Về Châu Đốc thưởng thức gỏi lạ sầu đâu
Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.
Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, Bạc Liêu… Không như cây sầu đâu (sầu đông) phổ biến ở miền Trung, có hoa màu tím, lá độc không ăn được. Cây sầu đâu ở miền Tây có hoa màu trắng, lá có vị đắng, thường được người dân ở đây chế biến thành món gỏi sầu đâu ngon miệng.
Lá và hoa cây sầu đâu. Ảnh: K.L.
Hàng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc – An Giang) vào thời gian này, bạn có thể thấy từng bó lá và hoa sầu đâu được bán đầy trong chợ. Người dân thường mua lá và bông sầu đâu về, trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá sặt, thịt ba chỉ, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm… tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.
Video đang HOT
Gỏi sầu đâu nổi tiếng của vùng Châu Đốc – An Giang. Ảnh: K.L.
Lá sầu đâu có vị đắng nên sau khi lặt những lá non, rửa sạch, người ta thường cho lá vào nồi chần với nước sôi cho bớt vị đắng. Các nguyên liệu khác được chế biến đơn giản, thịt ba chỉ luộc chín và thái sợi, tôm luộc chín bóc bỏ vỏ. Khô cá sặt nướng chín và xé nhỏ, xoài xanh gọt vỏ, thái sợi nhỏ, dưa leo rửa sạch, thái sợi.
Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, trộn lại thật đều cho thấm gia vị là được. Gắp một miếng gỏi sầu đâu chấm và thưởng thức. Vị béo của thịt, ngọt của tôm, chua của xoài hòa lẫn vị hơi đắng của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác tạo nên một cảm giác lạ miệng và thơm ngon rất khó diễn tả.
Theo Vnexpress
Củ đậu, món ăn nhà quê
Ăn sống, xào với thịt, trộn salad... là những món ăn ngon miệng được chế biến từ củ đậu (còn gọi là củ sắn nước) bình dị, nhà quê.
Cây củ đậu là loại cây dây leo, vỏ củ có màu hơi vàng, mỏng, ruột có màu trắng kem. Từ lâu, củ đậu được xem như là dược phẩm của nhà nông, giúp máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng; cung cấp vitamin C và muối khoáng ... cần thiết cho cơ thể.
Củ đậu là một loại củ phổ biến ở miền Trung. Ảnh: N.H.
Ưu điểm nổi trội của củ đậu so với các loại thực phẩm khác là ăn sống hoặc ăn chín đều được. Những ngày nóng nực, chỉ cần gọt lớp vỏ ở ngoài rồi rửa sạch, cắt lát ăn sống nhai giòn giòn với hương vị ngọt ngào, mát lành khiến cảm giác khát nước dường như tan biến. Ngoài ra, củ đậu còn là nguyên liệu chính để chế biến nên nhiều món ăn ngon như củ đậu xào thịt, salad củ đậu...
Củ sắn nước gọt vỏ ăn sống vừa có vị ngọt lại rất mát. Ảnh: T.T.
Củ đậu xào là món ăn bình dị và phổ biến nhất ở miền Trung. Món ăn đơn giản, không cầu kỳ. Củ đậu lột bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho củ đậu vào đảo nhanh khoảng chừng vài phút, nêm gia vị vừa ăn. Để lửa vừa, xào gần chín thì thêm ít lá nén thái nhỏ, nếm lại cho vừa ăn.
Món ăn sắn nước xào rất phổ biến trong các gia đình người miền Trung. Ảnh: T.L.
Nếu thích, bạn có thể xào chung với thịt bò, thịt lợn nạc hoặc xào với tôm để món ăn thêm ngon miệng hơn. Trong những ngày trời nắng nóng, món củ đậu xào dân dã đậm chất nhà quê sẽ mang đến cho bạn và gia đình một bữa cơm ngon miệng. Ngoài món xào, củ đậu còn được dùng để kho thịt, hầm thịt, làm nộm, làm nhân bánh đa nem; trộn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi... làm nhân bánh xèo... cũng rất hấp dẫn và được nhiều người ưa thích.
Theo Vnexpress
[Chế biến] - Pizza cuộn Bạn đã quá quen với những chiếc pizza tròn truyền thống, giờ là lúc có những trải nghiệm mới mẻ với chiếc pizza cuộn đẹp mắt và không kém phần thơm ngon! Nguyên liệu: Vỏ bánh: 250g bột mì, 1 gói men nở (dry active yeast - 20g) 1 muỗng canh dầu ăn hoặc dầu olive, 250ml nước ấm, 1 thìa cà phê...