Vai trò của DHA với cơ thể trẻ
DHA là tên viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo không no cần thiết thuộc nhóm omega-3. Khi phân tích cấu trúc của não, các nhà khoa học thấy nó nằm trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh, họ gọi DHA là “gạch xây cho não người”.
DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) của não và trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt). DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.
Nhu cầu DHA bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, khi mang thai các bà mẹ cần ăn nhiều cá (cá ba sa, cá ngừ, cá thu và dầu thực vật), nguồn omega-3 thiên nhiên quan trọng giúp đưa DHA vào bào thai. Khi chào đời, nguồn DHA trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt.
Hàm lượng đúng DHA là bao nhiêu?
Với trẻ từ 0-24 tháng, FAO/WHO xem DHA là một axit béo thiết yếu có điều kiện vì trong giai đoạn này não trẻ phát triển rất nhanh và DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não và võng mạc.
Đối với trẻ trên 2 tuổi cũng như người trưởng thành, FAO/WHO tin rằng trẻ sẽ phát triển tốt khi cung cấp đủ DHA theo khuyến cáo nhằm giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu), đây là các nguyên nhân chính gây vữa xơ động mạnh – căn nguyên của bệnh nhồi máu cơ tim.
FAO/WHO khuyến cáo bổ sung DHA theo hàm lượng khoảng 17mg/100kcal và ARA là khoảng 34mg/100kcal ở trẻ nhũ nhi (0-12 tháng) và từ 75mg/ ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi) sẽ giúp trẻ có sự phát triển trí não và thị lực tốt hơn, điểm số MDI cao hơn, và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng tốt hơn so với nhóm không được bổ sung DHA và ARA.
Video đang HOT
Nên bổ sung DHA như thế nào?
Acid béo Omega-3 được coi là “mẹ đẻ” của DHA. Bởi acid béo omega-3 chính là tiền chất của DHA và EPA. Trong cơ thể, EPA được xem là acid béo thiết yếu sẽ chuyển hoá thành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien. Còn DHA là acid béo quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trí não. Từ các công trình nghiên cứu các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng thực phẩm giàu acid omega -3 và DHA.
Trong nghiên cứu về sự sản sinh DHA, các nhà khoa học phân thành 2 dạng DHA nội sinh và ngoại sinh. DHA nội sinh là hình thức cơ thể tự sản sinh ra DHA.DHA ngoại sinh là DHA được trực tiếp đưa vào cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu hàm lượng DHA (dầu cá, cá thu….) hay tiền chất DHA trong sữa công thức để cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh để tổng hợp hàm lượng DHA, ARA đáp ứng như cầu phát triển riêng có của mình.
Physiolac là sữa lựa chọn hình thức chỉ đưa vào sữa các tiền chất để khi vào cơ thể các chất này sẽ để cơ thể tự sinh ra DHA. Các tiền chất sinh ra DHA có trong sữa Physiolac gồm: Các chất béo 100% có nguồn gốc thực vật, với các axit béo không no như ALA (axit alpha linoleic) và AA (axit linolenic) là tiền chất tổng hợp các omega 3, omega 6 như axit Docosahexaenoic (DHA), axit Eicosapentaenoic (EPA), axit Arachidonic (ARA). Trong đó ALA (axit alpha linoleic) là tiền chất tổng hợp Docosahexaenoic (DHA) và axit Eicosapentaenoic (EPA). Còn AA (axit linolenic) là tiền chất tổng hợp axit Arachidonic (ARA).
Thông tin do Physiolac cung cấp
Theo Dân trí
"Điều khiển" cảm xúc bằng thực phẩm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Elaine Magee (Mỹ), thực phẩm có tác động mạnh tới tâm trạng và dưới đây là bí quyết để "điều khiển" cảm xúc bằng chế độ ăn.
Không tẩy chay tinh bột - đường
Mối liên quan giữa chất bột đường và tâm trạng là chất serotonin, chất điều tiết tâm trạng được sản sinh trong não dưới tác động của vitamin B.
Thực phẩm được cho là giúp tăng nồng độ serotonin bao gồm cá và các loại ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau ranh và quả đậu.
Bổ sung acid béo omega-3
Gầnđây các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng acid béo omega-3 có thể giúp bảo vệ con người khỏi chứng trầm cảm.
Các thực phẩm như cá béo, hạt lanh và quảóc chó có tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp cải thiện tâm trạng.
Đảm bảo bữa sáng cân bằng
Ăn sáng thường xuyên sẽ giúp cải thiện tâm trạng. Theo một số chuyên gia, một bữa sáng cân bằng có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và giúp bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý
Sau khi xem xét số liệu từ 4.641 phụ nữ độ tuổi từ 40 - 65, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe ở Seattle phát hiện thấy mối liên quan giữa béo phì, lối sống lười vận động với bệnh trầm cảm. Vì vậy hãy duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý để phòng ngừa bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng.
Đi bộđược xem là một nguồn cung cấp sức mạnh. Đi bộ dù chỉ 10 phút có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác buồn chán và xua tan mệt mỏi. Vì vậy hãy đi bộ khi bạn cảm thấy mệt mỏi thay vì tìm đến những món ngọt.
Một chế độ ăn lành mạnh mang lại cho bạn nguồn năng lượng tối ưu và tâm trạng thư thái. Vì vậy hãy kết hợp những gợi ý trên để đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh, nó không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Anh Khôi
Theo Health
Thai kỳ quyết định cuộc đời trẻ Khoa học lai lịch bào thai cho rằng bào thai là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với trẻ. Khoa học lai lịch bào thai cho thấy những trải nghiệm trước khi sinh tạo nên tương lai của chúng ta. Chúng ta có suy nghĩ rằng các phẩm chất cá nhân được hình thành từ gien di truyền và...