Văn Mai Hương xuống sắc với mặt sưng lệch và cằm dài bất thường
Gương mặt của nữ ca sĩ trẻ dường như không thể nhận ra bởi chiếc cằm dài, nhô hẳn ra và gương mặt sưng phù, nặng nề.
Văn Mai Hương – một trong những tài năng trẻ của showbiz Việt đang sở hữu một sự nghiệp đầy tươi sáng. Tuy vậy, dường như thành công càng đến nhiều với cô bé này bao nhiêu thì cô càng quan tâm đến ngoại hình của mình bấy nhiêu. Một trong những minh chứng điển hình nhất chính là việc Văn Mai Hương đang ngày càng lột xác đến mức… khó mà nhận ra. Điển hình là trong những bức hình gần đây, khi cô nàng xuất hiện với gương mặt sưng phù và chiếc cằm dài thượt.
Chiếc cằm và gương mặt này của Văn Mai Hương rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những cô nàng phẫu thuật thẩm mỹ không thành công, hoặc gương mặt vẫn còn sưng sau khi đụng dao kéo. Phần cằm dài, nhọn, nhô hẳn ra một cách thiếu tự nhiên còn hai vùng má cũng sưng phù một cách nặng nề. Quả thật, nếu đây là một tác phẩm của phẫu thuật thẩm mỹ thì thật buồn khi phải nói rằng, nhìn Văn Mai Hương ngày trước xinh xắn và dễ thương hơn rất nhiều.
Cũng nằm trong chuỗi nghi án PTTM, trước đó, Văn Mai Hương cũng từng vướng vào tin đồn đã trải qua phẫu thuật khi đăng tải những bức hình với gương mặt cực kỳ khác lạ lên trang cá nhân. MộtVăn Mai Hương với má hóp lại, cằm nhô, nhọn hoắt, khác hoàn toàn với một Văn Mai Hươngtròn trịa của ngày xưa. Những bức hình này đã gây shock bởi không chỉ sự thay đổi chóng mặt củaVăn Mai Hương, mà còn cả những yếu tố có phần “đáng sợ” trên gương mặt cô nàng.
Video đang HOT
Còn nhớ, những ngày Văn Mai Hương mới chập chững bước vào làng nghệ thuật, cô bé đã nhận được nhiều sự ủng hộ bởi sở hữu một giọng hát đẹp và phong cách trẻ trung, hồn nhiên. Dù có một thân hình mũm mĩm và nhan sắc không quá nổi bật, nhưng sự trẻ trung của Văn Mai Hương đã giúp cô gặt hái được rất nhiều thành công. Không rõ có phải vì quyết định thay đổi phong cách sang già dặn, từng trải hơn mà Văn Mai Hương đã quyết định đụng dao kéo hay không. Nhưng cho đến thời điểm này, sau những gì được thấy, chúng ta vẫn hy vọng đấy không phải là sự thật.
Theo Afamily
Hình ảnh bi thảm về BV Bạch Mai sau trận ném bom 22/12/1972
Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà bị sập đã lấp kín một số hầm nơi nhiều bác sỹ, y tá... đang làm việc.
Mô hình BV Bạch Mai bị bom Mỹ phá hủy năm 1972 được trưng bày tại Bảo tàng Công binh ở Hà Nội.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai - cơ sở y tế thuộc trung ương lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đã 4 lần bị máy bay Mỹ ném bom. Trận ném bom ngày 22/12/1972 là ác liệt nhất, gây ra những tổn thất nặng nề nhất về người và của.
Trận ném bom này bắt đầu vào rạng sáng, khi những chiếc "pháo đài bay" B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện. Tại thời điểm đó, có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới các tầng hầm bệnh viện.
Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà làm việc và phòng bệnh bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y khoa đang làm việc.
Dù việc tổ chức cứu sập, cấp cứu đã được tiến hành rất khẩn trương, kịp thời và tích cực, nhưng đã có 30 bác sĩ, y tá hy sinh, 22 người khác bị thương.
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1969 - 1982, nhân chứng trực tiếp của vụ ném bom hủy diệt hồi tưởng: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội, vì vậy Mỹ đã đánh bom bệnh viện không chỉ để uy hiếp tinh thần cán bộ nhân viên mà còn cả người dân thủ đô".
Dù bị hủy hoại nặng nề, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.
Sau trận ném bom ngày 22/12/1972, vào sáng 27/12/1972, máy bay Mỹ đã bắn một quả tên lửa và ném một quả bom cỡ lớn vào giữa khu vực trung tâm của bệnh viện, phá hủy Phòng Điều trị bệnh tim-mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh thận, Phòng Hậu phẫu, Khoa Sản - Phụ, Phòng đẻ, Phòng mổ, Phòng Điều trị trẻ em...
Cuộc tấn công này làm khoa Dược bị tàn phá nghiêm trọng, khoảng 3.000 chai huyết thanh, rất nhiều loại thuốc quý và máy móc, dụng cụ y tế... bị vỡ, nát, cháy, hỏng. Một bác sĩ và một công nhân hy sinh...
Cho đến tận ngày 27/1/1973, khi Hiệp định Paris đuợc ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, các bộ phận ở nơi sơ tán của Bệnh viện Bạch Mai mới được lệnh chuyển tất cả phương tiện, máy móc trở về Hà Nội, từng bước ổn định mọi công việc hoạt động bình thường. Năm 1974, Bệnh viện Bạch Mai được sửa chữa và xây dựng lại.
Một đài tưởng niệm các y bác sĩ hi sinh và tấm bia căm thù giặc Mỹ đã đuợc xây dựng tại khuôn viên bệnh viện Bạch Mai như một chứng tích về sự tàn bạo đỉnh điểm trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới. Quân đội Mỹ không bao giờ có thể biện minh nổi cho lực lượng không quân chiến lược của mình từ góc độ nhân đạo, vì họ đã giết hại rất nhiều người vô tội.
Theo Kiến thức
Hà Nội đặt mục tiêu thu 161.475 tỷ đồng Chiều 20-12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, sau khi được tháo gỡ về chính sách, TP đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2013 (kế hoạch khoảng 161.475 tỷ đồng). Đây là nhiệm vụ rất nặng nề bởi đến ngày 17-12, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách...