Văn hóa đọc sách và bài văn ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ 9 điểm
Văn hóa đọc sách của bạn trẻ được khích lệ qua bài văn của nam sinh lớp 11: “Những trang sách kia đưa chúng ta ra khỏi thế giới đời thực nếu các bạn đọc sách bằng cả trái tim”.
Trong đề bài 90 phút dành cho học sinh lớp 11, cô giáo Nguyễn Thị Lâm, giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM trích câu nói của nữ văn sĩ Pháp Marie Darrieussecq như sau: “Đọc là biến đi khỏi thế giới. Đọc là tìm lại được thế giới. Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.
Cô giáo yêu cầu: “Qua một tác phẩm văn học tâm đắc, em hãy làm rõ ý kiến trên”.
Mở đầu bài văn của Đông Hưng.
Phạm Nguyễn Đông Hưng, lớp 11CA2 viết về cậu học trò nhỏ được ngoại tặng những cuốn truyện, trong đó có “Dế mèn phiêu lưu ký”. Cậu học trò ấy đã sống với những nhân vật trong truyện, làm bạn cùng thế giới côn trùng và cuốn sách tưởng chừng đơn sơ đã mang lại vẻ đẹp cho những năm tháng thơ ấu.
Đông Hưng cũng là tác giả của bài viết Món cháo mặn đắng của mẹ và tình mẫu tử, gây xúc động.
Bài văn của Đông Hưng như sau:
Ngày bé, mỗi khi tôi đòi đi chơi xa mà gia đình tôi chưa sắp xếp kịp, ngoại lại tặng tôi một cuốn truyện. “Nếu không thể cho con bạn đi chu du, hãy tặng con một cuốn sách” – một câu nói ẩn chứa kinh nghiệm của một con người từng trải mà đến bây giờ tôi mới phần nào hiểu được.
Ban đầu, khi tôi chưa biết đọc, bà sẽ đọc cho tôi nghe. Rồi đến khi tôi biết chữ, bà tặng tôi những cuốn truyện tranh. Khi tôi lớn lên, những cuốn truyện tranh được thay bằng những cuốn truyện chữ. Tôi đắm mình vào thế giới của những nhân vật trong trang sách. Tôi chơi đùa với Doraemon, Nobita, tôi say mê theo dõi từng bước chân trong chuyến hành trình của Red và những chú quái vật bỏ túi của cậu.
Rồi tôi được gặp An và Cò nơi Đất rừng Phương Nam, tôi kề vai sát cánh với Mèn và Chũi trong cuộc chu du thiên hạ. Tôi ăn, ngủ cùng những nhân vật ấy, tôi vui khi họ vui và khóc khi họ buồn. Và bây giờ, tôi chợt nhận ra rằng, bà không chỉ để lại cho tôi những trang giấy vô hồn. Người để lại cho tôi chìa khóa mở ra cánh cửa, đưa tôi đến vùng đất mới.
Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn giúp ta nhìn thấy được những điều mới mẻ thì sách chính là công cụ giúp tâm hồn ta bước ra khỏi ô cửa sổ ấy để đến và hòa mình vào những điều kỳ diệu mà ta được thấy. Hôm nay, người bạn cạnh tôi bắt đầu chơi một tựa game quen thuộc mà tôi đã được biết từ rất lâu.
Video đang HOT
Trong trí nhớ của tôi, trò chơi ấy hiện lên với vẻ đẹp lung linh, kỳ lạ. Nhưng khi tôi nhìn lại màn hình, sự lung linh ấy bỗng biến mất, chỉ còn lại những khối hình đen trắng mờ nhạt. Và tôi chợt nhận ra rằng, vẻ đẹp trong trí nhớ tồn tại bởi ngày bé tôi đã chơi trò chơi ấy không chỉ bằng mắt mà còn bằng tất cả trí tưởng tượng một đứa trẻ.
Cá bạn ạ, đó cũng là cách mà những trang sách kia đưa chúng ta ra khỏi thế giới đời thực nếu các bạn đọc sách bằng cả trái tim. Tôi vẫn còn nhớ như in cuộc phiêu lưu của tôi và Mèn trong “Dế mèn phiêu lưu ký”. Tôi chứng kiến Mèn bắt đầu cuộc sống tự lập, rồi tôi đâm giận Mèn vì cái tình huênh hoang của anh. Rồi khi anh Mèn của tôi bị lũ trẻ bắt được, tôi cũng lo lắng như thể chính tôi là kẻ mất đi tự do.
Lúc Mèn so tài với Bọ Ngựa, trong lòng tôi cũng hả hê mình thầm khi biết sẽ có người dạy cho kẻ huênh hoang kia một bài học. Cuộc sống của Mèn không chỉ là những con chữ trên sách. Nó hiện lên trong tâm trí tôi như một thước phim sống động từ chiếc hang bé xíu ngày nào đến khi gặp Trũi, rồi qua xóm cỏ may, hang lão trả, xóm đầm lầy.
Gặp Xén tóc và Châu chấu ngô rồi cuối cùng đến nơi của Kiến chúa, tôi luôn ở đó, luôn ở bên cạnh Mèn, cũng như những người bạn. Khi Mèn trưởng thành, tôi cũng rút ra được những bài học quý cho riêng mình. Lúc bấy giờ, tôi là Mèn và Mèn là tôi – tôi không còn ngồi trên giường đọc sách nữa mà đã thu nhỏ lại, hòa vào thế giới bạn côn trùng.
Đến bây giờ, tôi vẫn còn giữ thói quen đọc sách. Mỗi khi tôi buồn, tôi lại tìm đến những trang sách. Ở đó sẽ không có ưu tư, phiền muộn. Chỉ còn tôi và những cuộc hành trình đang đợi tôi khám phá.
Ở đó, tôi tìm thấy được thế giới của riêng mình. Tôi thăng hoa cùng những hỉ, nộ, ái, ố của nhân vật. Tôi thầm khâm phục và cảm ơn những nhà văn, những họa sĩ đã vẽ ra cho tôi những thế giới nhiệm màu.
Và đôi khi tìm đọc lại những cuốn sách cũ để thấy lại được hình ảnh của tôi khi lần đầu lật giở những trang sách. Những cuốn sách ấy không chỉ ẩn chứa những cuộc phiêu lưu trong tâm trí tôi, mà còn đánh dấu những bước chân tôi trưởng thành.
Nếu được lựa chọn giữa việc đọc nguyên tác và xem phim trên màn ảnh, tôi vẫn sẽ luôn chọn đọc sách. Tại sao phải xem những thước phim được dựng lại trong khi bạn sở hữu chiếc máy tính mạnh nhất – Đó là trí tưởng tượng. Và điều đó chỉ đúng nếu bạn đọc sách bằng cả trái tim bởi “đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.
Bài văn về “Dế mèn phiêu lưu ký” được cô giáo Lâm cho 9 điểm với lời nhận xét: “Bài viết ngắn gọn, xúc tích nhưng dạt dào tình cảm. Người viết đã giải quyết vấn đề bằng cảm nhận chân thành và trải nghiệm thú vị của mình”.
Theo Zing
Giáo viên Sài Gòn thi gói bánh chưng Tết
Gần 100 giáo viên các bộ môn đã gói và luộc bánh thâu đêm tại khuôn viên của trường Trần Đại Nghĩa (TP HCM) nhân dịp Tết nguyên đán Bính Thân.
Gần 100 giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP HCM) cùng tham gia thi gói, nấu bánh chưng nhân dịp Tết Bính Thân ngày 29/1.
Cuộc thi vừa để đón xuân mới vừa tôn vinh nét đẹp Tết truyền thống của dân tộc.
Các nguyên vật liệu truyền thống không thể thiếu như nếp, thịt lợn, đậu xanh...
Trong thời gian 2 tiếng, mỗi tổ phải hoàn thành phần gói và trang trí bánh sao cho đẹp và đúng với cách gói truyền thống.
Với nhiều thầy, cô giáo, việc gói được chiếc bánh vuông vức, đẹp mắt không phải dễ.
Trường Trần Đại Nghĩa ra đời và hoạt động hơn 10 năm nay. Hoạt động này mang ý nghĩa nhắc nhở các thế hệ sau luôn ghi nhớ kết nối truyền thống văn hóa đẹp của người Việt.
Thầy Cầu, giáo viên bộ môn nhạc thích thú khi tham gia cuộc thi này.
Bánh sau khi gói xong được các thầy cô nấu ngay tại sân trường trong đêm.
21h, các thầy cô cùng nổi lửa bắt đầu nấu bánh.
Thầy Lâm Triều Nghi - Hiệu trưởng nhà trường đích thân thức canh bánh thâu đêm.
Các thầy cô vừa trông nồi bánh chưng vừa trò chuyện thâu đêm, không khí rất vui vẻ.
Cô giáo Chung Thanh Huyền vớt bánh sau hơn 12 tiếng luộc.
Những chiếc bánh chưng, dù mang nhiều hình dáng, kích cỡ, nhưng được đánh giá là rất ngon, mang đậm nét truyền thống Tết Việt Nam.
Theo Zing
Không thi tuyển vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa Không tổ chức thi tuyển nhưng vì đặc thù riêng nên trường Trần Đại Nghĩa vẫn phải có những hình thức khảo sát, đánh giá chất lượng. Đó là một trong những nội dung được ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM công bố tại hội nghị triển khai kỳ thi THPT quốc gia, kế hoạch tuyển sinh đầu...