Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng
Nhà vệ sinh là một khu vực cần dọn dẹp sâu và mất nhiều thời gian nhất. Để tiết kiệm công sức và tiề.n bạc, bạn có thể áp dụng mẹo vệ sinh nhà tắm, bồn cầu dưới đây, chỉ trong 5 phút, nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.
Một số nguyên nhân bồn cầu vệ sinh bị ố vàng, đen lâu ngày
Tình trạng bồn cầu bị ố vàng, đen sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:
Không vệ sinh định kỳ hoặc vệ sinh sai cách:
- Xả nước không đủ làm sạch các cặn bẩn trên thành bồn cầu.
- Dùng dung dịch tẩy quá mạnh hoặc dụng cụ để cọ xát quá cứng cũng làm hỏng lớp men, khiến vết bẩn dễ bám hơn.
Nguồn nước nhiễm phèn hoặc kim loại nặng: Nếu như nước chứa phèn hay kim loại như mangan thì sẽ dễ tạo kết tủa, bám vào bồn cầu, gây ố vàng hoặc nâu đen.
Video đang HOT
Thói quen đổ thức ăn thừa, dầu mỡ: Dầu mỡ từ các thức ăn thừa tích tụ, tạo ra lớp bám dính, giữ cặn bẩn và sẽ làm lan rộng các vết ố.
Lớp men bồn cầu kém chất lượng: Lớp men có chất lượng thấp sẽ giảm khả năng chống bám bẩn, điều này sẽ khiến bồn cầu dễ bị ố vàng và khó vệ sinh.
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu với giấm trắng
Trong khoảng thời gian từ bây giờ đến năm mới, độ ẩm không khí liên tục tăng cộng với cặn xà phòng và cặn khoáng sẽ khiến phòng tắm trở thành một trong những khu vực rất khó giữ sạch nhất trong nhà. Các chuyên gia đã tiết lộ một sản phẩm “thần kỳ” mà họ thường dùng để vệ sinh phòng tắm, đó chính là giấm trắng.
Theo các chuyên gia, axit axetic của giấm trắng sẽ phá vỡ các cặn khoáng trong nước cứng, hòa tan cặn của xà phòng và chống nấm mốc. Đây chính là nguyên nhân chính khiến bề mặt phòng tắm bẩn.
Để có thể dễ dàng làm sạch vách ngăn tắm và gạch lát, các chuyên gia khuyên bạn nên trộn giấm trắng cùng với nước ấm với tỷ lệ 1:1 trong một bình xịt. Sau đó, bạn hãy xịt dung dịch thật nhiều lên vách ngăn tắm cũng như gạch lát và các bề mặt khác bị bám bẩn hoặc cặn vôi. Tiếp đó, để yên trong năm phút để axit có thể phá vỡ các cặn bẩn tích tụ. Cuối cùng, bạn hãy lau sạch bụi bẩn bằng vải mềm hoặc miếng bọt biển, sau đó rửa sạch với nước và dùng khăn sợi nhỏ lau khô để có thể có một bề mặt không có vệt. Đối với những vết bẩn cứng đầu, hãy tiến hành cọ nhẹ bằng miếng chà không mài mòn.
Đối với vòi nước và đồ đạc, bạn hãy ngâm một miếng vải sạch ở trong giấm trắng nguyên chất và sau đó quấn quanh vòi nước có cặn vôi tích tụ. Hãy để trong 5 – 10 phút trước khi tháo miếng vải ra và tiến hành chà sạch cặn còn sót lại bằng bàn chải đán.h răng cũ. Cuối cùng, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch đồ dùng.
Đối với bồn cầu, bạn đổ 1-2 cốc giấm vào bồn cầu và để yên trong ít nhất 05 phút hoặc lâu hơn đối với những vết bẩn cứng đầu. Chà bằng bàn chải, đảm bảo cho giấm bao phủ tất cả các khu vực và sau đó xả nước để bồn cầu sạch vết bẩn.
Nghe theo cảnh báo "không vứt giấy vào bồn cầu", tôi tá hỏa vì nhà tắm bẩn kinh khủng
Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ cách này là giữ sạch sẽ và vệ sinh cho nhà tắm của gia đình.
Khi vào nhà vệ sinh, hầu như chúng ta sẽ thấy những tấm biển nhắc nhở "Không vứt giấy vào bồn cầu" hoặc "Vứt giấy vào sọt rác". Từ đó, cũng không ít người giống như tôi, áp dụng luôn nguyên tắc này cho khu vệ sinh nhà mình nhằm tránh làm bồn cầu bị tắc. Thế nhưng thói quen tưởng chừng rất bình thường này thực chất lại sai lầm, khiến nhà vệ sinh vừa mất thẩm mỹ, vừa có mùi khó chịu.
Vứt giấy vào thùng rác thì sao?
Ở góc độ vệ sinh, việc vứt giấy vào thùng rác là rất không nên. Lý do là giấy vệ sinh đã qua sử dụng sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn E. coli và Staphylococcus Aureus, khi tỏa ra không khí sẽ có hại nếu tiếp xúc với cơ thể người.
Phòng tắm cũng là nơi tương đối ẩm ướt nên giấy vệ sinh không được xử lý ngay sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, chưa kể là còn khiến nhà tắm có mùi hôi.
Mặt khác, chúng ta còn có thói quen để khăn tắm, quần áo, bàn chải đán.h răng... trong phòng tắm. Vậy nên một khi vi khuẩn trên giấy vệ sinh sinh sôi cũng sẽ lan vào không khí rồi bám vào đồ dùng, khi ta sử dụng sẽ lây sang cơ thể hoặc thậm chí lây bệnh qua đường miệng. Tưởng tượng thôi đã thấy bẩn và có hại thế nào.
Có nên vứt giấy vệ sinh vào thùng rác không?
Nguyên tắc này có thể áp dụng với nhà vệ sinh công cộng bởi lẽ lượng người sử dụng quá nhiều đúng là có thể gây tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra nhà vệ sinh công cộng cũng chỉ là khu vệ sinh riêng, không chung với khu tắm như ở nhà. Nhà vệ sinh riêng đã cũ có đường ống thoát nước xuống cấp, nước yếu nên dễ bị tắc nếu giấy xả liên tục vào bồn. Lúc này, có thể vứt giấy vào thùng rác nhưng thùng rác phải có nắp đậy, được dọn liên tục để tránh phát sinh vi khuẩn cũng như mùi hôi.
Còn thực tế, bạn chỉ cần ném giấy vệ sinh trực tiếp vào bồn cầu và xả nước. Đây là cách hợp vệ sinh nhất để giữ cho khu vực "giải tỏa nỗi buồn" sạch sẽ, không có mùi khó chịu.
Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không? Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm. Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất...