Vaccine COVID-19 có thể bảo vệ chúng ta trong bao lâu?
Câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện này là vaccine COVID-19 sẽ bảo vệ chúng ta trong bao lâu.
Theo WHO, vì vaccine COVID-19 mới bắt đầu được cấp phép đưa vào sử dụng trong vài tháng qua, nên còn quá sớm để biết khả năng bảo vệ của vaccine kéo dài bao lâu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 6 cho thấy, vaccine Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA có thể chống lại COVID-19 trong nhiều năm nếu virus không đột biến đáng kể. Thậm chí với các trường hợp từng mắc COVID-19 và tiêm vaccine, khả năng miễn dịch có thể tồn tại suốt đời.
Vaccine Pfizer có thể sẽ bảo vệ chống lại COVID-19 trong nhiều năm. (Ảnh: Reuters)
Nhóm nghiên cứu khẳng định những người tiêm vaccine Pfizer và Moderna không cần phải tiêm nhắc lại, trừ các trường hợp miễn dịch yếu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
“Vì vaccine đi sâu vào hệ thống miễn dịch và tạo ra các kháng thể này cũng như dạy chúng ta cách tạo những kháng thể nên nó sẽ tồn tại lâu dài”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Suman Radhakrishna tới từ Trung tâm Y tế Dignity Health California (Mỹ) cho biết.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, miễn dịch do vaccine cung cấp tốt hơn khả năng miễn dịch có được với các trường hợp từng mắc COVID-19. Nguyên nhân là bởi vaccine giúp chống lại các biến thể tốt hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng với việc các biến thể COVID-19 mới xuất hiện, cần nghiên cứu thêm để đưa ra các kết luận mới. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu lưu ý mọi người nên hoàn thành nghĩa vụ của mình là tiêm vaccine, vì điều đó sẽ phần nào giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới.
Luyện tâm, luyện thể giữ cân bằng giữa đại dịch
COVID-19 gây cho đời sống của tất cả chúng ta ít nhiều sự xáo trộn trong công việc, học tập, lao đông, sinh hoạt, kế hoạch dự định...là nguyên nhân của nhiều mối căng thẳng cho các thành phần trong xã hội.
Đã có nhiều lời khuyên dưới nhiều góc độ khác nhau từ các chuyên gia để giúp cải thiện sự căng thẳng giai đoạn này.
Xin được chia sẻ thêm về những liệu pháp giảm căng thẳng của Y học cổ truyền, là những phương pháp giúp chúng ta giảm căng thẳng, giải tỏa bức xúc không chỉ cho giai đoạn khó khăn này mà còn có thể ứng dụng cho những giai đoạn về sau theo suốt cuộc sống của mỗi người để đối phó với bất kỳ sự căng thẳng nào. Y học cổ truyền có các bài tập không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng cảm xúc, hay nói cách khác là cân bằng tâm - thể vì theo YHCT quan niệm người khỏe là" cân bằng âm dương" cụ thể " khí huyết lưu thông (Thể), tinh thần thoải mái (Tâm) đó là sức khỏe".
Luyên tâm (tâm thần, tâm lý,..)
Chú ý Tâm người lúc nào cũng động (dương) thông qua ngũ quan (mắt, mũi, tai, lưỡi, da) nên luyện thần thì luyện tĩnh ( âm) gồm luyện thư giãn, luyện thiền, luyện cách nhìn về cuộc sống. .
Luyện thư giãn: Để ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, hãy luyện thư giãn. Phép thư giãn, nghĩa là phương pháp bảo vệ vỏ não, chống lại cách làm việc quá căng thẳng của vỏ não để phòng chống stress, và suy nhược thần kinh. Nếu chúng ta có thể chủ động về thần kinh của mình bằng cách điều khiển các cơ đừng căng nữa mà buông xuôi, tập ý nghĩ tập trung vào thư giãn, từ từ quá trình ức chế sẽ mạnh lên và các bệnh thần kinh sẽ được giải quyết. Thư nghĩa là thư thái, trong người lúc nào cũng thư thái. Giãn nghĩa là nới ra, giãn ra. Nếu phần gốc trung tâm là vỏ não thư thái, thì ở phần ngọn là các cơ vân và cơ trơn sẽ giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái.. Kỹ thuật thực hiện thư giãn:
Chuẩn bị: Nằm che mắt, nơi yên tĩnh.
Động tác: 3 bước
Bước 1: Ức chế ngũ quan ( nằm che mắt, nơi yên tĩnh,quần áo thoáng...)
Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên. Ta có thể tự kỷ ám thị để giúp thêm cho sự thư giãn: "tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm".
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ... giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Có thể đi vào giấc ngủ.
Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí
Luyện Thiền: Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí, không cho đầu óc chúng ta suy nghĩ lan man mà có chủ đích, để lòng trống không, tâm phẳng lặng không lo sợ, mong cầu điều gì, không để cho những vấn đề lo buồn ảnh hưởng, tác động tới tâm trí. Hay nói cách khác Thiền là một tập hợp các hình thức trạng thái tâm thần để trải nghiệm quá trình nhận thức hoặc ý thức cao hơn thực tại.
Thái độ tâm thần trong cuộc sống: " người vui thì thì cảnh cũng vui" " cảnh tùy tâm chuyển" hay " giữa dòng đời ngược xuôi tấp nập, ta chợt nghe lòng giây phút thảnh thơi"
Có nhưng sự việc, hoàn cảnh không thay đổi được nhưng có cái thay đổi được đó là ta có cái nhìn về cuộc sống tích cực, sóng gió sẽ qua đi cho bình yên trởi lại cuộc sống này. Nếu có cái nhìn tích cực, lạc quan thì cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luyện thể ( thể xác, thân thể)
Khí huyết lúc nào cũng có khung hướng tĩnh (âm) sẽ gây ra ứ tắc gây nên đau, liệt hoặc rối loạn chức năng cơ thể nên phải luyện tập khí huyết lúc nào cũng động (dương) để khí huyết phải lưu thông thì cơ thể khỏe. có thể tập các tư thế nằm, ngồi đứng. tùy thời gian. Nên nhớ ngày tập 3 lần mỗi lần 30 phút: sáng tập 30 phút: Tập nằm-> ngồi ->đứng. Trưa thư giãn 30 phút. Chiều tập 30 phút: đứng-> ngồi -> năm, thư giãn ngủ. không cần tập nhiều chỉ cần tập đều và từng bước nâng mức độ khó của động tác giúp cơ thể thích nghi với mọi khó khăn cuộc sống.
Trà tâm sen có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu...
Thực dưỡng: Món ăn thức uống nên sử dụng giúp dưỡng tâm an thần: Trà tâm sen: với công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu... mà thường được dùng để trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Tâm sen có vị đắng thanh nhẹ nhờ đó giúp ổn định trạng thái tinh thần, giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.Trái dâu tằm (tang thầm) cũng giúp trị mất ngủ: sử dụng dưới dạng sinh tố, dầm sữa chua,....Củ sen cũng có tác dụng dưỡng tâm an thần, có thể dùng củ sen nấu canh (hầm xương, nấu với thịt bằm) hoặc nấu chè. Nhãn nhục: trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên. Nhãn nhục thường được nấu với hạt sen và táo đỏ. Những nguyên liệu này đều có tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt. Nó có thể dùng để hỗ trợ cho người có trí nhớ kém và người thường xuyên mất ngủ.
Để cải thiện stress hay căng thẳng thần kinh nhất là giai đoạn có dịch cần kết hợp thêm sinh hoạt điều độ, ăn uống cân bằng, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thể chất hợp lý. Phương pháp thư giãn, thiền, thái độ tâm thần trong cuộc sống, tập luyện hiệu quả và các món ăn đa dạng phong phú, uống đủ nước giúp chúng ta chủ động đối phó với sự căng thẳng ảnh hưởng thể xác, tinh thần. Sự căng thẳng là khác nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh, mỗi bệnh tật. Do đó khi cảm thấy vấn đề căng thẳng của mình hoặc người thân không thuyên giảm hoặc có chiều hướng gia tăng ngày càng nặng thêm thì cần khám, tư vấn, điều trị chuyên khoa giúp cơ thể thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống Tâm Thể
Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi- Nguy cơ đến từ COVID-19 Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, ngay cả khi bị mắc COVID-19 nhẹ, những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính. Mặc dù người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do nhiễm COVID-19, nhưng kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy...