Về miền gái đẹp nổi tiếng Việt Nam thưởng thức món loi choi sả ớt
Loi choi có thân tròn như những chiếc đũa, nhiều người nhìn thấy “ghê ghê” nhưng xào sả ớt thì ngon tuyệt chiêu bởi thớ thịt dai dai, sần sật, beo béo kết hợp thêm chút cay nồng của sả ớt.
Là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, hạ lưu dòng Mê Kông và được bao bọc bởi hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu, Trà Vinh hấp dẫn du khách bởi non nước hữu tình, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của miền Tây Nam Bộ. Đến với vùng đất này mùa nước nổi, bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản nơi đây.
Loi choi sống ở các bãi bùn ven sông hoặc bãi bồi, vùng giáp nước giữa mặn và ngọt. Thân loi choi màu trắng và trong suốt, thoạt nhìn cũng thấy ghê ghê nhưng đây chính là đặc sản mà người dân vùng sông nước muốn đãi khách quý, bởi đánh bắt không dễ dàng vì số lượng ít, và không phải mùa nào cũng có.
Loi choi là món ăn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanphanrang
Người dân Trà Vinh chế biến loi choi thành nhiều món khác nhau nhưng có lẽ món loi choi sả ớt được nhiều thực khách thích nhất bởi độ béo ngậy, dai dai, ngọt quyện chút cay nồng, thơm thơm của sả ớt.
Những con loi choi dài độ 20cm sau khi đánh bắt về thường được rửa sạch cho hết bùn đất rồi ướp muối, phơi nắng hay hơ qua lửa rồi đem chiên trong chảo ngập dầu có vị sả và ớt. Gặp hơi lửa nóng, mỡ từ thân loi choi túa ra thơm phức. Thịt loi choi phải ăn nóng mới ngon, nhai sớ thịt loi choi dai dai.
Cắn miếng loi choi được chiên sả ớt, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt lan dần trong huyết quản, mới cảm nhận được sự tinh tế trong nền ẩm thực của người Trà Vinh.
Học nhanh cách làm 3 món đồ khô nhâm nhi hoài không chán cho dịp Tết gần kề
Ngoài mứt tết, bánh kẹo, thì đồ khô cũng là món ăn vặt phổ biến trên khay tiếp khách của nhiều gia đình trong dịp Tết đến xuân về.
Cách làm khô gà
Nguyên liệu:
1 kg thịt ức gà
10 quả ớt khô
3 cây sả
3 củ hành tím
1 củ tỏi
1 nắm lá chanh
1 nhánh gừng
1 củ hành tây
Gia vị: Mắm, muối, đường, ngũ vị hương, bột cà ri, bột nghệ, tương ớt, hạt nêm, ớt bột Hàn Quốc, hạt tiêu
Video đang HOT
Khô gà
Cách làm:
Làm hỗn hợp nước sốt gồm 8 thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước lọc, 2 thìa cà phê muối, 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh ớt bột Hàn Quốc, 1 thìa canh dầu màu điều, 1 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê ngũ vị hương. Khuấy đều cho tan hỗn hợp nước sốt.
Ức gà lọc bỏ xương, ngâm vào nước muối loãng pha ít nước cốt chanh để khử mùi, rửa sạch.
Cho ức gà vào nồi cùng lượng nước xâm xấp, thêm sả, gừng đập dập, hành tây, vài lát chanh cùng 1 thìa cà phê muối hạt vào luộc gà. Khi nước sôi, hớt bỏ bọt và hạ lửa vừa luộc trong 15 phút, ngâm gà thêm 10 phút cho chín ngọt.
Vớt gà ra ngâm vào nước đá lạnh hoặc nước lạnh cho nguội, rửa sạch, vớt ra để ráo và xé sợi theo thớ dọc.
Phi thơm hành, tỏi, cho nước sốt vào đảo đều cho hòa quyện cho tới khi hỗn hợp sánh lại, thêm ớt khô đảo đều.
Cho gà đã xé vào hỗn hợp sốt đảo đều, thêm lá chanh vò sơ vào và để ướp tối thiểu 30 phút cho thấm gia vị, nếu để lâu hơn càng ngon. Sau đó, bật lửa vừa và đảo để gà săn lại, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp khẩu vị gia đình. Khi gà se lại, thoát hơi nước trở nên khô dần thì tắt bếp.
Đem gà cho ra khay dàn đều để sấy khô. Bật lò trước, đem gà sấy ở 150 độ C trong 10 phút.
Đem gà ra đảo đều, tiếp tục cho vào sấy 10 phút nữa ở 150 độ C là được. Nếu muốn ăn khô hơn thì bạn tiếp tục sấy tiếp 1-2 lần nữa.
Cách làm khô mực
Nguyên liệu:
Mực khô: 1kg (loại 1 từ 8-10 con/ kg)
Đường phèn: 200g
Muối: 1/2 muỗng canh
Bột ngọt: 1 muỗng canh
Ớt bột: 1 muỗng canh
Nước lọc: 50ml
Khô mực
Các bước chế biến khô mực tẩm gia vị:
Bước 1: Sơ chế khô mực trước khi khô mực tẩm gia vị
Khô mực tách đầu và sống lưng ra, tách phần vay hai bên của mực và lột bỏ lớp da bên ngoài.
Bước 2: Nướng và làm mềm khô mực
Khô mực sau khi đã được sơ chế, chúng ta đem nướng sơ trên lửa nhỏ khoảng 200 độ C trong 2 phút.
Lưu ý trở mực đều tay và không nên nướng quá lâu sẽ làm cho mực bị khô cứng, rất khó làm mềm.
Sau khi mực đã được nướng thì dùng chày giã mực sao cho mực dài, mỏng và tơi ra.(giã càng kỹ thì mực càng thấm gia vị và không bị dai). Nếu có máy cán thịt mini thì càng tốt. Sử dụng máy cán mực từ 2-3 lần thì mực sẽ mềm, dễ tơi và dễ ngấm gia vị tẩm mực vào bên trong thớ mực sẽ đậm đà hơn.
Bước 3: Tẩm ướp gia vị cho khô mực
Để là gia vị ướp khô mực, ta chuẩn bị hỗn hợp nước lọc, muối, Đường phèn, bột ngọt đun sôi để nguội cho ớt bột vào. Mực sau khi được cán mỏng thì ướp chung với hỗn hợp nguyên liệu này trong 1 giờ.
Bước 4: Sấy để khô mực tẩm gia vị khô không bết dính
Mực sau khi đã được tẩm gia vị thì bỏ vào chảo chống dính (chảo khô), xào đều với lửa nhỏ cho tới khi khô lại.
Sau đó cho khô mực ra cái khay và phơi dưới ánh nắng trong vài giờ cho mực được khô đều.
Mẹo: Nếu nhà bạn có nồi chiên không dầu thì sẽ tiện hơn. Chỉ cần nướng khô mực trong nồi chiên không dầu với nhiệt độ 160 độ C trong 5 phút. Lấy mực, trải ra khay một lớp mỏng để cho mực nguội và thưởng thức.
Bảo quản mực trong túi zip hoặc lọ có nắp đậy kín. Bảo quản nơi thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh tình trạng ẩm mốc.
Cách làm bò khô
Nguyên liệu:
1 kilogram thịt thăn bò
Sả tươi (6 - 8 cây)
2 củ tỏi,
1 củ gừng,
1 quả chanh
Ớt tươi, ớt bột (tùy khẩu vị)
Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, đường
Ngũ vị hương 2 gói
Bò khô
Cách làm:
Thông thường thịt bò khô có hai loại chính, thịt bò khô sợi và bò khô miếng. Cách ướp, chế biến lẫn mùi vị đều giống nhau, chỉ khác kết cấu khi nhai của thịt sẽ khác. Thịt bò khô sợi mềm, thấm vị và dễ sử dụng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và người già.
Đầu tiên: Thịt bò rửa sạch để ráo, sau đó thái thớ thịt bò thành những miếng dày khoảng 1cm và dài từ 10-20cm. Quý bạn đọc cần lưu ý thái thịt bò dọc thớ sẽ giúp thịt thành phẩm có độ dài, thấm vị và dễ xé hơn.
Bước 2: Pha chế gia vị và ướp thịt bò.
Băm nhuyễn các loại tỏi, gừng, sả (hoặc sử dụng cối xay). Ướp chung thịt bò với các loại gia vị, mỗi gia vị nêm nếm vừa ăn (khoảng 1 muỗng), ngũ vị hương, chanh và thêm tỏi, gừng, sả sau cùng. Mát-xa cho thịt trong khoảng 15-20 phút và để thịt nghỉ qua đêm (từ 8 đến 10 tiếng).
Trong quá trình ướp, quý bạn đọc cũng nên thao tác lại việc mát-xa cho thịt sau đó bọc lại màng bọc thực phẩm để thịt thấm đều.
Bước 3: Chế biến thịt bò khô
Thịt bò sau khi lấy ra, đem xào trên chảo lớn đế dày với lửa nhỏ trong 30 - 45 phút. Thường xuyên lật thịt và đảo đều tay mỗi khi lật. Vì thịt bò tự tiết ra nước nên quý bạn đọc có thể không cần thêm nước trong quá trình nấu, nếu quá lửa hoặc sao nhãng có thể bổ sung thêm nước vào chảo nhưng nên là nước ấm. Nước thêm vào cần phải xử lý hạn chế, tránh quá nhiều nước làm thịt bò mất vị.
Thịt bò thấm nước, chảo cạn và thịt ngả màu nâu thì tắt bếp sau đó dàn thịt ra khay nướng. Bật lò ở nhiệt độ 100 đến 120 độ C.
Từ công đoạn này, quý bạn đọc có thể chọn lựa hình thức của thành phẩm. Nếu muốn làm thịt bò miếng hãy ép mỏng thịt, dàn đều lên khay để nướng. Nếu muốn chế biến thịt bò sợi chỉ cần xé sợi hoặc giã thịt bò trong cối đến khi thịt bò phân thành nhiều sợi nhỏ.
Sau cùng, dàn đều thịt bò trên khay nướng, nướng bò trong thời gian 10 phút với nhiệt độ 100 độ C, cứ mỗi 10 phút lại lật thịt bò và nướng tiếp. Thao tác 3 đến 4 lần (tức 30 - 40 phút) thịt bò sẽ khô lại. Nếu thịt bò mất nước quá nhanh hay nhiệt độ quá cao có thể dùng quẹt quét dầu hoặc nước gia vị còn thừa để bổ sung độ ẩm cho thịt.
Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn cách làm súp gà cốt dừa kiểu Thái ngon Nếu đến với ẩm thực của Thái Lan mà bạn chỉ nghĩ tới cà ri hay chè thì thật quả sai lầm. Hãy thử trải nghiệm cảm giác hoàn toàn mới lạ với món súp gà cốt dừa để hiểu thêm về sự độc đáo trong từng món ăn của xứ sở Chùa vàng. Súp gà cốt dừa thơm ngậy, beo béo, bùi...