nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Chuyển sang chế độ ăn thực vật có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn phải tìm ra chất dinh dưỡng mà bạn đang mất đi. Vitamin D, sắt và vitamin B12 là những chất dinh dưỡng phổ biến nhất mà mọi người bị thiếu khi chuyển sang chế độ ăn uống dựa trên thực vật.
Bạn đang cắt giảm lượng carb
Carbohydrate làm tăng giải phóng serotonin (hoóc môn hạnh phúc). Khi bạn cắt ngũ cốc tinh chế khỏi chế độ ăn uống, bạn có thể cảm thấy thay đổi tâm trạng, bao gồm buồn bã và cáu kỉnh.
Những gì bạn có thể làm: Bắt đầu với những thay đổi nhỏ hơn như đổi bánh mì trắng lấy 100% bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn liên tục cảm thấy khủng khiếp sau khi giảm carb, điều đó có nghĩa là bạn đang giảm quá mức. Trong trường hợp như vậy, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ, theo Times of India.
Mỗi khi hệ miễn dịch cố gắng "kêu cứu", cơ thể sẽ cảnh báo bạn thông qua 6 dấu hiệu rõ ràng sau đây
Ốm đau hay cảm sốt liên tục có thể do thời tiết, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do hệ thống miễn dịch đang gặp "trục trặc", vì vậy một khi xuất hiện 6 dấu hiệu này thì bạn cần phải cảnh giác.
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể chống lại các tác động từ bên ngoài và bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm nhiễm hay ốm vặt. Chính vì vậy, việc suy giảm hệ miễn dịch đang trở thành mối quan tâm của y tế toàn cầu bởi nó đe dọa sức khỏe, tính mạng con người.
Theo Devon Andre - cử nhân khoa học pháp y tại Đại học Windsor (Canada), hệ lụy của sự suy giảm miễn dịch thể hiện rõ nhất ở nguy cơ mắc bệnh cao và thời gian phục hồi lâu... Vậy nên, một khi cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện 6 dấu hiệu này thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt:
1. Liên tục stress và căng thẳng
Với cường độ làm việc và học tập như ngày nay thì có lẽ không ít người cảm thấy căng thẳng lẫn stress liên tục. Tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định rằng, stress là nguyên nhân chính làm tê liệt nhiều hoạt động của hệ thần kinh. Lâu dài nó sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách giảm mức tế bào bạch huyết - loại tế bào mà cơ thể dùng để chống viêm.
Stress sẽ khiến chất lượng công việc lẫn sức khỏe đi xuống rất nhiều, hãy để bản thân thư giãn nhiều hơn.
Do vậy, bạn cần phải luôn biết cách điều chỉnh cường độ làm việc và thư giãn cho bản thân. Đừng "tham công tiếc việc" quá mà hãy để cơ thể giải trí, tăng cường tập thể dục và tươi cười nhiều hơn là cách đơn giản nhất giúp hệ miễn dịch trở lại như ban đầu.
2. Thường xuyên bị cảm lạnh
Theo nhiều thống kê, mỗi người thường sẽ trải qua 2 - 3 đợt cảm lạnh mỗi năm do nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng nếu bạn rất hay cảm vặt hoặc thời gian khỏi bệnh khá lâu (khoảng trên 10 ngày), có lẽ là do hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên virus dễ dàng "tấn công" và gây bệnh.
Muốn thoát khỏi tình trạng này thì bạn nên tăng cường ăn uống đủ chất và bổ sung dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm thuốc trị cảm cúm để tăng tốc độ hồi phục nhưng đừng lạm dụng. Mỗi ngày hãy uống thật nhiều nước, ngủ đủ giấc, mặc áo quần thoải mái và giữ vệ sinh thật tốt để đẩy lùi bệnh tật.
3. Hay bị khó tiêu, táo bón
Thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi và táo bón cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang bị tổn hại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% hệ miễn dịch đều nằm trong đường tiêu hóa. Lúc này các lợi khuẩn đang suy yếu còn vi khuẩn lại bành trướng nên rất dễ mắc bệnh đường ruột.
Đau bụng hay táo bón thường xuyên có thể không phải do ăn uống mà còn vì hệ miễn dịch đang gặp vấn đề.
Ngoài ra, khi hệ miễn dịch có vấn đề thì bạn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi đi tiêu, chẳng hạn như nhu động ruột kém, phân rất cứng hoặc phân gồm nhiều viên tròn nhỏ... Nếu bệnh chuyển nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và điều trị.
4. Vết thương lâu lành
Đừng nhìn đâu xa, chỉ cần liếc qua một vết xước bạn mắc phải gần đây cũng đủ "tố cáo" sức khỏe đang tốt hay xấu rồi. Một vết thương bình thường sẽ liền lại và khỏi hẳn sau vài ngày, nhưng nếu lâu hơn hay thậm chí nhiễm trùng có nghĩa là hệ miễn dịch đang quá yếu, không thể đẩy lùi được sự tấn công của vi khuẩn.
5. Mệt mỏi liên tục không rõ lý do
Một khi sức đề kháng của bạn không tốt thì ắt hẳn cơ thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, cụ thể là luôn cảm thấy mệt mỏi. Dù có ngủ sớm hay tập thể dục đến đâu thì tình trạng này vẫn không thể cải thiện, thậm chí còn trở nên chán nản và mất động lực trong công việc. Ngoài ra, cơ thể còn hay bị đau cơ khớp nếu hệ miễn dịch suy yếu.
6. Suy giảm thị lực
Đây vốn là biểu hiện thường thấy của những người phải làm việc trước máy tính với cường độ cao, đi kèm với tình trạng khô và mỏi mắt. Tuy nhiên nếu điều chỉnh nghỉ ngơi hợp lý thì chúng sẽ dần biến mất. Còn ngược lại, nếu đã làm mọi cách nhưng thị lực vẫn không cải thiện chút nào thì hãy cẩn trọng trước nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch.
Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng suy giảm hệ miễn dịch?
Gần như không có loại thuốc nào có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn cần phải thay đổi thói quen sống để cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cụ thể như sau:
- Thường xuyên tập thể dục bằng cách đi bộ hoặc đạp xe, ít nhất mỗi ngày 30 phút.
- Ăn uống lành mạnh, tăng rau giảm thịt, chăm ăn hoa quả hoặc một số loại nấm cũng giúp kháng sinh và tăng cường đề kháng.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn cơ thể, không nên đẩy mình làm việc dưới cường độ cao liên tục.
- Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
Người sống lâu, khoẻ mạnh thường có 4 đặc điểm khi ăn Ăn uống lành mạnh là một trong những bí quyết chính để có một cuộc sống trường thọ. Nếu cũng có 4 đặc điểm khi ăn giống những người trường thọ này thì chắc chắn bạn sẽ sống lâu khỏe mạnh. Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhưng con người lại có xu hướng mắc phải nhiều loại...