“Ván bài” điện hạt nhân và thông điệp của Saudi Arabia

Theo dõi VGT trên

Saudi Arabia cho biết họ sẽ xem xét việc hợp tác với Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc hoặc Nga… để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân nếu không nhận được sự trợ giúp thích hợp từ Mỹ.

Lời đề nghị “hóc búa”

Dù là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và có trữ lượng dầu được kiểm chứng lớn thứ nhì, Saudi Arabia vẫn đang nỗ lực chuẩn bị cho một tương lai ít phụ thuộc vào dầu mỏ. Vương quốc này muốn tích hợp điện hạt nhân vào hỗn hợp năng lượng quốc gia, và từ năm 2018, họ đã đặt ra mục tiêu tới năm 2030 sẽ đạt được tỷ lệ năng lượng sạch 50%, trong đó bao gồm cả năng lượng hạt nhân.

Ván bài điện hạt nhân và thông điệp của Saudi Arabia - Hình 1
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Riyadh, tháng 12/2022. Ảnh: CNN

Để xây dựng các cơ sở hạt nhân dân sự, Saudi Arabia hiện đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ và xem như đây là một trong những yêu cầu chính trong một thỏa thuận tiềm năng nhằm bình thường hóa quan hệ giữa vương quốc này với Israel. Đối với Mỹ, tạo ra bước đột phá trong quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia sẽ là một chiến thắng ngoại giao lớn của chính quyền của Tổng thống Joe Biden, do đó, Mỹ cũng coi đây là một ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề đối ngoại.

Nhưng, cái khó của Washington là Saudi Arabia muốn Mỹ hỗ trợ mà không kèm theo hạn chế nào ngăn cản họ làm giàu uranium hoặc khai thác các mỏ uranium của riêng mình. Đây là nút thắt lớn khiến hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.

Yêu cầu của Saudi Arabia đặt chính quyền Tổng thống Biden vào thế khó. Washington từ lâu đã đặt điều kiện cấm làm giàu uranium khi đàm phán hợp tác hạt nhân dân sự với các quốc gia Vùng Vịnh. Ví dụ, họ đã thuyết phục Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ bỏ mong muốn và phản đối tham vọng theo đuổi việc làm giàu uranium thương mại của Jordan.

Theo ông John Hannah – Cố vấn an ninh quốc gia của cựu Phó Tổng thống Dick Cheney và là thành viên tại Viện An ninh Quốc gia Do Thái của Mỹ – chính quyền Israel cùng một số nhà lập pháp ở Washington cũng lo ngại chương trình hạt nhân dân sự của Saudi Arabia có thể mở đường cho vương quốc này phát triển vũ khí hạt nhân.

Ván bài điện hạt nhân và thông điệp của Saudi Arabia - Hình 2
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Jeddah, tháng 7/2022. Ảnh: WSJ

Để tháo gỡ tình hình, hồi cuối tháng 7 vừa qua, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman gặp gỡ Jake Sullivan – Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, tại thành phố Jeddah. Nỗ lực này dẫn tới việc đôi bên bắt đầu thảo luận các chi tiết cụ thể trong việc giải quyết các yêu cầu của Saudi Arabia liên quan tới mong muốn được Mỹ giúp phát triển chương trình hạt nhân dân sự.

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thương thảo, cho đến những ngày cuối tháng 8 này, cũng vẫn chưa có gì rõ ràng. Theo giáo sư Simon Henderson, Giám đốc Chương trình Bernstein về Chính sách Vùng Vịnh và Năng lượng tại Viện Washington, nhiều nhà lập pháp Mỹ vẫn lo ngại việc chấp thuận đề nghị của Riyadh sẽ tạo ra một “Aramco hạt nhân”, tức là lặp lại lịch sử những năm 1930, khi các công ty Mỹ hợp tác với Saudi Arabia khai thác dầu rồi cuối cùng dẫn đến việc vương quốc này sở hữu hoàn toàn công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới: Aramco.

Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng đề cập tới khả năng Saudi Arabia có thể bị cuốn vào cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân với đối thủ lớn nhất của họ ở khu vực là Iran. “Washington chắc chắn cũng nhớ lại nhận xét về hạt nhân của thái tử (Mohammed bin Salman) rằng “Saudi Arabia không muốn có bất kỳ quả bom hạt nhân nào, nhưng chắc chắn nếu Iran phát triển bom hạt nhân, chúng tôi sẽ làm theo càng sớm càng tốt”, khi trả lời chương trình 60 Minutes của đài CBS năm 2018″, giáo sư Henderson viết trên website của Viện Washington hồi giữa tháng 8 năm nay.

Video đang HOT

Sẵn sàng gây sức ép

Trước thái độ cứng rắn hoặc lừng khừng tùy theo cách hiểu của mỗi người, từ phía Mỹ, Saudi Arabia đang xem xét các đề nghị thay thế từ các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, Nga, Pháp và Hàn Quốc, để phát triển cơ sở hạt nhân dân sự của riêng mình. Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược của Israel, Ron Dermer hồi đầu tháng này cũng cho rằng, Saudi Arbabia có thể quay sang Trung Quốc hoặc các nước khác nếu Mỹ từ chối hỗ trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Theo đánh giá của Báo Financial Times, điều quan trọng đối với Saudi Arabia là các quốc gia kể trên có thể không đưa ra những điều kiện khắt khe về làm giàu uranium trong nước đối với Riyadh. Ngoại trừ Hàn Quốc, vốn sử dụng công nghệ của Mỹ, sẽ cần phải tuân thủ các hạn chế xuất khẩu của Washington.

Hiện tại, Saudi Arbia đang nỗ lực tìm kiếm nhà thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh miền Đông gần biên giới với Qatar và UAE. Có tên Duwaiheen, nhà máy dự kiến sẽ có 2 lò phản ứng, công suất 2,8 gigawatt.

Các nhà thầu bao gồm EDF của Pháp và Kepco của Hàn Quốc ban đầu được đưa vào danh sách rút gọn. Kepco vốn đã được chọn để xây dựng nhà máy hạt nhân ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nhà máy đầu tiên tại Trung Đông, hiện đang hoạt động. Trong khi đó, EDF cho biết “đề xuất của công ty đáp ứng mọi kỳ vọng từ các bên liên quan của Saudi Arabia”.

Nhưng, theo Báo Wall Street Journal, Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC), đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng. Một số quan chức Saudi Arabia cho biết, nước này lâu nay vẫn ưu tiên phương án hợp tác với Mỹ nhưng Thái tử Mohammed bin Salman sẵn sàng chuyển hướng xem xét gói thầu của công ty Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán với Mỹ kết thúc thất bại.

Ván bài điện hạt nhân và thông điệp của Saudi Arabia - Hình 3
Saudi Arabia muốn xây nhà máy điện hạt nhân với 2 lò phản ứng có công suất 2,8 gigawatt. Ảnh: Arabian Business

Justin Dargin, một thành viên không thường trú của Tổ chức Hòa bình quốc tế Carnegie, chuyên về năng lượng Trung Đông, cho biết Trung Quốc có thể sẽ không áp đặt các yêu cầu khắt khe như Mỹ, khiến nước này trở thành đối tác thuận lợi hơn đối với Saudi Arabia. Còn theo Báo Wall Street Journal, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Saudi Arabia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự đồng thời tuân thủ các quy định quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Khi thế giới không còn đơn cực

Động thái mới nhất về kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Saudi Arabia được xem như nước cờ gây sức ép mạnh mẽ với Mỹ và cũng là một bước đi nữa của vương quốc này nhằm khẳng định vị thế độc lập trong một thế giới ngày càng đa cực hơn.

Thay vì chịu ảnh hưởng của Mỹ như trước, những năm gần đây, Saudi Arabia đã mở rộng các hoạt động ngoại giao theo hướng đa phương, trong đó điểm nhấn là việc họ trở thành đối tác đối thoại của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và mới đây được mời tham gia nhóm BRICS vốn gồm các nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Dù vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ an ninh của Mỹ và muốn Washington đồng ý một hiệp ước quốc phòng nhưng Saudi Arabia cũng đang xích lại gần hơn với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Năm ngoái, Saudi Arabia đã đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vùng Vịnh và vài tháng sau, Bắc Kinh đã làm trung gian cho việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia với đối thủ lớn nhất của Riyadh trong thế giới Hồi giáo là Iran.

Các bước đi của Saudi Arabia được cho là đang đem lại tác dụng đáng kể. Báo Times of Israel tuần trước cho hay, Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược của Israel, Ron Dermer, đang gửi đi tín hiệu rằng nước này có thể để ngỏ khả năng chấp nhận yêu cầu của Saudi Arabia về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân dân sự, như một phần của thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Riyadh và Tel-Aviv do Mỹ làm trung gian.

Ván bài điện hạt nhân và thông điệp của Saudi Arabia - Hình 4
Mái vòm của nhà máy điện hạt nhân được Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) lắp đặt tại tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: SCMP

Bộ trưởng Dermer, vốn được xem như nhân vật thân tín với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài PBS sau đó cũng đã rút ra sự khác biệt giữa việc theo đuổi năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và vũ khí hạt nhân. “Các quốc gia trong khu vực có thể có năng lượng hạt nhân dân sự. Đó là một câu chuyện khác với chương trình vũ khí hạt nhân”, ông Dermer nói, đồng thời lập luận rằng Saudi Arabia có thể tìm đến Trung Quốc hoặc Pháp để xây dựng chương trình hạt nhân và do đó sẽ tốt hơn nếu việc này có sự tham gia của Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Israel.

Dù tuyên bố của ông Dermer đã bị lãnh đạo phe đối lập ở Israel, Yair Lapid phê phán và Văn phòng Thủ tướng Netanyahu phải ra thông cáo làm rõ rằng “Bộ trưởng Dermer nói Israel không đồng ý với chương trình hạt nhân của bất kỳ quốc gia láng giềng nào” thì vẫn có thể thấy, cả Mỹ và Israel đều đang phải cân nhắc khi Saudi Arabia cho thấy họ sẵn sàng bắt tay với các đối tác khác.

Do đó, Nhà Trắng dù vẫn lo ngại về vấn đề phổ biến hạt nhân ở Trung Đông nhưng cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp liên quan đến yêu cầu của Saudi Arabia. Tuần trước, Jake Sullivan – Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden nói với các phóng viên rằng có thể sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể để đàm phán tất cả các chi tiết phức tạp của vấn đề hợp tác hạt nhân với Saudi Arabia. “Vẫn có nhiều cách giải quyết tất cả các yếu tố của những cuộc thảo luận đó và chúng khá mang tính kỹ thuật”, ông Sullivan cho biết.

Một quyết định lịch sử của BRICS

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên mới vào khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Đây là lần thứ hai khối này mở rộng sau 14 năm thành lập. Quyết định lịch sử này được đánh giá là sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới và cũng là cơ hội lớn cho Nga trong bối cảnh bị cô lập hiện nay.

"Hổ mọc thêm cánh"

Sức mạnh kinh tế và chính trị của BRICS sẽ được tăng cường sau khi 6 quốc gia nêu trên trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024. Điều này có nghĩa là BRICS sẽ đại diện cho 47% dân số thế giới và 36% nền kinh tế toàn cầu. Thật vậy, bất chấp sự đa dạng của mình, BRICS sau khi được mở rộng sẽ có ảnh hưởng kinh tế "đáng gờm" hơn, với 6 trong số 10 quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới là thành viên.

Một quyết định lịch sử của BRICS - Hình 1
Các nhà lãnh đạo BRICS. Ảnh: Reuters

Ông Gustavo de Carvalho, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi cho biết, việc kết nạp các quốc gia giàu dầu mỏ như Saudi Arabia, UAE và Iran phù hợp với ý tưởng sử dụng đồng nội tệ.

"Việc kết nạp 3 quốc gia xuất khẩu mạnh các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng sẽ mang lại khả năng thanh khoản tiềm năng cho các thành viên BRICS", ông De Carvalho nói và cho biết, hiện tại, các quốc gia này đang chuyển hướng xuất khẩu dầu sang Đông Á và Ấn Độ vì Mỹ không còn là khách hàng tiềm năng nữa.

Theo nhà nghiên cứu này, việc kết nạp Ai Cập không chỉ đưa một quốc gia Trung Đông khác gia nhập khối, mà nước này còn là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU) và nền kinh tế lớn thứ 2 ở châu Phi. Ông De Carvalho cũng lưu ý, Ai Cập là đối tác thương mại quan trọng của Nga và Trung Quốc, có kênh đào Suez chiến lược.

Bên cạnh đó, ông nhận định Iran rất quan trọng đối với Moscow, vì nước này có thể giúp tạo ra hành lang Bắc - Nam cho phép Nga - nước xuất khẩu ngũ cốc và dầu mỏ lớn - vận chuyển hàng hóa qua Vịnh Ba Tư đến châu Á và châu Phi, mà không cần đi qua Biển Đen hay Bắc Âu. Về Argentina, theo vị chuyên gia, đây là quốc gia có thu nhập trung bình khá cao.

Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng do đồng nội tệ mất giá trong những năm gần đây. Ông cũng cho biết, Ethiopia có dân số đông và nền kinh tế đang phát triển, đồng thời với vị trí chiến lược ở vùng Sừng châu Phi và là trụ sở của AU, quốc gia này có tầm ảnh hưởng lớn trong các vấn đề khu vực. Nhà phân tích địa kinh tế Aly-Khan Satchu nhận định, những thành viên mới "nặng ký" của BRICS bao gồm Iran, Saudi Arabia và UAE.

Ông cho biết, Saudi Arabia và UAE có ngân sách dồi dào và có thể đóng vai trò như nước cho vay khi một thành viên rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Đối với Argentina, ông Satchu bình luận quốc gia này đã "gõ cửa" BRICS và điều quan trọng là phải đưa một quốc gia Mỹ Latinh vào khối dựa trên "quan điểm cân bằng lục địa". Nhà phân tích này cũng nói thêm rằng, Ai Cập và Ethiopia là những nước có thế mạnh về nhân khẩu học ở châu Phi. Việc kết nạp hai quốc gia này vào BRICS cũng là cách đảm bảo các dự án của khối trong tương lai.

Quyết định mở rộng của BRICS được cho là một chiến thắng của Trung Quốc và Nga. Người đứng đầu Chương trình Châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Ryan Berg nhận định: "Đối với Trung Quốc, nó cho phép họ tiếp tục xây dựng những gì họ hy vọng là một trật tự lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Đối với Nga, nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm tới, họ coi đây là một cơ hội to lớn trong thời điểm bị cô lập đáng kể hiện nay". Ngoài việc ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây, BRICS cũng mang lại một động lực khác cho Nga khi khối này đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Đừng đợi G7

BRICS được cho là đối trọng của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O'Neill - cựu Thư ký Thương mại Bộ Tài chính Anh được gọi là "cha đẻ" của BRICS, G7 ngày càng trở nên không phù hợp trong một thế giới có nhiều cường quốc mới nổi. Quả thực, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ đã tìm cách nâng cao vai trò của G7, gieo kỳ vọng lên một số thành viên trong "câu lạc bộ" này về tầm ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, thực tế, từng thành viên G7 vẫn đang phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề nan giải, xuất phát từ chỉ một vấn đề trọng tâm - "phần đóng góp" của họ trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng giảm. Nhật Bản và Italy gần như không đạt mức tăng trưởng nào trong 20 năm qua. Đức cũng không phát triển tốt lắm. Vương quốc Anh cũng vậy, hầu như không tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, G7 hiện là câu lạc bộ ngày càng bị Mỹ thống trị về mặt kinh tế.

Chắc chắn, khi nói đến các vấn đề toàn cầu - có thể là thách thức kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm hay bất kỳ mối quan tâm thực sự toàn cầu nào khác - riêng G7 không thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề này.

Không phải G7, những gì chúng ta đã và đang thấy trong thời gian qua là những nỗ lực chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong cuộc khủng hoảng tài chính vì trong nhóm bao gồm cả các thành viên BRICS và toàn bộ G7, để từ đó tạo nên một trung tâm hoạch định chính sách toàn cầu.

Trước những thách thức địa chính trị như hiện nay, khi ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi ngày càng lớn mạnh hơn, dường như không thể tránh khỏi vấn đề tiếng nói của họ có "sức nặng hơn" trong các vấn đề toàn cầu, bất chấp một số thách thức địa chính trị đi kèm.

Các nền kinh tế mới nổi cũng có đầy đủ tiềm năng để duy trì vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, cả hiện tại và tương lai. Bằng chứng là, hiện tại, Trung Quốc giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt danh nghĩa và lớn nhất về sức mua tương đương (PPP).

Trong vài năm tới, Ấn Độ sẵn sàng thách thức Đức để giành vị trí lớn thứ tư, sau khi vượt qua Pháp và Anh. Quỹ đạo tăng trưởng kết hợp của Trung Quốc và Ấn Độ có tác động đáng kể nhất đến GDP toàn cầu. Trong khi đó, một số nền kinh tế mới nổi khác cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam - đang nổi lên ở châu Á. Ở Mỹ Latinh, Mexico và châu Phi, mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn đáng kể nhưng các quốc gia như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập đang dần thể hiện tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Jim O'Neill, hiện trong số 5 quốc gia BRICS, có 3 quốc gia không thể hiện được hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong hơn một thập niên qua. Nhưng vận mệnh của họ sẽ thay đổi nếu họ bắt tay vào những cải cách kinh tế đáng kể, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và những biến động ở bên ngoài. Trong khi đó, dù gặp khá nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế, nhưng Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chứcÔng Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chức
20:39:03 11/01/2025
AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?
22:19:55 11/01/2025
Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?
16:17:08 12/01/2025
Đám cháy lớn ở California đổi hướng, thêm nhiều khu vực phải sơ tánĐám cháy lớn ở California đổi hướng, thêm nhiều khu vực phải sơ tán
04:33:56 12/01/2025
Khu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừngKhu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừng
21:26:55 12/01/2025
Gió đổi chiều, thảm họa cháy rừng California lan rộngGió đổi chiều, thảm họa cháy rừng California lan rộng
09:14:59 12/01/2025
Đòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổĐòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổ
21:29:50 11/01/2025
Cơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk YeolCơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk Yeol
11:46:04 12/01/2025

Tin đang nóng

Ô tô Mercedes chở nhiều người lao xuống biển Nha TrangÔ tô Mercedes chở nhiều người lao xuống biển Nha Trang
10:52:01 13/01/2025
Dàn couple hot đổ bộ WeChoice 2024: Vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương và nhà Đăng Khôi tình tứ, 1 cặp sắp cưới lần đầu lộ diện chungDàn couple hot đổ bộ WeChoice 2024: Vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương và nhà Đăng Khôi tình tứ, 1 cặp sắp cưới lần đầu lộ diện chung
12:56:28 13/01/2025
Hình ảnh một vị trưởng thôn trên thảm đỏ WeChoice Awards bỗng "bùng nổ" cõi mạng, chuyện gì xảy ra?Hình ảnh một vị trưởng thôn trên thảm đỏ WeChoice Awards bỗng "bùng nổ" cõi mạng, chuyện gì xảy ra?
12:32:55 13/01/2025
HOT: Song Hye Kyo úp mở về vụ ly hôn với Song Joong Ki bằng 1 câu bóng gió?HOT: Song Hye Kyo úp mở về vụ ly hôn với Song Joong Ki bằng 1 câu bóng gió?
13:21:58 13/01/2025
Lê Dương Bảo Lâm rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trên sóng WeChoice Awards 2024, tuyên bố block Châu Bùi: Chuyện gì đây?Lê Dương Bảo Lâm rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trên sóng WeChoice Awards 2024, tuyên bố block Châu Bùi: Chuyện gì đây?
13:18:35 13/01/2025
Việt Nam thắng lớn, giành 17 huy chương Olympic Hóa học châu Á 2025Việt Nam thắng lớn, giành 17 huy chương Olympic Hóa học châu Á 2025
10:06:52 13/01/2025
Châu Tuyết Vân, Thanh Thảo gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côiChâu Tuyết Vân, Thanh Thảo gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côi
10:29:51 13/01/2025
SOOBIN lập kỷ lục với cú ăn 6 lịch sử WeChoice, "flex" cực mạnh với "chiếc túi ba gang" đầy cúpSOOBIN lập kỷ lục với cú ăn 6 lịch sử WeChoice, "flex" cực mạnh với "chiếc túi ba gang" đầy cúp
10:56:02 13/01/2025

Tin mới nhất

Thách thức và cơ hội của Nga trong cuộc đua khai thác đất hiếm

Thách thức và cơ hội của Nga trong cuộc đua khai thác đất hiếm

15:30:43 13/01/2025
Tuy nhiên, Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển ngành đất hiếm. Một trong những khó khăn lớn là khôi phục chuỗi cung ứng bị gián đoạn khi các nhà máy chế biến lớn của Liên Xô giờ đây không còn hoạt động.
Tai nạn xe buýt nghiêm trọng ở Libya khiến 23 người tử vong

Tai nạn xe buýt nghiêm trọng ở Libya khiến 23 người tử vong

15:21:44 13/01/2025
Trên mạng xã hội Facebook, Bộ trưởng Y tế Libya Nour El Din Doghman đã kêu gọi công chúng tuân thủ các quy tắc cũng như hướng dẫn giao thông để bảo vệ tính mạng và đảm bảo an toàn.
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua

Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua

15:19:05 13/01/2025
Ở mức định giá thấp, ông đã điều chỉnh giá mua Quần đảo Virgin theo mức tăng trưởng gấp 500 lần của GDP của Đan Mạch kể từ năm 1917. Điều đó ngụ ý mức giá của Greenland là 12,5 tỷ USD.
Cải trang thành lính cứu hỏa để 'hôi của' tại khu vực cháy rừng ở Mỹ

Cải trang thành lính cứu hỏa để 'hôi của' tại khu vực cháy rừng ở Mỹ

15:13:26 13/01/2025
Tên cướp này nằm trong nhóm hơn 20 đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ tại khu vực Los Angeles, nơi nhiều người dân buộc phải sơ tán và rời bỏ nhà cửa do cháy rừng nguy hiểm.
Hamas lạc quan về triển vọng đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Hamas lạc quan về triển vọng đàm phán ngừng bắn ở Gaza

15:07:22 13/01/2025
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc điện đàm, Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các bước đang được tiến hành để đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt giao tranh tại Gaza và giải cứu những con tin còn lại ở đó.
Azerbaijan dừng cung cấp khí đốt cho Serbia và Bulgaria

Azerbaijan dừng cung cấp khí đốt cho Serbia và Bulgaria

15:02:13 13/01/2025
Bulgargaz cho biết việc gián đoạn không gây ra chi phí bổ sung hoặc ảnh hưởng đến thị trường khí đốt trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Saudi Arabia kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Syria

Saudi Arabia kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Syria

14:57:36 13/01/2025
Trong một thông điệp được công bố với giới truyền thông, Saudi Arabia khẳng định sự ủng hộ của mình đối với người dân Syria cũng như những lựa chọn của họ tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử Syria.
Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada

Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada

14:48:47 13/01/2025
Ngoài những nỗ lực của bản thân công ty trong việc kết nối hàng hóa Việt Nam vào Canada và ngược lại trong tương lai, Renso Foods cũng nhận được sự trợ giúp rất chu đáo của Thương vụ Việt Nam tại Canada.
Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc về phát triển AGI

Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc về phát triển AGI

14:30:15 13/01/2025
Trước sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, Mỹ đang xem xét một sáng kiến lớn nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI).
Đang bị luận tội, Tổng thống Yoon Suk Yeol đăng bài viết đề cập vấn đề ít người ngờ đến

Đang bị luận tội, Tổng thống Yoon Suk Yeol đăng bài viết đề cập vấn đề ít người ngờ đến

14:13:23 13/01/2025
Theo luật pháp Hàn Quốc, nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol không tới phiên điều trần ngày 14/1, tòa án sẽ phải kết thúc phiên họp và triệu tập lại vào ngày 16/1, sau đó có thể tiến hành thủ tục ngay cả khi ông Yoon vắng mặt.
Ukraine ra điều kiện trả tự do cho 2 lính Triều Tiên bị bắt ở Kursk

Ukraine ra điều kiện trả tự do cho 2 lính Triều Tiên bị bắt ở Kursk

14:09:03 13/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội nước này đang bắt giữ 2 binh sĩ Triều Tiên ở vùng Kursk của Nga và sẵn sàng trả tự do cho các quân nhân đó.
Ukraine muốn giúp Mỹ dập cháy rừng ở California

Ukraine muốn giúp Mỹ dập cháy rừng ở California

14:08:45 13/01/2025
Ông Trump từng nói rằng ông muốn kết thúc cuộc chiến Nga - Ukraine và hoài nghi về giá trị của viện trợ cho Ukraine cũng như cam kết của Mỹ đối với NATO.

Có thể bạn quan tâm

Đinh Vũ Hề "vạ miệng" trên MXH, "mắng" Ngu Thư Hân, Fan lao vào combat

Đinh Vũ Hề "vạ miệng" trên MXH, "mắng" Ngu Thư Hân, Fan lao vào combat

Sao châu á

16:06:54 13/01/2025
Mới đây, động thái của Đinh Vũ Hề trên mạng đã khiến fan couple Lương Mộ Diệu Kỳ lao vào combat nhau. Nhiều người đồn đoán rằng nam diễn viên đang tỏ ra xa cách, sợ hãi bạn diễn Ngu Thư Hân.
Thu giữ kiếm của người đàn ông đi Mercedes 'dọa' nhân viên ở Nha Trang

Thu giữ kiếm của người đàn ông đi Mercedes 'dọa' nhân viên ở Nha Trang

Pháp luật

15:17:08 13/01/2025
Hôm nay (13/1), Công an TP Nha Trang đã làm việc, thu giữ cây kiếm được của ông B.T.B (53 tuổi) - người có hành động hăm dọa nhân viên Công ty cổ phần môi trường đô thị Nha Trang.
5 Chị Đẹp gây choáng với bản mashup chưa từng có trên sân khấu WeChoice, thần thái chấn động 10 điểm không nhưng!

5 Chị Đẹp gây choáng với bản mashup chưa từng có trên sân khấu WeChoice, thần thái chấn động 10 điểm không nhưng!

Nhạc việt

15:16:30 13/01/2025
Sau hàng loạt tiết mục ấn tượng, sân khấu Gala WeChoice Awards càng thêm bùng nổ với sự xuất hiện của dàn 5 Chị Đẹp: Minh Hằng - Dương Hoàng Yến - Ái Phương - Xuân Nghi - Hoàng Yến Chibi.
Hoài Lâm nêu lý do chưa muốn đi hát trở lại

Hoài Lâm nêu lý do chưa muốn đi hát trở lại

Sao việt

15:00:06 13/01/2025
Ca sỹ Hoài Lâm tiếp tục khiến người hâm mộ hoang mang vì có lịch diễn tối 16/1 nhưng lại thổ lộ trên trang cá nhân lý do anh chưa muốn đi hát trở lại.
Xuất hiện thêm 1 clip loạt nam sinh gục đầu khóc lóc gây sốt, chuyên gia nói: Vô giá trị, như mưa rơi trên mặt kính

Xuất hiện thêm 1 clip loạt nam sinh gục đầu khóc lóc gây sốt, chuyên gia nói: Vô giá trị, như mưa rơi trên mặt kính

Netizen

14:55:43 13/01/2025
Mới đây, một clip ghi lại cảnh một chuyên gia tâm lý đang miệt mài giáo huấn nhiều nam sinh gây sốt. Theo nhiều người, đây là những trường hợp được gia đình gửi đến trung tâm để mong thức tỉnh , rời xa con đường cờ bạc.
Ô tô tông liên hoàn hơn 10 xe, lao vào chung cư ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Ô tô tông liên hoàn hơn 10 xe, lao vào chung cư ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

14:49:50 13/01/2025
Ô tô 4 chỗ chạy trên đường Hoàng Văn Thụ hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất về khu trung tâm TPHCM bất ngờ mất lái, tông hơn 10 xe rồi lao vào khuôn viên chung cư ở quận Phú Nhuận.
Hé lộ kịch bản Táo Quân 2025, không có Nam Tào - Bắc Đẩu?

Hé lộ kịch bản Táo Quân 2025, không có Nam Tào - Bắc Đẩu?

Tv show

14:39:04 13/01/2025
Hình ảnh kịch bản Táo Quân 2025 gây xôn xao với bảng phân vai không có 2 nhân vật Nam Tào - Bắc Đẩu, NSND Xuân Bắc và NSND Công Lý cũng không tham gia chương trình.
Ngày ra tòa ly hôn, con trai bất ngờ gửi một tin nhắn khiến tôi bật khóc

Ngày ra tòa ly hôn, con trai bất ngờ gửi một tin nhắn khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

14:34:35 13/01/2025
Tôi nhìn căn phòng nhỏ mình vừa thuê, không biết nên sắp đặt mọi thứ từ đâu. Đúng lúc đó, điện thoại báo tin nhắn của con trai tôi gửi đến.
Bị tai biến nặng khi đi làm đẹp cuối năm: Coi chừng mù mắt, biến dạng mặt

Bị tai biến nặng khi đi làm đẹp cuối năm: Coi chừng mù mắt, biến dạng mặt

Sức khỏe

14:18:04 13/01/2025
Bác sĩ cảnh báo, đã có những trường hợp đi làm đẹp ở cơ sở trôi nổi bị tai biến nặng, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như sẹo, biến dạng khuôn mặt, thậm chí mù mắt.
Cách tạo lớp nền hoàn hảo trong thời tiết hanh khô

Cách tạo lớp nền hoàn hảo trong thời tiết hanh khô

Làm đẹp

14:17:52 13/01/2025
Trong thời tiết hanh khô, nên lựa chọn loại kem nền có kết cấu lỏng, cung cấp đủ ẩm. Một số loại kem nền có độ che phủ cao thường có kết cấu khá đặc, dễ làm da khô, thậm chí là mốc.
Ấn Độ mở màn lễ hội lớn nhất hành tinh

Ấn Độ mở màn lễ hội lớn nhất hành tinh

13:59:23 13/01/2025
Lễ hội linh thiêng Kumbh Mela được tổ chức 3 năm một lần. Mahakumbh Mela thu hút số lượng tín đồ lớn nhất và được cho là mang lại cho người tham gia những lợi ích về tinh thần. Họ cảm thấy như được xá tội và cứu rỗi khỏi vòng luân hồi s...