Ưu tiên giám sát giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm, y tế
Tổng Cục QLTT cho biết, sẽ xử lý nghiêm đối tượng đẩy giá bất hợp lý của các mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong mùa dịch Covid-19.
Gạo cũng “sốt” bởi nhiều người mua tích trữ và đang có dấu hiệu tăng giá…
Trao đổi với PV Báo Giao thông , ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, sáng 7/3, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội xảy ra hiện tượng người dân tập trung đông người để mua thực phẩm dự trữ sau khi thông tin ca nhiễm virut Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội được xác nhận.
“Qua công tác giám sát, nếu phát hiện việc đầu cơ tích trữ, nâng giá bất hợp lý, tranh thủ dịch bệnh như khẩu trang sẽ xử lý nghiêm”, ông Linh nói.
Ngoài ra, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng, Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và phối hợp phòng chống dịch bệnh, bình ổn thị trường.
Video đang HOT
Hàng thịt lợn sạch bong ngay từ sáng sớm 7/3.
Cụ thể, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế.. sẽ được ưu tiên giám sát.
Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo: “Hiện, việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt, sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng”.
Theo báo giao thông
Mùng 4 Tết: Rau xanh, thủy hải sản tại Hà Nội tăng giá mạnh
Giá bán thực phẩm trong những ngày Tết cao hơn so với dịp sát Tết khoảng 10% và tăng so với ngày thường khoảng 30-50%, thậm chí có một số mặt hàng giá cao hơn gấp đôi.
Các loại thực phẩm được bày bán đã khá đa dạng và đầy đủ trong ngày mùng 4 Tết.
Trong ngày mùng 4 Tết (29/1), hoạt động mua bán hàng hóa đã bắt đầu sôi động hơn. Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, tiểu thương đã bắt đầu bán hàng trở lại phục vụ người dân.
Theo khảo sát của phóng viên tại các chợ Hôm Đức Viên, Đồng Xa, Thành Công, Ngã Tư Sở... sức mua chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thịt bò, thủy hải sản. Giá bán trong những ngày Tết cao hơn so với dịp sát Tết khoảng 10% và cao hơn so với ngày thường khoảng 30-50%, thậm chí có một số mặt hàng giá cao hơn gấp đôi.
Tại chợ Hôm Đức Viên, lượng khách hàng tới mua sắm đã khá nhộn nhịp và giá thực phẩm cũng khá cao. Giá một số loại rau xanh tăng giá mạnh, cao nhất là rau muống giá 40.000 đồng/mớ, súp lơ 30.000 đồng/cây, cải cúc 20.000 đồng/mớ, nấm kim châm, nấm hải sản, nấm sò 25.000-30.000 đồng/gói 200g, tăng gấp đôi so với ngày thường. Cua đồng cũng tăng giá 350.000 đồng/kg.
Giá rau xanh tăng gấp đôi so với ngày thường. (Ảnh: PV/Vietnam )
Lý giải nguyên nhân tăng giá mạnh, một số tiểu thương cho biết do nhu cầu liên hoan tân niên nên các loại nấm, rau xanh thường rất đắt khách vào dịp này, trong khi đó các cửa hàng vẫn chưa mở cửa nhiều nên người tiêu dùng phải mua đắt hơn gấp đôi. Các loại rau trước Tết được mua nhiều như bắp cải, su hào, cà chua... tăng giá ít hơn, chỉ khoảng 30-50%.
Chị Nguyễn Thu Hường, một tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ Ngã Tư Sở, cho biết do thời tiết rét và mưa lớn trong các ngày 24, 25/1 (ngày 30 và mùng 1 Tết Nguyên đán) vừa qua nên nguồn cung khan hiếm, giá rau củ quả bán Tết tăng khoảng gấp đôi so với những ngày thường.
Tại các chợ Đồng Xa, Thành Công, Ngã Tư Sở, hải sản đã bắt đầu có bán nhưng giá cũng tăng cao, giá tôm sú loại to 15-18 con/kg lên tới 600.000-650.000 đồng/kg, tôm sú khoảng loại 30 con/kg có giá từ 450.000-520.000 đồng/kg, tôm biển khoảng 380.000-450.000 đồng/kg, tăng 40.000- 60.000 đồng/kg so với dịp trước Tết và tăng từ 50.000-100.000 đồng/kg so với ngày thường.
Thịt cá bày bán tại các chợ chủ yếu là thịt bò, cá trắm, cá chép với mức giá tăng khoảng 30.000-40.000 đồng/kg so với trước Tết. Theo đó, cá trắm có giá 120.000-140.000 đồng/kg, cá chép khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, thịt bò khoảng 300.000-320.000 đồng/kg.
Các loại thủy hải sản bán đắt hàng trong những ngày Tết. (Ảnh: PV/Vietnam )
Chị Vũ Thùy Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Mua hàng mấy ngày Tết giá đắt gấp đôi như xương cục 200.000 đồng/kg hay cua đồng, sườn non 250.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% nhưng vẫn phải chấp nhận vì chưa có nhiều người đi bán hàng sớm."
Ngoài rau xanh, thịt, thủy hải sản thì giá đậu phụ cũng tăng lên 10.000 đồng/2 bìa dù trước Tết là 10.000 đồng/4 bìa, bún cũng tăng lên 20.000 đồng/kg thay vì 10.000-15.000 đồng/kg. Hoa quả cũng bắt đầu bày bán phục vụ việc đi lễ đầu năm với mức giá tăng khoảng 10-20% so với trước Tết.
Năm nay, một số siêu thị mở cửa xuyên Tết như AeonMall, Circle K..., một số siêu thị lại khai trương sớm, từ sáng ngày mùng 2 Tết (27/1) như Big C, Saigon Co.op nên đã phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nên giá cả thực phẩm thị trường sẽ ổn định nhanh hơn.
Các tiểu thương cũng dự báo từ mùng 6 Tết, khi mọi người trở lại kinh doanh thì nguồn cung thực phẩm dồi dào, giá cả sẽ giảm dần nhưng phải sau Rằm tháng Giêng mới có thể ổn định./.
Theo viet nam plus
Tết buồn của tiểu thương Nhiều chủ cửa hàng quần áo, thực phẩm cho biết, doanh số mùa Tết giảm một nửa so với năm ngoái. Lần đầu tiên trong 10 năm mở cửa hàng quần áo, mùa Tết năm nay chị Hạnh trên đường Thống Nhất (Gò Vấp, TP HCM) phải trưng biển "sale 50%". "Nếu năm ngoái, hàng mới về đến đâu được khách online và...