Uy lực pháo tự hành Nga vừa nâng cấp cho Belarus
Công ty Uraltransmash trực thuộc Tập đoàn Rostec của Nga những ngày gần đây cho biết, họ đã hoàn tất việc nâng cấp pháo tự hành 2S3 cho Belarus.
“Công ty Uraltransmash đã hoàn tất việc nâng cấp pháo 2S3M ‘Akatsiya’ theo hợp đồng ký kết trong giai đoạn 2020-2021 với Bộ Quốc phòng Belarus. Tất cả các khí tài đã được bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn”, hãng tin TASS dẫn thông cáo báo chí của Uraltransmash nêu rõ.
Pháo tự hành 2S3. Ảnh: Military Today
2S3 ‘Akatsiya’, tên khác là SO-152, là pháo tự hành được Liên Xô chế tạo và đưa vào trang bị trong những năm đầu thập niên 1970. 2S3 có khối lượng 28 tấn; chiều dài 8,4m tính cả nòng. Khả năng nâng góc nòng của 2S3 nằm trong khoảng -4 đến 60 độ, và kíp vận hành sẽ cần 4 binh sĩ. Tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút.
Xe được trang bị một động cơ diesel V-59 với sức kéo 520 mã lực. Nhờ vậy, 2S3 có thể di chuyển với vận tốc 63 km/h trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động lên tới 500km.
Binh sĩ Liên Xô tiến hành nạp đạn cho 2S3. Ảnh: Military Today
Theo các nguồn quân sự Nga, 2S3 sử dụng loại đạn 152,4mm D-22 howitzer L/27 có tầm bắn tối đa lên tới 18,5km. Với đạn tăng tầm, khả năng tác chiến của 2S3 sẽ được nâng lên 24km. Ngoài ra, xe còn được trang bị một súng máy PKT sử dụng cỡ đạn 7,62 x 54mmR với cơ số 1.500 viên, để chống lại bộ binh đối phương.
Trong cuộc chiến Afghanistan thập niên 1980, 2S3 đã chứng minh được tính hiệu quả trong lúc tác chiến cũng như sự bền bỉ khi hoạt động tốt ở môi trường khắc nghiệt.
“Vụ nổ do các quả đạn nổ mảnh của 2S3 đã gây ra những lỗ thủng lớn trên các bức tường, giúp các xe tăng và xe chiến đấu bộ binh có thể vượt qua mà không gặp trở ngại”, tờ Russia Beyond dẫn lời cựu binh Anatoly Grigoryev kể về uy lực của pháo 2S3 trong trận chiến ở tỉnh Baghlan, Afghanistan hồi tháng 4/1987.
Video: Ruptly
Lính dù Nga tử nạn khi cố cứu đồng đội
Một binh sĩ Nga cố gắng bung dù dự phòng để cứu bản thân và đồng đội gặp sự cố nhưng không thành công, cả hai người đều thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay xác nhận một sự cố bi thảm đã xảy ra trong đợt diễn tập nhảy dù giữa quân đội nước này với Belarus trên thao trường gần thành phố Grodno, miền tây Belarus ngày 12/11, khiến hai quân nhân tử nạn.
"Gió giật mạnh gần mặt đất làm xẹp dù của hai binh sĩ tham gia diễn tập, khiến họ rơi tự do. Một người đã cố mở dù dự phòng để hãm tốc độ rơi của cả hai nhưng không thành công. Cả hai quân nhân đã thiệt mạng do vết thương quá nặng, bất chấp nỗ lực cứu chữa", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Quân đội Nga cho biết đang điều tra sự việc, thêm rằng cả hai quân nhân thiệt mạng đều là những huấn luyện viên nhảy dù có trình độ cao.
Lính dù Nga đổ bộ từ vận tải cơ trong cuộc tập trận Zapad 2021 ở Belarus hồi tháng 9. Ảnh: BQP Nga.
Bộ Quốc phòng Belarus hôm 12/11 thông báo nhóm tác chiến chung cấp tiểu đoàn gồm lính đổ bộ đường không của nước này và Nga tham gia diễn tập tại thao trường Gozhsky, cho biết sự kiện được tổ chức do "hoạt động tăng hiện diện quân sự" của Ba Lan gần biên giới với Belarus.
Ba Lan tuần này triển khai 15.000 lính đến biên giới giáp Belarus nhằm ngăn chặn hàng nghìn người di cư từ Trung Đông tìm cách tiến vào Ba Lan xin tị nạn. Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Belarus khuyến khích người di cư vượt biên vào khối thông qua ngả Ba Lan nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Minsk.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhiều lần phủ nhận cáo buộc tạo ra một cuộc khủng hoảng di cư với Ba Lan, đồng thời đổ lỗi cho phương Tây về tình trạng vượt biên và cách đối xử với người di cư.
Belarus có thể chứa vũ khí hạt nhân theo đề xuất sửa đổi hiến pháp Belarus vừa công bố những đề xuất sửa đổi hiến pháp mở ra khả năng chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong cuộc duyệt binh tại Nga. Ảnh REUTERS Belarus ngày 27.12 đăng tải những đề xuất sửa đổi hiến pháp trên website chính phủ, trong đó có đề xuất mở...