Vắt rừng sống trong đường thở của cháu bé 11 tuổi cả tháng trời
Nhập viện trong tình trạng ho kéo dài, khó thở, khạc ra máu, các bác sĩ phát hiện con vắt rừng sống ký sinh trong đường thở của cháu bé 11 tuổi ở miền núi Nghệ An.
Ngày 9/7, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng vừa nội soi, gắp một con vắt rừng ra khỏi đường thở cho bệnh nhi 11 tuổi.
Theo đó, cách đây ít ngày, cháu X.T.C (11 tuổi, trú tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng ho kéo dài, khó thở, thỉnh thoảng có khạc ra máu.
Người nhà cho biết, khoảng 2 tháng trước, trẻ có uống nước ở suối, sau khi trở về nhà trẻ xuất hiện ho nhiều, thỉnh thoảng ho ra máu, khàn tiếng. Gần một tuần nay, tình trạng khó thở ở trẻ tăng lên. Gia đình đưa trẻ tới bệnh viện tuyến huyện khám, được chẩn đoán dị vật đường thở. Ngay lập tức, trẻ được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Video đang HOT
Hình ảnh vắt rừng ký sinh trong đường thở của bệnh nhi 11 tuổi.
Qua thăm khám cận lâm sàng kết hợp nội soi thanh quản ống mềm, các bác sĩ phát hiện dị vật là một con vắt sống ký sinh trong đường thở của cháu C. nên tiến hành nội soi gắp con vắt rừng ra ngoài.
Hiện bệnh nhi đã thở tốt, tình trạng sức khỏe ổn định và mới được xuất viện về nhà.
Trước đó, vào ngày 27/5, một bệnh nhi SN 2016, trú tại huyện Quế Phong, Nghệ An) cũng được người thân đưa đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An trong tình trạng khó thở, thở nhanh, thở rít. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã nội soi gấp con vắt rừng ra khỏi đường thở của bệnh nhi.
Bác sĩ Trịnh Thanh Hưng – khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, nguyên nhân khiến con vắt có thể chui vào cơ thể bệnh nhi tới từ thói quen sử dụng trực tiếp nguồn nước từ suối để ăn uống, sinh hoạt của gia đình bệnh nhi. Đây chính là môi trường mà vắt rừng thường sinh sống, từ đó trôi theo dòng nước vào cơ thể khi bệnh nhi uống trực tiếp nước chưa đun sôi ở khe, suối.
“Khi người bệnh bị vắt rừng (hoặc đỉa) chui vào đường thở, biểu hiện thường thấy là cảm giác khó chịu lỗ mũi, xì mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi. Nếu không được bác sĩ khám và xử lý kịp thời, con vắt, đỉa ngày càng to gây nghẽn khí quản, suy hô hấp… và để kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Khi có dấu hiệu bất thường về đường thở, người dân cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám sớm để phát hiện và gắp ra kịp thời, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe”, Bác sĩ Hưng khuyến cáo.
Trẻ sơ sinh nguy kịch do sưởi than và lể đẹn
Một bệnh nhi 16 ngày tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do gia đình sưởi than củi và lể đẹn cho trẻ.
Ngày 26.3, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhi T.M.H (16 ngày tuổi, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng bú kém, ho nhiều, khó thở, tím tái, li bì, trên da có nhiều mảng bầm tím, vết kim chích trên vùng ngực, bụng, cổ, lưng.
Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp, viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm trùng máu.
Bé H. đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh CTV
Người nhà bé H. cho biết, sau khi sinh, bé hoàn toàn khỏe mạnh. Sau xuất viện về nhà, do trời lạnh nên gia đình đã cho cả mẹ và bé sưởi than theo cách thức chăm sóc dân gian. Sau 3 ngày, trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, khó thở, bú ít, quấy khóc liên tục.
Người nhà cho rằng trẻ bị mắc đẹn (nấm lưỡi, tưa lưỡi, tưa miệng) nên đã mời thầy lang đến lể đẹn cho bé. Tuy nhiên, tình trạng quấy khóc ở trẻ vẫn không thuyên giảm, trẻ quấy khóc nhiều hơn, có dấu hiệu tím tái, mệt lả, bỏ bú nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, sau khi được điều trị bằng kháng sinh, đặt ống nội khí quản và thở máy, sức khỏe của bé đã tiến triển.
Bác sĩ Trương Lệ Thi, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, khuyến cáo khi trời lạnh, không nên để trẻ sưởi than do da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương. Khí CO khi đốt than có thể gây ngạt nếu nằm trong phòng kín, gây tổn thương cho hệ hô hấp non yếu ở trẻ.
Bác sĩ Thi cũng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm, nhiễm trùng từ những vết lể đẹn. Nguyên nhân do gia đình lo lắng khi thấy con mình khóc nhiều và nghi do đẹn ở lưỡi hay vặn mình ngủ không ngon giấc vì lông đẹn nên đã lể đẹn theo quan niệm dân gian.
Tuy nhiên, lể đẹn cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh không được y học hiện đại ủng hộ và không có bằng chứng khoa học. Việc tự ý lể đẹn làm trẻ đau hoặc gây nhiễm trùng ngoài da, nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn máu. Chuyện bé khóc đêm, vặn mình khó chịu rất có thể do sức khỏe có vấn đề, cần đưa trẻ đi thăm khám.
Nuôi sống trẻ sinh non 29 tuần tuổi bị viêm ruột hoại tử Trẻ sinh non với nhiều bệnh lý nguy hiểm đã được các y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tận tình cứu chữa. Ngày 14/2, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các y bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện đã nuôi dưỡng, điều trị hàng loạt bệnh lý gần nửa năm trời cho bé sinh non 29 tuần...