Vắc-xin sởi-quai bị-rubella giúp chống lại các biến chứng của virus corona?
Theo các nhà khoa học, vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) có thể bảo vệ chống lại bệnh Covid-19 nặng.
Nước Anh đang cố gắng phát triển vắc-xin virus corona, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết cố gắng tăng cường mức độ bảo vệ bằng một vắc-xin có sẵn có thể giúp tiết kiệm thời gian
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết vắc-xin MMR có tác dụng bảo vệ vì virus rubella có cấu trúc tương tự SARS-CoV-2.
Họ cũng chỉ ra rằng những người trung niên và cao tuổi ít được tiêm vắc-xin – được giới thiệu vào những năm 1960 – và cũng có nguy cơ cao nhất do virus corona.
Và xét nghiệm máu được thực hiện tại bệnh viện NHS cho thấy những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng có vẻ đã phát triển phản ứng miễn dịch “không đặc hiệu” cũng bảo vệ họ khỏi rubella.
Nhóm nghiên cứu không có bằng chứng cho thấy vắc-xin MMR có bất kỳ tác động nào đối với bệnh nhân Covid-19 nhưng cho rằng “cần có một nghiên cứu”.
Nghiên này được đưa ra sau khi chính phủ Anh tuyên bố nước này sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin virus corona đầu tiên vào cuối tuần này.
Trong bài báo được xuất bản trực tuyến chưa có bình duyệt, các nhà nghiên cứu Cambridge nói: “Chúng tôi cho rằng vắc-xin MMR sẽ không ngăn ngừa được nhiễm Covid-19 nhưng có khả năng làm giảm hậu quả xấu”.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là GS Robin Franklin và TS Yorgo Modis, cho rằng sự tương đồng về cấu trúc giữa virus corona và rubella có thể là một cơ chế giúp vắc-xin có tác dụng bảo vệ.
Khi phân tích hai virus này, họ thấy chúng giống nhau 29% và có “sự tương đồng đã biết” giữa virus corona và virus paramyxo, mà rubella là một tuýp.
Vì thế, người có kháng thể chống lại rubella cũng có thể phần nào kháng lại Covid-19.
Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể buộc phải hình thành kháng thể nhắm vào một virus này nhưng cũng có thể bám vào một virus khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết các phân tử trên virus corona đã được thấy là gắn với các kháng thể rubella trong các nghiên cứu trước đây.
Video đang HOT
Trong một nỗ lực để tiếp tục củng cố đề xuất của mình, các nhà khoa học đã chuyển sang nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng và tử vong do Covid-19.
Vắc-xin MMR hiện được tiêm thường quy cho trẻ em ở Anh và khoảng 92% trẻ em nước này hiện được tiêm liều đầu tiên trước ngày sinh nhật thứ hai.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng khác nhau trên khắp thế giới và MMR là một trong những vắc-xin gây tranh cãi nhất trong cộng đồng những người bài vắc-xin sau khi một nhà khoa học tuyên bố sai lầm rằng nó có liên quan đến bệnh tự kỷ.
MMR được giới thiệu vào năm 1963 tại Anh và những người sinh ra trước đó có thể được tiêm vắc-xin riêng cho ba bệnh hoặc không tiêm.
Những người sinh ra trước thời điểm này – trên 55 tuổi – là nhóm tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do virus corona, và cũng có thể được cho là có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
Ví dụ, ở Anh và xứ Wales, số liệu cho thấy 87% số người chết vì virus corona là trên 65 tuổi.
Tổng cộng có 10.809 người trong số 12.380 nạn nhân được ghi nhận tính đến ngày 10 tháng 4 là quá độ tuổi này và 60% nạn nhân là nam giới.
Họ chỉ ra rằng xu hướng nam giới lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất nếu bị nhiễm virus coronavirus có thể được thấy ở Đức, Tây Ban Nha và Ý.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nam giới lớn tuổi ít có miễn dịch với rubella hơn các nhóm khác.
Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi nhận ra rằng những dữ liệu này, ở giai đoạn này, sơ bộ và có một số hạn chế …
“Tuy nhiên, người già và nam giới dễ tử vong vì Covid-19 hơn, và ít dương tính về miễn dịch đặc hiệu rubella hơn, dựa trên các chương trình tiêm chủng lịch sử của cả ba quốc gia được xem xét trong nghiên cứu này.
“Để kết luận liệu tiêm vắc-xin MMR có thể cải thiện hậu quả nhiễm Covid-19 hay không, cần có một nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên cá thể để so sánh trạng thái miễn dịch MMR trong quần thể bị ảnh hưởng”.
Trong một nỗ lực thứ ba để lý giải cho giả thuyết này, GS Franklin và TS Modis cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu các mẫu máu từ các bệnh nhân nhiễm virus corona ở Anh.
Sử dụng mẫu từ các bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Luton và Dunstable, họ đã tìm kiếm các dấu hiệu miễn dịch rubella ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và vừa.
Nếu giả thuyết là chính xác, các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ thấy mức độ miễn dịch cao hơn ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hơn sau khi hồi phục – và đúng là như vậy.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các kháng thể mà bệnh nhân hình thành trong trận chiến chống lại Covid-19 phù hợp với kháng thể rubella, có thể chứng minh giả thuyết theo chiều ngược lại – rằng nhiễm virus corona có thể bảo vệ chống lại rubella và ngược lại.
“Tuy chúng tôi chấp nhận rằng xu hướng này có thể đại diện cho tác dụng bảo vệ trước nhiễm trùng đối với nhiễm rubella, song không thể khẳng định điều này”, nhóm nghiên cứu viết.
Nhóm nghiên cứu kết luận: “Khi kết hợp với nhau, dữ liệu sơ bộ của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng tiêm vắc-xin rubella có thể bảo vệ chống lại hậu quả xấu trong nhiễm Covid-19.
“Để xác định xem có việc tiêm vắc-xin MMR có tác động tiềm tàng hay không, cần phải biết tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
“Nếu có mối liên quan, chúng tôi đề xuất rằng tiêm vắc-xin cho nhóm tuổi “có nguy cơ” bằng vắc-xin MMR nên được coi là biện pháp can thiệp phù hợp và an toàn vào lúc này.
“Chế tạo vắc-xin SARS-CoV-2 sẽ rất khó khăn và có thể cần thời gian mà chúng ta đơn giản là không thể có được.
“Trong khi đó, một số trợ giúp có thể sẵn sàng ngay lập tức cho những người có nhu cầu lớn nhất”.
Nước Anh bắt đầu thử nghiệm vắc-xin trên người
Một vắc-xin Covid-19 do Đại học Oxford phát triển sẽ được thử nghiệm trên người ở Anh.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm nay cho biết ông đang “ném mọi thứ” vào nỗ lực của Anh để phát triển vắc-xin đầu tiên trên thế giới.
Chính phủ sẽ cung cấp cho các nhà khoa học thêm 20 triệu bảng Anh để hỗ trợ cho các thử nghiệm của họ, ông Hancock nói, và thêm 22,5 triệu bảng cho một dự án tại Imperial College London.
Vắc-xin Oxford, được gọi là ChAdOx1 nCoV-19 sẽ được thử nghiệm trên tới 510 người trong nhóm 1.112 người tuổi từ 18 đến 55. Thử nghiệm đang tuyển tình nguyện viên ở London, Bristol, Oxford và Southampton.
Đây là loại vắc-xin đầu tiên do Anh sản xuất được đưa vào thử nghiệm thực tế và mang theo hy vọng to lớn rằng nó sẽ cung cấp chìa khóa để thoát khỏi tình trạng phong tỏa và dập tắt Covid-19.
Virus hiện đã lây nhiễm cho hơn 125.000 người và giết chết 17.339 ở Anh và Anh đang trở thành một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất trên thế giới.
Bộ trưởng Hancock cho biết việc phát triển vắc-xin là một “ngành khoa học không chắc chắn” thường mất nhiều năm nhưng khả năng sản xuất sẽ được tăng cường trong trường hợp vắc xin thành công và phù hợp để sử dụng trong cộng đồng.
Thử nghiệm sẽ kéo dài sáu tháng và chỉ giới hạn ở một số ít người để các nhà khoa học có thể đánh giá liệu nó có an toàn và hiệu quả hay không mà không cần sử dụng quá nhiều nguồn lực – mỗi bệnh nhân sẽ phải tái khám từ 4 đến 11 lần sau khi tiêm – và không có nguy cơ số lượng lớn người bị ảnh hưởng xấu nếu có sự cố.
Cẩm Tú
Dịch sởi có nguy cơ bùng phát vì COVID-19
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng dịch sởi có thể bùng phát trở lại do gián đoạn tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine MMR bị gián đoạn tại một số quốc gia do dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết 117 triệu trẻ em tại 37 quốc gia có thể không được tiêm vaccine sởi đúng thời điểm.
Theo đài BBC (Anh), từng có đợt bùng phát lớn tại một số quốc gia châu Âu - nơi tỷ lệ tiêm vaccine MMR (quai bị, sởi và rubella) thấp. Năm 2019, Anh còn mất danh hiệu quốc gia không có bệnh sởi.
Các triệu chứng của sởi là ho, sốt và mẩn đỏ. Căn bệnh này có thể được phòng ngừa nhờ hai liều vaccine MMR.
Sởi là bệnh dễ lây nhiễm. Tình trạng giảm tiêm vaccine có thể khiến bệnh dễ lây lan hơn.
Có 24 quốc gia đang phải đối mặt với dịch sở bùng phát nhưng đã quyết định hoãn tiêm vaccine do COVID-19 như Bangladesh, Brazil, Ukraine, Uzbekistan...
UNICEF nhấn mạnh: "Nếu lựa chọn khó khăn là phải dừng tiêm vaccine do COVID-19 lây lan thì chúng tôi khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên tăng cường nỗ lực tìm những em nhỏ chưa được tiêm vaccine để các em được tiêm sớm nhất có thể".
Người phát ngôn của UNICEF, bà Joanna Rea nhấn mạnh: "Gián đoạn dịch vụ tiêm vaccine sẽ gia tăng nguy cơ trẻ em nhiễm căn bệnh này, tăng áp lực lên dịch vụ y tế quốc gia và gây nguy cơ xảy ra đại dịch truyền nhiễm thứ hai".
Tính đến 15/4, trên toàn thế giới ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm và 126.725 trường tử vong vì COVID-19.
Hà Linh
Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019. Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D Cụ thể, tổng số...