Vai trò mới, thách thức mới
Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte nhiều khả năng sẽ thay thế ông Jens Stoltenberg giữ ghế Tổng Thư ký NATO sau khi ứng cử viên cạnh tranh cuối cùng là Tổng thống Romania Klaus Iohannis tuyên bố rút lui.
Tuy nhiên, ông Mark Rutte dự kiến sẽ không có nhiều thời gian dành cho “trăng mật” khi chuyển đến văn phòng của NATO.
Trong thông cáo đưa ra hôm 20/6 (giờ địa phương), Hội đồng Quốc phòng Tối cao Romania cho biết, Tổng thống Klaus Iohannis đã quyết định rút lui khỏi cuộc chạy tranh đua cho chức vụ Tổng Thư ký NATO nhiệm kỳ mới và dành sự ủng hộ cho ứng cử viên duy nhất còn lại là Thủ tướng Mark Rutte. Động thái này gần như đồng nghĩa với việc ông Mark Rutte sẽ là người kế nhiệm của ông Jens Stoltenberg. Trong nhiều tháng trời, Thủ tướng Mark Rutte tiến hành một chiến dịch kín đáo để nhận được ủng hộ từ lãnh đạo nhiều quốc gia, vốn là những chính khách ông đã quen biết trong nhiều năm. Ông vốn là người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, do đó nhanh chóng được Mỹ chấp nhận. Tiếp đó, phần lớn các thành viên NATO cũng có động thái tương tự.
Trong trường hợp Hungary, hồi đầu tuần qua, ông đã vận động được sự ủng hộ của người đồng cấp Viktor Orban sau khi đảm bảo nếu được bầu làm Tổng Thư ký NATO, Budapest sẽ không bị buộc phải tham gia các hoạt động nếu có của NATO tại Ukraine trong tương lai. Việc bầu chọn Tổng Thư ký NATO mới dự kiến sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của liên minh quân sự này diễn ra từ ngày 9-11/7 tới tại Thủ đô Washington D.C, Mỹ. Sau đó, tân Tổng Thư ký sẽ thay thế người tiền nhiệm vào ngày 2/10 trong nhiệm kỳ 5 năm. Nếu được bầu, ông Mark Rutte sẽ là người Hà Lan thứ 4 nắm giữ chức vụ cao nhất của NATO. Tổng Thư ký NATO đương nhiệm Jens Stoltenberg từng 4 lần được gia hạn và đã bày tỏ nguyện vọng được rút lui khỏi vị trí này từ năm 2023.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (phải) và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Các nhà phân tích địa bàn nhận định, trang tiếp theo trong sự nghiệp chính trị của ông Mark Rutte sẽ không phải là con đường trải thảm hoa hồng. Thứ nhất, chỉ 4 tuần sau khi ông bắt đầu công việc mới, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo. Và một trong 2 ứng cử viên chính là cựu Tổng thống Donald Trump. Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã cảnh cáo rằng, nếu trở lại Nhà Trắng, ông sẽ cắt viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine.
Video đang HOT
Trong trường hợp kịch bản này trở thành sự thật, nó có thể giáng đòn mạnh vào uy tín của NATO trong hỗ trợ Ukraine, vì Mỹ cho đến nay là nhà tài trợ quân sự lớn nhất cho Kiev. Viễn cảnh ông Donald Trump tái đắc cử cũng có thể làm hỏng kế hoạch của NATO nhằm chuẩn bị cho Ukraine trở thành thành viên trong tương lai. Hồi năm ngoái, NATO đã cam kết rằng, họ có thể mời Ukraine gia nhập khối quân sự khi các thành viên đồng ý và đáp ứng một số điều kiện. Tuy nhiên, xét theo cái nhìn của ông Donald Trump về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cam kết đó có nguy cơ lung lay.
Thứ hai, ngay khi ông Mark Rutte nhậm chức mới ở NATO, Ukraine sẽ đề nghị ông giúp đỡ khi mùa Đông đến gần. Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường tấn công các nhà máy nhiệt điện và đập nước của Ukraine. Đây là những cơ sở hạ tầng phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới có thể sửa chữa hoàn toàn. Trong mùa Đông đầu tiên của xung đột Nga – Ukraine, Moskva đã tấn công lưới điện của Kiev.
Tổng Thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết, mấu chốt nằm ở việc nhiều hệ thống phòng không hơn sẽ bảo vệ các nhà cung cấp năng lượng Ukraine đồng che chở cho các công nhân sửa chữa những cơ sở bị hư hỏng. Các quốc gia thành viên NATO cũng đang tìm cách gửi, hoặc trong trường hợp của Hà Lan là xây dựng hệ thống phòng không. Nhưng châu Âu không có nhiều hệ thống phòng không để chuyển cho Ukraine, trong khi đó, xúc tiến tại Mỹ lại bị trì hoãn tại Quốc hội.
Thách thức tiếp theo mà tân Tổng Thư ký NATO phải đối mặt là việc thuyết phục các thành viên trong khối đạt mục tiêu chi tiêu. NATO gần đây đã ghi nhận số lượng kỷ lục các thành viên đạt mục tiêu dành 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng. Tổng Thư ký Jens Stoltenberg hồi tuần trước xác nhận, 23 thành viên trong khối đã đạt mục tiêu này. Hà Lan cũng vượt ngưỡng 2% GDP trong năm nay sau nhiều năm thiếu hụt. Nhưng điều này có nghĩa là 1/3 thành viên NATO vẫn chưa đạt được mục tiêu, mặc dù đã đưa ra cam kết đó 10 năm trước tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014. Các quốc gia Nam Âu nằm trong số những nước vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Tại Italy, ước tính năm 2024 sẽ giảm nhẹ so với mức vốn đã thấp là 1,5% của năm 2023. Tây Ban Nha sẽ chỉ chi 1,28% trong năm nay, trong khi nước láng giềng Bồ Đào Nha cam kết 1,55%.
Và thách thức cuối cùng là việc các quốc gia giáp biên giới Nga không phải là những “người hâm mộ” lớn nhất của ông Mark Rutte. Họ tức giận về việc Hà Lan chi tiêu quốc phòng thấp và đặc biệt không bằng lòng khi vai trò hàng đầu tại NATO luôn thuộc về các quốc gia phương Tây hoặc Bắc Âu, mặc dù các quốc gia ở sườn Đông đã tham gia liên minh quân sự này được 1/4 thế kỷ.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã không tham gia cuộc đua giành ghế Tổng Thư ký NATO sau khi nhận thông báo rằng các quốc gia như Mỹ, Pháp và Đức sẽ không ủng hộ bà. Họ lo ngại rằng, việc bổ nhiệm bà Kaja Kallas sẽ khiến Nga coi là hành động leo thang thù địch bởi Nga và Estonia là hai láng giềng. Hiện, bà Kaja Kallas là ứng cử viên hàng đầu thay thế cho vị trí đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại của ông Josep Borrell.
Các quốc gia ở sườn Đông giờ đây có thể sẽ yêu cầu đưa đại diện của họ vào vị trí ở cấp thứ hai của NATO là Phó Tổng Thư ký và các chức vụ trợ lý Tổng Thư ký. Trong khi Phó Tổng Thư ký NATO sắp mãn nhiệm là người Romania, tất cả 7 trợ lý Tổng Thư ký đều đến từ các quốc gia phương Tây, hai từ Mỹ, một từ Đức, Hà Lan, Anh, Italy và Pháp. Quả thực, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Mark Rutte với tư cách người đứng đầu NATO là chỉ định cấp phó, và sẽ có áp lực buộc ông phải bổ nhiệm một cá nhân từ quốc gia ở sườn Đông.
Lộ diện ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo NATO
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiều khả năng sẽ trở thành người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kế nhiệm ông Jens Stoltenberg, đài truyền hình quốc gia Hà Lan NOS đưa tin ngày 18/6, sau khi các thành viên Hungary và Slovakia ủng hộ ông.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte là ứng viên sáng giá cho vị trí Tổng thư ký NATO. Ảnh Getty Images.
Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Washington, ông Stoltenberg không xác nhận, cũng không phủ nhận thông tin này.
"Với thông báo của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, tôi nghĩ rõ ràng là chúng tôi đã tiến rất gần đến kết luận chọn ra tổng thư ký tiếp theo và tôi nghĩ đó là tin tốt", ông Stoltenberg cho biết, đồng thời, khen ngợi ông Rutte.
"Tôi nghĩ ông Mark là một ứng cử viên rất mạnh. Ông ấy có nhiều kinh nghiệm làm thủ tướng. Ông ấy là một người bạn thân và đồng nghiệp và do đó tôi thực sự tin rằng liên minh sẽ sớm quyết định người kế nhiệm tôi. Và điều đó sẽ tốt cho tất cả chúng ta, cho NATO và cho cả tôi nữa", Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Tổng thư ký tiếp theo của NATO sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì sự hỗ trợ của các đồng minh cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đồng thời đề phòng mọi sự leo thang có thể lôi kéo liên minh quân sự trực tiếp vào cuộc chiến này.
Trong hai năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự toàn diện tại Ukraine, ông Rutte là một trong người tiên phong thúc đẩy sự hỗ trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine.
Dưới sự lãnh đạo gần đây của ông, Hà Lan đã tăng cường chi tiêu quốc phòng trên ngưỡng 2% GDP mà các thành viên NATO yêu cầu, cung cấp máy bay chiến đấu F-16, pháo, máy bay không người lái và đạn dược cho Kiev cũng như đầu tư mạnh vào quân đội của mình.
Vài giờ trước báo cáo của NOS, Hungary và Slovakia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ứng cử ông Rutte, giải quyết một trở ngại quan trọng trên con đường đảm nhận vị trí lãnh đạo NATO của ông.
NATO đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận nên bất kỳ ứng cử viên nào cũng cần có sự ủng hộ của tất cả 32 đồng minh. Chỉ có Romania, nơi Tổng thống Klaus Iohannis cũng đang tranh cử, vẫn chính thức phản đối việc ông Rutte ra ứng cử.
Politico: Tất cả thành viên NATO nhất trí ông Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo Tờ Politico đưa tin 32 quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí đề cử Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo của liên minh, thay thế ông Jens Stoltenberg. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phát biểu tại cuộc họp báo ở Amsterdam ngày 12/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN "Ông...