Vài nghìn đồng/kg chuối mà vẫn không ai mua, nông dân có nguy cơ thua lỗ hàng tỷ đồng
Hàng chục hecta với hàng vạn buồng chuối tây đến mùa thu hoạch nhưng không có người thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người trồng chuối có nguy cơ lỗ hàng tỷ đồng.
Trước đây, chuối tây Thái Lan được thu mua để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng từ Tết trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bênh khiên thi trương chuôi xuât khâu sang Trung Quôc giam manh. Cac lê hôi trong ca nươc tam dưng tô chưc va hoc sinh nghi học khiên lương chuôi tiêu thu nôi đia cung giam theo. Giá thấp, nhưng nhiều nông dân vân ngóng thương lái về thu mua, mong vớt vát được tiền công.
Người nông dân lòng như lửa đốt vì hàng vạn buồng chuối đến mùa thu hoạch không có người mua.
Anh Hà (trú tại xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết đầu năm 2019, dồn hết vốn liếng trong nhà và vay mượn thêm ngân hàng để trồng 6.000 gốc chuối tây trên mảnh đất gần 10 ha của mình, thế nhưng đến mùa thu hoạch lại không có người thu mua.
“Trước đây khu đất này toàn bộ là lau sậy mọc um tùm, bỏ hoang, mình thấy tiếc nên đấu thầu của xã để trồng chuối. Để có được vườn chuối như bây giờ, tôi phải mất rất nhiều tiền thuê nhân công khai hoang đất, triệt sậy và thuê máy múc tạo thành luống chống ngập cho chuối, sau đó về tận Hải Dương mua cây giống. Riêng tiền giống mất khoảng 80 triệu, tiền thuê máy móc, nhân công khoảng 130 triệu, tiền phân bón khoảng 60 triệu và rất nhiều chi phí khác…”, anh Hà phân tích.
Chuối thu hoạch xong nằm ngổn ngang vì không có người mua.
Theo anh Hà, để buồng chuối đẹp, ngoài khâu làm cỏ, bỏ phân, trông nom, anh còn phải chú ý thời gian bẻ bắp, go buồng và tỉa lá để lá không chạm vào buồng. “Tổng chi phí để hoàn thiện từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 80-90.000đ/gốc. Thế nhưng, từ Tết đến giờ thương lái họ trả rất rẻ, chỉ 3.000-4.000đ/kg, giảm 2/3 so với các năm khác. Với giá này thì lỗ nặng nhưng họ cũng thu mua nhỏ giọt, không được nhiều”.
Điêu đứng vì không tìm được đầu ra cho chuối, nhìn hàng nghìn buồng chuối đến kỳ thu hoạch mà không có người mua, anh Hà đã nhờ sự trợ giúp của anh em, bạn bè bán lẻ, nhưng cũng không được là bao.
Video đang HOT
Vì không thể bán với số lượng lớn nên một số người huy động anh em bạn bè bán lẻ với giá “giải cứu”.
“Hiện tại, giá chuối chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái do không xuất khẩu được, phía đối tác Trung Quốc đồng loạt thông báo ngưng nhập khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, học sinh, sinh viên nghỉ học nên lượng chuối tiêu thụ cho các bếp ăn tập thể cũng không có. Bán lẻ thì khó mà biết bao giờ mới hết 6.000 buồng chuối?”, anh Hà thở dài.
Hơn 10 năm trồng chuối Tây, anh Trường (quê ở Vĩnh Phúc) cho biết năm nay là năm thứ 4 anh thuê đất trồng chuối tại Phú Thọ, cũng là năm khó khăn nhất từ trước đến giờ. “Năm ngoái, nước sông lên cao, ngập trắng nên chuối chết hơn 2/3. Trồng hơn 40.000 gốc chuối mới cho thu hoạch được 10.000 buồng, thương lái trả giá 12.000đ-13.000đ/kg, họ chờ sẵn ở bờ ruộng mà không có chuối bán. Năm nay, mấy anh em tôi rủ nhau dồn hơn 6 tỷ tiền vốn để trồng 60.000 gốc chuối, giờ thì không bán được. Cứ đà này thì chúng tôi sẽ thiệt hại từ 2-3 tỷ đồng”, anh Trường cho biết.
Mỗi buồng chuối từ 10-12 nải, nặng từ 20-25kg được rao bán lẻ với giá 150.000đ để thu hồi vốn.
Theo anh Trường, nếu như năm trước không có chuối mà bán thì năm nay lại không có ai mua. “Họ thu mua rất rẻ, chỉ vài nghìn/kg. Vơi mưc gia nay, môi cây chuôi tôi phai bu lô tư 10.000 – 15.000 đông, chưa kể cả năm công sức bỏ ra. Gia thâp nhưng thương lai đên thu mua cung rât it, cac điêm cân chuôi cung không thu gom sô lương lơn nưa. Nhiều hộ trồng chuối thu hoạch xong không biết bán cho ai, chất đống trong nhà và mang ra chơ ban le để thu được đồng nào hay đồng đó”.
Đứng nhìn vườn chuối chín cũng không cam tâm, anh Trường chủ động thuê xe lên cửa khẩu để bán sang Trung Quốc nhưng cũng không ăn thua vì chi phí quá lớn. “Để thu hoạch một xe chuối 20 tấn xuất sang Trung Quốc, tôi phải thuê mất 20 nhân công, chi phí cước xe cũng tăng do tắc biên, chờ đợi quá lâu ở cửa khẩu. Chuối lại là hàng hóa không để lâu được. Nếu cửa khẩu đông quá hoặc tắc biên thì chuối sẽ chín, khó bán hoặc bán với giá rẻ như cho, mà để chuối tại ruộng nó cũng chín”, anh Trường nói.
Trước thực trạng trên, người trồng chuối đang rất cần sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp để tìm đầu ra và gỡ khó cho người nông dân trong tình hình hiện nay.
Khánh An
Giá giảm, tiêu thụ hoa cũng giảm mạnh, người trồng hoa Đà Lạt lao đao
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tác động đến cuộc sống người dân, nhất là đối với những người trồng hoa ở Đà Lạt. Chưa khi nào người trồng hoa nơi đây phải đối mặt với tình trạng rớt giá kéo dài như hiện nay.
Hoa hồng được tập kết về một doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường
PV đã trực tiếp đến những vườn hoa quanh TP Đà Lạt. Tại làng hoa Vạn Thành (phường 5, TP Đà Lạt), ông Nguyễn Văn Hùng, một người có thâm niên hàng chục năm trồng hoa hồng, buồn bã đưa chúng tôi ra thăm trang trại trồng hoa rộng gần 1ha trong nhà kính và cho biết, chưa bao giờ người trồng hoa như ông lại lâm vào cảnh khó khăn kéo dài như hiện nay.
"Từ sau Tết cổ truyền 2020, dịch COVID-19 lan rộng, bùng phát toàn cầu, tác động đến mọi khía cạnh kinh tế xã hội, trong đó, những làng hoa ở Đà Lạt cũng không ngoại lệ. Giá các loại hoa, trong đó có hoa hồng giảm xuống chạm đáy. Ngay cả những đợt lễ lớn như Valentine (14/2) hay Quốc tế phụ nữ (8/3) vừa qua, giá các loại hoa hồng vẫn chưa bằng một nửa của những năm trước", ông Hùng nói.
Nông dân thu hoạch hoa ở Làng hoa Vạn Thành
Theo khảo sát của PV, thời điểm hiện nay, giá hoa hồng ở Đà Lạt tiếp tục xuống thấp, giá mua tại vườn chỉ từ 300 đến 500 đồng/bông, bằng 1/3 thời điểm chưa xảy ra đại dịch. Với tình trạng rớt giá như vậy, người trồng hoa hồng như ông Hùng phải chấp nhận thua lỗ vì phải gánh nhiều chi phí đầu tư như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước tưới, nhân công lao động...
Không riêng gì ông Hùng, không ít gia đình trồng hoa ở TP Đà Lạt cũng lâm vào cảnh khó khăn vì dịch bệnh.
Anh Đỗ Văn Ngọc (SN 1983), người trồng hoa cúc tại Đa Thiện (TP Đà Lạt) cho biết, vụ hoa cúc vừa rồi, gia đình anh đầu tư gần 40 triệu đồng trồng 2.000m2 trong nhà kính. Với giá bán thông thường như mọi năm, anh Ngọc dự kiến sẽ có lãi ít nhất 30 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì chỉ mong hòa vốn.
Hoa cắt ở vườn được công nhân đóng gói để chuyển đi các tỉnh.
Dịch bệnh đã tác động tiêu cực tới tâm lý người dân và thị trường tiêu thụ. Hiện tại, hoa cúc đóa lưới và cúc chùm tại vườn có giá dao động từ 800 đồng đến 1.400 đồng/cành. Nếu hoa cúc chất lượng xấu, cây nhiễm bệnh, thương lái sẽ không mua, người trồng hoa chỉ còn cách nhổ bỏ tiêu hủy.
Ông Phạm Minh Khang, Giám đốc một doanh nghiệp chuyên thu mua, vận chuyển hoa Đà Lạt đi tiêu thụ trong và ngoài nước cho biết, từ đầu tháng 2/2020 đến nay, các đầu mối chuyên nhập hoa từ doanh nghiệp giảm từ 70 - 80% sản lượng, tương ứng với đó là số lượng tiêu thụ hoa trên thị trường cũng giảm mạnh.
Tiêu thụ hoa giảm nên số lượng hoa phải trữ tại kho lạnh khá nhiều
Đây là doanh nghiệp có tỉ lệ hoa xuất đi thị trường Lào và Campuchia chiếm tới 50%. Tuy nhiên do dịch bệnh ngày càng phức tạp nên không thể xuất hoa sang hai nước này tiêu thụ.
"Do thị trường tiêu thụ chậm, lượng hoa tồn đọng trong kho lạnh khá nhiều. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì cơn khủng hoảng về giá hoa sẽ vẫn còn duy trì!..", ông Phạm Minh Khang nhận định.
Vũ Linh
Nông dân Đà Lạt xót xa nhổ bỏ cả cánh đồng hoa cúc vì bán chẳng ai mua Ảnh hưởng bởi dịch Covid-2019, nhiều nhà vườn tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng buộc phải nhổ bỏ cả vườn hoa, rau vì giá xuống quá thấp. Ngày 17-3, phóng viên ghi nhận tại các làng hoa Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông và ở các phường 7, 8, 10, 11 của TP Đà Lạt, nông dân canh tác rau, hoa các...