Vào Đại học giúp bạn nhận ra những điều gì?
Ngoài kiến thức trên lớp ra, giảng đường giúp bạn nhận ra rằng mình phải tự tìm cách dạy chính mình, ngoài ra còn dạy bạn về cuộc sống và thái độ sống.
Giảng đường không chối bỏ sự phấn đấu
Môi trường Đại học, Cao đẳng là một môi trường đầy tính độc lập. Nó đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết tự vận động, tự nỗ lực vươn lên, tự đứng dậy sau vấp ngã. Đó là một xã hội thu nhỏ, có người tốt nhưng cũng không thiếu kẻ xấu, có ganh đua tích cực nhưng cũng đầy toan tính, có công bằng và cả tiêu cực. Suy cho cùng, một vài cá nhân nào đó có thể nhận được nhiều hơn những gì công sức mình bỏ ra, dựa vào tiền bạc hay quyền thế, kèm theo đó là một ít sự may mắn.
Nhưng những người thực sự cố gắng và biết nỗ lực thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị phủ nhận. Đại học có thể tôn vinh một vài cá nhân không xứng đáng, nhưng không chối bỏ sự phấn đấu của bất kì cá nhân nào. Sinh viên, chúng ta đã bước đầu gánh trên vai cả cuộc đời mình, được học, được “thực tập” để làm quen với những điều mà cuộc sống bên ngoài đang chờ đợi.
Là môi trường hướng bạn suy nghĩ tích cực
“Mình đang làm việc trong một trường Đại học mà chẳng ai tốn thời gian cầm tiền và tìm cách chia động từ “chạy chọt”, vì đấy là việc làm vô nghĩa và đáng buồn cười nhất ở đây. Cá nhân mình nghĩ rằng thay vì các bạn cứ than phiền hay phàn nàn, hãy nghĩ mình đã rơi vào một môi trường tốt để ném bản thân vào vòng nỗ lực: nỗ lực học thay vì cách dùng tiền mua điểm, nỗ lực thay đổi bản thân để góp phần thay đổi thế giới nhỏ xung quanh. Nếu bạn học tốt và không đưa tiền, thì làm gì có lý do cho “tệ nạn chạy chọt” tồn tại?” – Bích Vân ( Giáo viên thực tập tại Đại học Đà Nẵng) cho biết.
Dạy bạn sống Tự do và Trách nhiệm
Video đang HOT
Đại học sẽ là nơi bạn học được rất nhiều bài học cuộc sống cần thiết. Bạn học cách tự học – vì không còn thầy cô cầm tay chỉ đường như khi còn phổ thông. Bạn không xoay xở được với biển kiến thức khổng lồ, những tưởng bạn sẽ chết chìm. Nhưng đa số, nhiều bạn sau khi tự loay hoay xoay xở thì nhận ra thật sự mình bơi rất giỏi và chẳng thua kém ai.
Bạn có hai chữ T cần tự mình gánh vác, là Tự do và Trách nhiệm: cách tự quyết định hôm nay bùng tiết đi chơi hay vẫn lên giảng đường đi học. Đó chính là những thứ quan trọng để bạn bước ra cuộc sống sau này.
Đừng than vãn và nhìn ra toàn điểm tiêu cực, hãy nghiêm túc coi đây như là giai đoạn demo để bạn bước ra cuộc sống thật bởi thật ra, cuộc sống thật đôi khi và đôi nơi nó còn gớm ghiếc hơn nhiều.
Còn tư duy thì sao?
Tất nhiên là không thể thiếu yếu tố này. Có rất nhiều từ để ghép với từ tư duy như: Tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy bạn bè, tư duy độc lập, tư duy kỹ năng…Nhưng cái bạn học được lớn nhất chính là tư duy nhìn nhận vấn đề đúng đắn dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Quang (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) chia sẻ: “Đại học đã dạy tớ khi xem xét một vấn đề, không nên nhìn sự vật/hiện tượng đó theo phán đoán chủ quan mà phải đặt nó theo các góc độ khác nhau để có cái nhìn tổng quát. Ví dụ rất đơn giản: những việc bạn làm sai chưa chắc đã xấu và những việc làm đúng chắc gì đã hoàn toàn tốt? Đúng không?”
Nếu môi trường Đại học khiến bạn nhìn cuộc đời màu xám hơn thì tin tôi đi, cuộc sống ngoài kia trần trụi như vậy đấy, khi nào bạn đối diện nó thì đó là khi bạn trưởng thành. Và nếu có thể, đừng chấp nhận mà hãy thay đổi nó theo cách mà bạn cho là đúng, trường Đại học đang là một bệ phóng tốt đấy chứ?!
Và dạy bạn cách chấp nhận khác biệt
Khi đã là sinh viên, sự trưởng thành không nằm trên tấm chứng minh thư mà thể hiện ở cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề của bản thân. Trong một lớp, sinh viên đến từ nhiều vùng khác nhau. Dù họ cũng là học sinh THPT, cùng học một chương trình học như bạn, nhưng chắc chắn ở nơi khác, cách nhìn, cách đánh giá, cách sống hay cụ thể hơn là hệ giá trị của họ không đồng nhất với bạn. Điều quan trọng không phải là đánh giá họ đúng hay sai, hay hay dở, mà quan trọng là chấp nhận và dung hòa sự khác biệt đó. Điều đó cũng đúng khi bạn va chạm, tiếp xúc với nhiều người khác trong xã hội mà trước giờ chưa có cơ hội.
Hãy luôn giữ bản lĩnh nhưng đừng cứng nhắc trước nhiều thực tế của cuộc sống. Không còn nghĩ mình là trẻ con, cũng không còn quan niệm thầy giáo luôn đúng nữa, mỗi người phải tự thân mà vận động. Chính bạn đang đứng ngoài xã hội rộng lớn mà Đại học là một điểm dừng chân đấy!
Theo TTVN
Kỹ năng sống - Người lớn cũng cần
Kỹ năng sống được coi trọng vì có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt sự thật, biết thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh.
Ai được học, có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, ứng biến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực..., người đó được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, thuyết phục, thói quen chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong đời.
Học kỹ năng sống, vì vậy, không chỉ cần cho trẻ em, mà cả người lớn cũng vậy. Thiếu kỹ năng sống, một người lớn cũng có thể "gục ngã", đầu hàng cuộc sống bằng nhiều cách tiêu cực, nói chi dạy dỗ thế hệ trẻ... Không ít người trưởng thành cũng hạn chế các kỹ năng như giữ gìn hạnh phúc, kiểm soát bản thân, làm chủ thời gian sống... Kỹ năng sống vì vậy chả nên coi là vấn đề để "lên lớp", dạy khôn. Đó là vô số kỹ năng, cách xử thế, kinh nghiệm trực tiếp cần cập nhật, có thể bàn bạc giữa các thế hệ để xử lý tối ưu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Đó có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa. Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy về kỹ năng sống, ông Trần Văn Hoàn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vườn ươm Doanh nghiệp Tâm Việt - Hà Nội thống kê thấy trẻ ở những gia đình thu nhập trung bình lại có kỹ năng sống tốt, biết chia sẻ, quan tâm đến gia đình, người thân, biết tự giác tổ chức cuộc sống cho mình, bảo vệ bản thân trước nguy hiểm và biết cách vượt qua khó khăn
Một người lớn tuổi cũng có thể học kỹ năng sống từ lớp trẻ, như kỹ năng quản lý tài chính (cá nhân), sử dụng các loại thẻ ngân hàng, điện thoại di động, vi tính, xử lý tình huống nếu kẹt thang máy, nếu lạc trong sân bay quốc tế... Lớp trẻ lại có thể học kỹ năng chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt và kỹ năng tổ chức...ngay tại nhà, chính từ cha mẹ mình.
Cách học đó hay và hiệu quả vì kỹ năng sống gắn với thực tế, đi liền với cuộc sống các thế hệ, nhất là khi không ít người lớn cũng thiếu kỹ năng sống. Không ít người gọi nhầm số điện thoại mà không xin lỗi, vào phòng không gõ cửa, không nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, để chuông di động réo ầm ĩ trong cuộc họp, nói chuyện oang oang trong buổi hòa nhạc... Hãy nhìn quanh ta xem biết bao người cả một đời cũng không có nổi được kỹ năng đơn giản đó, đừng nói tới những kỹ năng phức tạp và tinh tế hơn nhiều!
Cách đây ít lâu, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Tại Hội thảo, chuyên gia Phan Thị Lạc nói: "Hãy nhìn vào tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống học sinh 18 tuổi tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình hướng đi nào... Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước vững chắc trên đôi chân của mình và cần có kỹ năng sống".
Và nhiều cha mẹ say sưa cho con đi học kỹ năng sống, ngành giáo dục coi việc tăng cường kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhưng như Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Thạc sĩ Đỗ Doãn Hải, thì với kỹ năng sống, cũng như giá trị sống của mỗi học sinh, cần phải hoàn thiện theo cơ chế hình thành nhân cách, chứ không phải cứ học là có, cứ dạy là cảm thụ được. Vả lại, nhất trí việc dạy kỹ năng sống trong trường học trở thành nhu cầu cấp thiết nhưng dạy như thế nào?
Rõ ràng giảng dạy kỹ năng sống không giống như các môn học khác. Kỹ năng sống phải được giảng dạy theo phương thức tương tác, trải nghiệm thực tế, không thể là những bài học lý thuyết thông thường. Đòi hỏi số một là giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, gần gũi, thân thiện với học sinh và còn cần có vốn sống phong phú, những trải nghiệm của sóng gió cuộc đời và trên hết phải có tấm lòng nhân hậu. Đây dường như là một thách thức lớn với đa số giáo viên ở mọi vùng miền. Song nếu trong các bài giảng kỹ năng sống, học sinh không được suy ngẫm, trải nghiệm để khám phá các giá trị, cùng nhau thảo luận để hiểu sâu thêm và đồng cảm, e khó cảm nhận về giá trị sống một cách sáng tạo nhằm phát triển các kỹ năng. Ngay tại Hà Nội, rất ít trường học được trang bị phòng "Tham vấn học đường" giúp học sinh giải quyết những khúc mắc, dù việc này cần thiết.
Và điều cực kỳ quan trọng, để giáo dục giá trị sống thành công, mỗi giáo viên và phụ huynh phải trở thành tấm gương sống đúng với các giá trị. Thiếu kỹ năng sống và không được giáo dục về giá trị sống, con người có những biến động phức tạp trong nhân cách, dễ suy thoái về đạo đức dù ở độ tuổi nào. Nếu không có nền tảng giá trị sống, sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về những kỹ năng nhất định mình có được. Trong khi đó, người lớn ở ta chưa quen, chưa cần đến "tham vấn" mỗi khi có khó khăn về cuộc sống và tâm lý.
Ngành giáo dục đang bắt tay vào việc đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường. Thế nhưng cần hơn chính là chuyện người lớn, nhất là các thầy cô giáo, phải là một tấm gương về điều này.
Theo Thanh Như
Đại Đoàn Kết
Balotelli "con" hát, Balotelli "bố"... khen hay Cha nuôi của tiền đạo có biệt danh là "cậu bé hư" đã hết lời khen cậu con trai sau màn trình diễn ấn tượng trong màu áo ĐT Italia vừa qua. Balotelli đã thể hiện được những tố chất của một tiền đạo hàng đầu. Không chỉ thể hiện sự trưởng thành về mặt lối chơi trong màu áo Azzurri, tiền đạo...