Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng
Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.
Đợt Tết, chồng tôi bận trực nên không về thăm quê. Dịp lễ 30/4, anh được cơ quan ưu ái cho về sớm hơn. Chúng tôi bàn nhau không thông báo, âm thầm về để bố mẹ chồng bất ngờ. Con gái tôi hăm hở với kế hoạch “đánh úp” ông bà nội.
Lúc ngồi xe khách, bé cứ tủm tỉm cười, nhắc đi nhắc lại: “Chắc nội vui lắm. Nội sẽ ôm con, thơm má con thiệt nhiều”.
Con gái tôi cực kỳ thích về quê nội. Bởi, ông bà yêu con bé nhiều đến mức trẻ con cũng nhận ra.
Nếu chúng tôi báo về thăm thì ông bà sẽ mua đủ thứ cho cháu gái. Bà nội thường mua quần áo, thú bông, đồ chơi, còn ông nội ra vào xem cây bơ, thanh long đã có trái chín chưa. Tôi về thăm mua quà chẳng bao nhiêu, mở tủ lạnh nhà nội mà phát ngượng. Lúc nào tủ lạnh của ông bà cũng đầy ắp thịt cá, sữa chua, rau câu… còn gà vịt trong vườn thì nhiều, ăn mãi không hết.
Bố mẹ già ở quê cứ mong đến dịp nghỉ lễ, con cháu về thăm. Ảnh minh họa: PX
Con gái tôi thích thú bảo: “Tủ lạnh và vườn của ông bà như niêu cơm Thạch Sanh, ăn bao nhiêu cũng không hết món ngon”.
Thấy cháu vui thích, bố mẹ chồng tôi cười mà rưng rưng nước mắt. Nhìn cảnh ấy, tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ hoặc lên kế hoạch đi du lịch vào dịp nghỉ lễ. Hễ rảnh lúc nào, cả nhà lại dắt díu nhau về thăm ông bà.
Lần này, tôi rủ chồng và con gái về âm thầm, cũng là để xem bố mẹ chồng ở quê sinh hoạt, ăn uống ra sao. Vì tôi có vài lần đọc được tâm sự của các bạn trẻ xa quê, về nhà bắt gặp bố mẹ ăn uống tiết kiệm.
Sau 7 tiếng ngồi xe, chúng tôi về đến thị trấn nhỏ. Lớp sương mờ như khói quyện trong ánh đèn đường hiu hắt, bình yên đến lạ.
Video đang HOT
Tôi dắt tay con gái men theo con đường nhỏ, còn chồng khệ nệ túi xách, bước đi nặng nề phía sau. Thị trấn nhỏ sáng tinh mơ không một bóng người, mọi nhà còn đóng cửa im ỉm.
Không gian tĩnh lặng bị đánh thức bởi tiếng nói lanh lảnh của con gái tôi. Đến cổng nhà nội, bé gọi to: “Ông nội ơi, mở cửa cho con”.
Ông bà đang chuẩn bị cơm sáng, bàng hoàng chạy ra cổng đón cháu. Con tôi ôm siết lấy cổ ông nội, cười giòn tan.
Vợ chồng tôi đứng chôn chân, nhìn mâm cơm đạm bạc của bố mẹ mà không nói nên lời. Một quả trứng dầm mắm, đĩa rau cải luộc cho bữa sáng của 2 người già. Sau bữa cơm đạm bạc, ông bà sẽ phải vào vườn làm lụng dưới cái nắng chang chang.
Tôi tần ngần quay sang nhìn chồng. Anh vội vã xách hành lý vào phòng, không trở ra. Tôi bước vào phòng thấy anh rơm rớm nước mắt. Tôi quay ra, xuống nhà bếp, cho túi trái cây vào tủ lạnh. Tôi choáng váng khi tủ lạnh trống không, chỉ có vài chai nước lọc và bó rau muống.
Tôi giận dỗi, hỏi bố mẹ chồng tại sao không mua thịt cá, làm gà vịt mà ăn. Mẹ chồng cười hiền, xua tay: “Bố mẹ già, ăn bao nhiêu đâu. Tiền vợ chồng con biếu, mẹ để đó, lúc nào cháu về thì mua món ngon, cả nhà cùng ăn mới vui”.
Không để tôi nói chen vào, bà tiếp lời: “Trứng gà của nhà, sáng mẹ mua thêm rau. Hai người già ăn thế thôi. Mà, đợt này các con về không nói trước, chậm chút nữa là bố mẹ đi làm rồi”.
Vừa dứt lời, bà lấy điện thoại trong túi, gọi cho ai đó: “Nay, vợ chồng tôi không đi làm được đâu. Cháu nội về thăm, tôi ở nhà chơi với cháu thôi”.
Bà không giấu được niềm vui sướng trong từng câu nói, ngữ điệu. Tôi nghe mà tim rộn ràng, quên hết muộn sầu.
Tôi vào phòng, động viên chồng: “Mình không thể bên cạnh chăm sóc bố mẹ, thì những ngày được ở gần phải thật chất lượng. Em chở mẹ và con đi chợ, mua thêm rau về trộn gỏi gà, anh pha ấm trà trò chuyện cùng bố”.
Người đời thường nói, nước mắt chảy xuôi, con cái không bao giờ đền đáp được hết công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ. Ai rồi cũng làm bố làm mẹ, ước muốn lớn nhất lúc tuổi già là được đón con cháu về nhà.
Mua nhà bố mẹ vợ cho 50 triệu, đêm hôm thấy ông bà thậm thụt ngoài sân tôi bật khóc
Nghe con số này mà mặt tôi ngắn tũn lại, vì cho như thế tôi vay đâu chẳng được, cầm tiền của ông bà đến khi lại mang tiếng ra.
Năm 27 tuổi tôi lập gia đình. Tôi vốn là trai phố, bố mẹ đều làm ăn buôn bán nên cũng có của ăn của để. Còn vợ tôi lại là người tỉnh lẻ, ngày trước cô ấy lên thành phố học đại học rồi bám trụ lại thủ đô để lập nghiệp.
Sau 2 năm tìm hiểu, chúng tôi quyết định tiến đến hôn nhân. Dù nhà cửa rộng rãi nhưng vì sợ mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu nên ngay từ khi trước cưới chúng tôi đã xin phép ra ngoài thuê nhà ở riêng. Vốn là người tâm lý nên bố mẹ tôi đồng ý ngay.
Sau 4 năm vất vả làm lụng, tích cóp dành dụm, vợ chồng tôi định mua một căn chung cư làm tổ ấm của mình. Chúng tôi định mua căn nhà với giá khoảng 2 tỷ đồng. Chuyện mua nhà, hai vợ chồng cũng thông báo với bố mẹ đôi bên, vừa là thông báo vừa là để xem ông bà có giúp được phần nào không.
Hai vợ chồng dành dụm được 800 triệu, trong đó tiền của tôi là chính, vì vợ sức khỏe yếu đã nghỉ làm sau khi mang thai và mới đi làm lại cách đây gần một năm. Khi bảo mua nhà, vợ chỉ đưa cho tôi được 100 triệu, bố mẹ tôi đưa 500 triệu, trong đó 300 triệu ông bà cho đứt còn 200 triệu là cho vay không tính lãi.
Còn phía bố mẹ vợ, hôm trước nghỉ lễ về quê tôi mới đánh bạo hỏi vay ông bà một chút. Nói là vậy nhưng tôi mong bố mẹ vợ cho được khoản tiền bằng bên nhà tôi thì tốt quá, hoặc chí ít cũng được một nửa. Như vậy tôi sẽ đỡ được khoản tiền lãi khi vay ngoài.
Hôm trước nghỉ lễ về quê tôi mới đánh bạo hỏi vay bố mẹ vợ chút tiền. (Ảnh minh họa)
Nghe tôi nói cần tiền mua nhà, mẹ vợ bảo của bố mẹ cũng là của các con nên không phải vay mượn làm gì, bố mẹ cho luôn 50 triệu. Nghe con số này mà mặt tôi ngắn tũn lại, vì cho như thế tôi vay đâu chẳng được, cầm tiền của ông bà đến khi lại mang tiếng ra. Không vừa lòng với số tiền ấy, tôi từ chối thẳng thừng luôn:
- Con cũng chỉ thuận miệng hỏi vậy thôi, bố mẹ không có thì thôi ạ. 50 triệu đó bố mẹ cứ cầm lấy phòng thân chứ có tuổi rồi nhỡ ốm đau bệnh tật lại xoay không ra tiền.
Nói là vậy nhưng trong lòng tôi bực dọc lắm, thầm nghĩ sau này nhà vợ có việc gì đừng có mà gọi đến tôi, bởi lúc cần tiền mua nhà vợ chồng tôi có nhờ vả gì được ông bà đâu. Song, bố mẹ vợ vẫn lấy tiền ra ép tôi nhận bằng được số tiền 50 triệu đó nên tôi đành phải nhận.
Hôm trước tôi ngồi nhậu bên nhà ông bác vợ, vì ngà ngà say nên đi ngủ sớm. Con còn nhỏ nên vợ cũng phải cho con lên giường sớm rồi ngủ luôn.
Tới khoảng 11 giờ đêm, vì muốn đi vệ sinh nên tôi đành phải dậy. Ra tới phòng khách tôi ngạc nhiên vì đèn ngoài sân vẫn còn sáng, nghĩ đêm qua đi ngủ mọi người quên tắt đèn nên tính ra tắt. Nào ngờ, tôi lại thấy bố mẹ vợ đang thậm thụt làm gì đó ngoài sân.
Thấy cảnh bố mẹ vợ làm ngoài sân giữa đêm khuya, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)
Đến gần, tôi mới thấy ông bà đang phân loại chai nhựa và giấy vụn rồi lén lút giấu ở góc cuối sân, nơi có lùm cây to. Vừa làm, mẹ vừa nhắc bố nhẹ tay:
- Ông làm nhẹ nhẹ cái tay thôi không lại đánh thức tụi nó dậy hết bây giờ. Hôm nay tôi với ông đi nhặt ve chai được khá thật đấy, chắc nay nghỉ lễ các nhà nhậu nhẹt nhiều nên có lắm vỏ chai. Dồn lại mai mang đi bán, cộng thêm khoản tiền lương hưu sắp tới cũng được 10 triệu rồi ông nhỉ?
Từ năm ngoái nghe hai đứa nhắc chuyện mua nhà, muốn gắng dành dụm cho chúng nó khoảng 200 triệu mà không kịp. Thôi thì mai mốt đi vay họ hàng thêm 40 triệu nữa cho tròn 50 triệu, gom góp thêm cho các con mua cái nhà mà ở, vợ chồng mình lấy tiền lương hưu hàng tháng trả dần cho họ ông ạ.
Cũng qua cuộc trò chuyện của bố mẹ vợ, tôi mới biết năm ngoái khi tôi bị tai nạn, chính bố mẹ đã cho tôi 100 triệu để làm phẫu thuật. Nhưng vì không muốn con rể sống trong cảm giác ơn huệ nên bố mẹ vợ chỉ đưa cho vợ, dặn không được nói cho tôi biết kẻo tôi lại khó xử.
Nghe lời mẹ nói với bố vợ mà tôi bất giác rơi nước mắt. Tôi chợt nhận ra bao lâu nay mình quá ích kỷ và vô tâm, quá coi trọng tiền bạc mà không biết rằng bố mẹ luôn cố gắng vì chúng tôi. Sao tôi có thể so sánh với bố mẹ vợ với bố mẹ của mình khi mà điều kiện nhà tôi khá hơn nhiều chứ?
Đêm ấy tôi không tài nào ngủ được. Sáng ra, tôi đưa khoản tiền kia cho vợ, bảo vợ trả lại cho bố mẹ và nói dối rằng chúng tôi đủ tiền rồi, không cần vay thêm nữa. Tuy nhiên bố mẹ vợ vẫn còn nghi hoặc lắm, luôn nói rằng không được nói dối bố mẹ, nếu cần tiền thì cứ nói không phải ngại, nhưng tôi làm gì còn mặt mũi mà cầm tiền của bố mẹ nữa chứ.
Cưới 3 năm về nhà chồng 4 lần, lúc đi mẹ chồng cho túi vải mở ra tôi nghẹn ngào Khi đi, mẹ chồng đưa cho tôi một chiếc túi vải cũ kỹ, dặn phải giữ cẩn thận, không được làm mất nó. Nghĩ chắc mẹ gói ít rau củ quê nhà nên tôi chẳng mở ra xem nữa. Tôi gặp chồng qua một người bạn, anh năng động, hiền lành và rất có nghị lực. Lúc nào ở bên anh tôi cũng...