Vẻ ngoài dị thường của đặc sản “ngón tay thần chết”
Có vẻ ngoài xấu xí tới mức nhiều người gọi là “ ngón tay thần chết” nhưng hà ngỗng lại là đặc sản quý hiếm, đắt đỏ được săn đón ở các nước châu Âu.
Hà ngỗng là động vật giáp xác với thân dày, có phần giống móng vuốt có hình như kim cương. Chúng sống bám trên bề mặt cứng như đá, vỏ tàu trong vùng liên triều (phần bờ biển giữa lúc triều lên và xuống) và hẻm núi.
Loài động vật này xuất hiện nhiều ở bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Do vẻ ngoài kỳ lạ chúng còn được biết đến với cái tên “ngón tay thần chết”. Với giá bán khoảng 30-60 USD/kg, hà ngỗng là món ăn đắt đỏ, được giới nhà giàu châu Âu ưa chuộng.
Một số người còn gọi hà ngỗng là “truffle của biển” vì sự “đắt xắt ra miếng” và hiếm có khó tìm của chúng. Hiện người ta không thể nuôi hà ngỗng mà chỉ có thể khai thác trong tự nhiên. Việc thu hoạch chúng rất khó khăn, nguy hiểm. Hà ngỗng được đánh giá là đặc sản hiếm và khó khai thác nhất ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nga, đặc biệt là vùng biển tây nam Costa Vicentina.
Để lấy được những con hà ngỗng tươi ngon nhất, ngư dân phải leo xuống từ vách đá cao chừng 100 m với sợi dây thừng và chiếc đục. Việc này đòi hỏi những người có sức khỏe, kinh nghiệm, khéo léo bóc gỡ, tránh để hà ngỗng bị rách khi tách ra khỏi đá. Hà ngỗng chết, không còn tươi sẽ không thể tiêu thụ được. Cũng vì thời gian lưu trữ ngắn hạn, những người khai thác hà ngỗng chỉ có thể bắt đầu công việc khi có đơn đặt hàng.
“Đi lặn bắt hà ngỗng mà lờ đi đại dương với những điều không ngờ tới thì rất dễ bị thương hoặc tử nạn. Rất nhiều trường hợp thợ lặn bị bất tỉnh và chết chìm đã xảy ra. Người may mắn thì có thể bị thương ở tay, chân hoặc trầy xước do đá sắc cắt qua bộ đồ lặn”, một thợ lặn chuyên bắt hà ngỗng cho hay.
Video đang HOT
Những người bắt hà ngỗng thường phải làm việc theo nhóm để có thể hỗ trợ nhau bất cứ lúc nào, nhất là trong những tình huống nguy hiểm. Họ tạo thành một đội rất ăn ý, chia sẻ kinh nghiệm về việc thời điểm nào đủ an toàn để lặn và khi nào là ngừng lại.
Ở Bồ Đào Nha, hoạt động khai thác hà ngỗng được kiểm soát bởi chính phủ, mỗi thợ lặn chỉ được bắt tối đa 15 kg mỗi ngày. Dù vậy, nạn săn trộm hà ngỗng vẫn diễn ra bởi đó là nghề hái ra tiền và cảnh sát biển không thể tuần tra khắp nơi được.
Hà ngỗng là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có vị ngọt và thơm ngon khó cưỡng. Hương vị của hà ngỗng được nhiều người đánh giá là đặc sắc hơn cả tôm hùm hay cua hoàng đế.
Có nhiều cách để chế biến hà ngỗng nhưng người Bồ Đào Nha thưởng chỉ luộc chúng với nước muối. Bản thân loài động vật mang hương vị của biển này có mùi vị khá đặc biệt nên không cần chế biến quá cầu kỳ.
Giới sành ăn cho rằng cách duy nhất để thưởng thức đặc sản “ngón tay thần chết” là ăn bằng tay không. Bạn phải nắm thật chặt cái móng nhiều màu của nó và bóc rút vỏ ngoài để lộ phần thịt ở thân là có thể ăn được. Lúc này thực khách chỉ cần chấm vào bơ chảy hoặc tỏi aioli và thưởng thức. Giá của món ăn này là 100 euro một đĩa.
Quán bún Huế không thịt bò bán 1.000 tô mỗi ngày
Bún chả cua giò heo có nước dùng thanh, thơm mùi sả nhẹ do được nấu từ đường phèn, xương heo hầm trong nhiều giờ bằng than củi.
Nhắc đến ẩm thực Huế, người ta thường nghĩ đến món bún bò nổi tiếng mà ít biết rằng cố đô còn có đặc sản bún chả cua giò heo. Món bún chả cua giò heo của chị Võ Thị Sương là bữa sáng, trưa của rất nhiều người sống gần đường số 5, Tạ Quang Bửu, quận 8, TP HCM từ nhiều năm nay.
Chị Võ Thị Sương (48 tuổi) là người gốc Huế vào TP HCM lập nghiệp từ 16 năm trước. Ảnh: Huỳnh Nhi
Chị Sương cho biết có rất ít người bán món bún chả cua, bởi ngoài phần chả người Huế còn cho thêm thịt bò tái hoặc gân bò. "Vì gia đình mình không ăn được thịt bò và những món ăn có mùi bò nên mình thay bằng giò heo. Thật vui vì thực khách thấy vừa miệng và ủng hộ", chị nói.
Bún chả cua giò heo có nước dùng thanh, thơm mùi sả nhẹ do được nấu từ đường phèn, xương heo hầm trong nhiều giờ bằng than củi nên đượm mùi khói. "Mình dùng hơn 200 kg xương heo các loại như xương sống, xương sườn, xương đùi để nấu 5 nồi nước dùng gần 800 lít", chị Sương cho hay.
Nồi chả cua, chả mọc đầy ắp của chị Sương. Ảnh: Huỳnh Nhi
"Ngày mới vào TP HCM, gia đình mình làm chả để kiếm sống, nhưng lúc đó kinh tế còn khó khăn, bán chả không đủ tiền nuôi 3 con nên mình tìm vỉa hè để bán bún kiếm thêm. Nhờ trời thương, khách ăn rồi ủng hộ, giúp đỡ mà mình mới bán tới giờ. 16 năm từ một quán vỉa hè đến khi mở được một tiệm có mặt bằng đàng hoàng cũng lắm gian nan", chị Sương nói.
Một tô bún thập cẩm gồm chả cua, chả lụa, giò heo và huyết. Ăn kèm còn có dĩa rau sống gồm giá, bắp chuối bào, xà lách, ngò rí, húng quế. Chả cua là điểm nhấn của tô bún này với phần thịt càng cua biển quết nhuyễn rồi trộn với thịt nạc heo có độ dai và vừa ăn.
Một tô đầy đủ gồm bún ăn cùng một viên chả cua, một viên chả mọc, một miếng giò heo nạc và huyết. Ảnh: Huỳnh Nhi
Quán dùng bún tươi sợi nhỏ - điểm trừ với một số thực khách quen ăn bún bò sợi to tại các quán Huế thông thường. Tuy nhiên, nước dùng được đánh giá cao nhờ không dùng xương bò nên vị thanh hơn.
Quán bán từ 6h30 đến 13h mỗi ngày, khách đến quán đông nhất từ 7h đến 8h30. Vào ngày cuối tuần, quán có thể bán đến 1.300 tô bún. Mỗi tô bún có giá 50.000 đồng.
Đặc sản rêu đá Từng là món ăn mời khách của người Thái, người Tày vùng núi phía bắc, rêu đá đang dần mất đi khi môi trường sống của chúng thay đổi. Rêu đá thường dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc dùng trong những bữa ăn quan trọng như tiệc cưới, mừng nhà mới. Chúng chúng chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch chưa...