Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu?
Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/lần phân chia.
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm cao. Vi khuẩn lao có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp và tiếp xúc, nên việc hiểu về đặc tính sống và sự tồn tại của vi khuẩn lao, như vi khuẩn lao sống bao lâu trong không khí, chết ở nhiệt độ nào? sẽ giúp con người phòng ngừa lây nhiễm của bệnh lao một cách tốt nhất.
Vi khuẩn lao là trực khuẩn có kích thước khoảng 0,4 x 3-5mm, không có vỏ, không lông và không có nha bào. Trực khuẩn lao đứng thành đám nhỏ xếp chữ N, V, Y hoặc đứng riêng lẻ, vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường mà bắt màu đỏ trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen.
Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/lần phân chia.
Vi khuẩn gây lao phổi, lao màng bụng, lao hạch… có sức đề kháng cao trong điều kiện khô và các yếu tố lý hóa khác, được gọi là vi khuẩn kháng cồn, kháng acid. Hóa chất dùng để diệt vi khuẩn lao cần phải có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc lâu thì mới có tác dụng.
Vi khuẩn lao sống bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối.
Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu?
Vi khuẩn lao sống bao lâu trong không khí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính là: nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối. Đặc điểm tồn tại của vi khuẩn lao như sau: Vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường không khí từ khoảng 3-4 tháng.
Trong môi trường ẩm ướt và bóng tối thì vi khuẩn lao thậm chí tồn tại tận 3 tháng mà vẫn giữ nguyên độc lực. Vi khuẩn lao thuộc loại trực khuẩn hiếu khí, vì vậy trong các ca lâm sàng thì vi khuẩn lao thường gặp nhiều với số lượng lớn nhất tại các hang lao có phế quản thông, nơi rất giàu ôxy.
Video đang HOT
Vi khuẩn lao chết ở nhiệt độ nào?
Vi khuẩn lao chết ở nhiệt độ nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trong các điều kiện khác nhau về nhiệt độ cũng như các tác nhân lý hóa thì vi khuẩn lao sẽ tồn tại được trong những khoảng thời gian khác nhau:
Dưới ánh sáng mặt trời: Vi khuẩn lao thường sẽ chết sau khoảng 1,5 giờ.
Ở nhiệt độ 42C: Vi khuẩn lao ngừng phát triển.
Ở nhiệt độ 80C trở lên: Vi khuẩn lao chết sau 10 phút.
Trong điều kiện tiếp xúc với tia cực tím: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại được trong khoảng 2-3 phút.
Trong cồn 90: Vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt sau 3 phút.
Trong acid phenic 5%: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại trong khoảng 1 phút.
Cách phòng chống bệnh lao
Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ sơ sinh đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG giúp ngăn ngừa mắc bệnh lao. Mọi người khi ho kéo dài hơn 2 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp Xquang phổi để phát hiện bệnh lao.
Ngoài ra, khi có những dấu hiệu sau, cần cảnh giác và đi khám bệnh ngay: Gầy sút, kem ăn, mêt moi. Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồ hôi về đêm. Đau ngực, khó thở, ho ra máu.
Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Phát hiện sớm người mắc bệnh lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.
Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày…
Vì sao bệnh lao là "kẻ giết người hàng đầu"?
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao hằng năm trên toàn cầu.
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm khám cho người dân
Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh lao trên toàn cầu. Do đó, bệnh lao được mệnh danh là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm.
Còn tại Việt Nam, hiện nước ta có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Mỗi năm nước ta có khoảng 12.000 người tử vong do bệnh lao. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa, tức là phải tiêu tốn trên 20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm. Đường lây truyền chủ yếu là qua hô hấp. Người bị lây do hít phải những hạt nước bọt nhỏ li ti có chứa vi trùng lao của những người bị lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện.
Người bị lao phổi có ho, khạc ra vi trùng lao, sau 1 năm có thể làm cho 10-15 người bị nhiễm lao và 10% số nhiễm đó có thể trở thành bệnh lao.
Biểu hiện điển hình của bệnh lao
Những người bị mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); người bệnh gầy, sút cân, kém ăn, mệt mỏi, có sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo có đau ngực, đôi khi khó thở.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi
Khi có các biểu hiện như trên, người bệnh cần đến ngay các trạm y tế, các trung tâm y tế huyện, thành phố khám, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu bị mắc lao sẽ được điều trị theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của thầy thuốc. Thuốc chữa lao hiện đã được cấp miễn phí.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, bệnh lao tuy nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng bệnh. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi tiêm vaccine lao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chẳng may bị bệnh lao, người bệnh phải điều trị càng sớm càng tốt để mau khỏi bệnh, tránh lây lan cho những người trong gia đình và những người xung quanh.
"Bệnh lao là bệnh lây truyền, không phải bệnh di truyền và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, khi có những biểu hiện ho khạc trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi thì người trong cuộc nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo.
Mọi người nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; ăn uống dinh dưỡng hợp lý; thường xuyên luyện tập để tăng cường sức khỏe. Những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người nhiễm HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao.
Tăng khả năng phát hiện lao tiềm ẩn tại cộng đồng Đầu năm 2020, bà Trần Thị Kim Loan (52 tuổi, ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) xuất hiện triệu chứng ho, sốt kéo dài, thậm chí có lúc ho ra máu. Chăm sóc bệnh nhân lao phổi. Ảnh: TTXVN Chồng bà Loan trước đó cũng được xác định mắc lao kháng thuốc nhưng vì gia cảnh nghèo khó nên...